Bắt đầu ngày ( 06/06/2022) hơn 3.300 nhân viên tại 70 công ty ở Anh bắt đầu cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần. Đây là cuộc thử nghiệm có quy mô lớn nhất thế giới.
Chương trình thí điểm kéo dài 6 tháng này được tổ chức 4 Day Week Global kết hợp với đơn vị tư vấn Autonomy cùng các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge, Đại học Oxford và Đại học Boston tiến hành.
Chương trình này dựa theo mô hình 100:80:100, tức người tham gia được nhận 100% lương cho 80% thời gian làm việc, đổi lại họ cam kết duy trì 100% năng suất.
Điều này nói lên 2 yếu tố quan trọng là chất lượng cuộc sống của nhân viên và công suất hay hiệu quả công việc của họ. 2 yếu tố này không chỉ giúp cho công ty mà cho cả xã hội.
Tại Anh, Đảng Lao động tuyên bố sẽ áp dụng 4 ngày trong tuần làm chính sách chính thức của đảng nếu được đắc cử nhưng họ đã không thành công trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019. Nhiều người Anh đã lo lắng rằng tuần làm việc 4 ngày sẽ bị hủy bỏ.
Nhật Bản là quốc gia bị chỉ trích là để xảy ra nhiều hiện tượng “Chết do làm việc quá sức”. Báo chí Nhật dùng từ ngữ “Karoshi”, có âm Hán là “Quá Lao Tử” ( viết là: 過労死), được dịch ra tiếng Anh là “overwork death”, để diễn tả hiện tượng này. Từ ngữ này đã trở thành từ ngữ quốc tế để nói đến một căn bệnh đặc thù, phát sinh đầu tiên ở Nhật Bản và đang lan rộng tới các nước như Nam Hàn, Đài Loan và Trung Quốc.
Hiện tượng này thường thấy ở những nước vừa bắt đầu phát triển mạnh, khá phổ biến ở các khu vực khác của châu Á, nơi mà nhiều người còn đang mãi mê ham muốn chạy theo nhu cầu về vật chất, quên đi hạnh phúc cá nhân ? . Dưa trên dữ liệu của WHO, trong năm 2016 đã có đến 745.194 trường hợp tử vong trên toàn thế giới là do thời gian làm việc quá dài. Không biết ở Việt Nam mình đã có xảy ra hiện tượng này chưa?
Trong khi số người tự sát do làm việc quá sức vẫn còn cao , hơn 500 người Nhật chết hàng năm. Trung bình, người Nhật làm thêm 60 tiếng mỗi tháng, chính phủ Nhật cho biết nếu làm thêm 80 tiếng có thể dẫn đến Karoshi. Vào năm 2021, số giờ làm việc trung bình của người lao động ở Nhật Bản là khoảng 136 giờ mỗi tháng. Số giờ làm việc trung bình tăng nhẹ so với mức thấp kỷ lục khoảng 135 giờ trong năm trước.
Công ty Microsoft Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày vào mùa hè năm 2019, cho phép người lao động nghỉ phép có lương vào các ngày thứ Sáu. Đồng thời, nó cắt giảm thời lượng của hầu hết các cuộc họp từ một giờ xuống còn nửa giờ và giới hạn sự tham gia của năm nhân viên. Trong thời gian thử nghiệm, công ty đã báo cáo đã giảm được 23% chi phí điện. Doanh thu trên mỗi nhân viên tăng 40 phần trăm trong cùng kỳ năm ngoái.]
Hướng dẫn chính sách kinh tế hàng năm năm 2021 của chính phủ Nhật Bản khuyến nghị các công ty cho phép người lao động của họ chọn làm việc bốn ngày trong tuần, như một phần của sáng kiến nhằm cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống ở nước này. Tuy nhiên, có bao nhiêu công ty Nhật thực hiện được việc này .
Nhiệm vụ của chính phủ không chỉ là tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn phải biết cách ngăn chặn việc lạm dụng, bóc lột sức lao động của các công ty vô lương tâm, buộc họ phải tuân thủ luật bảo hộ lao động và có những chính sách hỗ trợ cho nhu cầu cuộc sống của người dân lao động.
Một quốc gia văn minh và giàu mạnh không chỉ được xét đến GDP của nước đó mà phải xét đến chỉ số hạnh phúc và năng suất lao động của người lao động của quốc gia đó ?
Montreal, ngày 6/6/2022
Ngô Khôn Trí
Không có nhận xét nào