(Introducing a new regional plan for the Mekong Delta)
Royal HaskoningDHV – Bình Yên Đông lược dịch
NextBlue – June 21, 2022
Vùng cực nam của Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – là một vùng chiến lược cao. Nó là nơi cư trú của 17 triệu người, chứa một phần lớn cửa sông Mekong, với bờ biển dài trên 700 km từ biên giới Cambodia đến khu đô thị lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh. ĐBSCL, được biết như ‘vựa lúa’ của Việt Nam, là một trong những vùng được canh tác rộng rãi và trù phú nhất ở Á Châu.
Từ năm 2019, Royal HaskoningDHV cầm đầu việc phát triển Kế hoạch Kết hợp Khu vực ĐBSCL (Mekong Delta Integrated Regional Plan (MDIRP)) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở Việt Nam. Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, MDRIP là kế hoạch đầu tiên như thế được soạn thảo dưới Luật Quy hoạch 2017 bao gồm một cơ chế để cải thiện việc phối hợp quy hoạch tỉnh và thành phần ở cấp khu vực.
Thúc đẩy sức chịu đựng cho ĐBSCL. [Ảnh: Royal HaskoningDHV]
Quy hoạch cho ĐBSCL rất phức tạp. Vùng rất phì nhiêu và là nơi sản xuất và xuất cảng lúa, trái cây, cá và các sản phẩm nuôi cá lớn nhất khu vực, nhưng GDP cho mỗi đầu người thấp hơn trung bình của quốc gia. Các chánh sách an ninh lương thực cho lúa gạo đã đóng góp vào sự tự tin của quốc gia nhưng giới hạn việc sản xuất hoa màu có giá trị cao hơn và hạn chế lợi tức tiềm tàng của nông dân.
Ảnh hưởng đang gia tăng từ thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu gây ra bất định gia tăng. Điều nầy được phản ánh trong việc di cư ra khỏi khu vực, nhất là các nhóm trẻ tuổi năng động. Di chuyển từ vùng nông thôn được châm ngòi thêm bởi mức giáo dục thấp, mất cân bằng trong lương bổng địa phương và sự quyến rũ của vùng đô thị với cơ hội công ăn việc làm.
Mặc dù có những chiều hướng nầy, khu vực có tiềm năng lớn lao để cải thiện tư thế kinh tế vì vị trí chiến lược của nó ở Đông Nam Á. Trong khi đó, thành công nông nghiệp đến với cái giá của môi trường, với ô nhiễm các đường nước và bơm nước ngầm rộng rãi gây sụt lún đất.
Nó cũng là vùng có ít rừng nguyên sinh bao phủ; những nơi còn lại, nhất là rừng đước, đang bị áp lực từ sạt lở bờ biển và nới rộng nuôi cá. Các vấn đề khác gồm có xả rác bừa bãi và thi hành quy định yếu kém, thí dụ, khai thác cát trái phép làm sạt lở bờ sông và giảm phù sa.
Đối mặt với đe dọa kép của mực nước biển dâng và nước mặn xâm nhập, gần 50% khu vực có thể nằm dưới mặt biển vào năm 2050.
Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: Rowan Heuvel]
Trong bối cảnh nầy, thiết lập một chiến lược đến năm 2030 – với tầm nhìn đến năm 2050 – với tất cả các bên liên hệ then chốt, là một thách thức lớn lao. Giữa 13 tỉnh và nhiều bộ khác nhau, có nhiều quyết định, kế hoạch, và dự án tiềm tàng phải cứu xét.
Qua Luật Quy hoạch 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với các bộ khác và các bên liên hệ then chốt trong việc soạn thảo MDIRP. Hôi đồng Phối hợp Khu vực ĐBSCL, cầm đầu bởi một Phó Thủ tướng vừa được thiết lập, cho thấy ý định của chánh phủ và giúp tăng cường phối hợp tổ chức trong khu vực.
MDIRP cũng được soạn trong khuôn khổ của Nghị quyết 120 (2017) đề nghị “chủ dộng sống chung với lũ và nước lợ hay nước mặn” và yêu cầu rằng thích ứng thay đổi khí hậu chú trọng đến cải thiện sinh kế và giảm nghèo. Nghị quyết nhấn mạnh đến khái niệm ‘khả năng sống’ và làm thế nào điều đó được thực hiện bởi các dự án đóng góp vào việc phát triển khả chấp dài hạn và tăng trưởng tốt hơn theo 3 trụ cột – kinh tế, xã hội và môi trường – cũng như tăng cường sức chịu đựng khí hậu trong ĐBSCL.
Chiến lược cốt lõi của MDIRP chú trọng đến ‘quản lý thách thức’ và ‘tạo nên giá trị’. Nó nhằm để bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, khuyến khích việc phát triển khu vực cân bằng hơn và cải thiện môi trường. Tầm nhìn tổng quát là “thịnh vượng và giàu có của các cộng đồng, cùng nhau biến những thách thức thành cơ hội, sử dụng và bảo vệ tài nguyên của ĐBSCL”.
Chiến lược dựa trên tiền đề đơn giản và được công nhận rộng rãi là nông nghiệp là thành phần có ưu thế nhất trong khu vực, và rằng hầu hết đất canh tác hiện không được dùng hết so với tiềm năng cho hoa màu có giá trị cao hơn.
Bốn thành phần kết hợp của chiến lược là:
1. Nông nghiệp
Khuyến khích và hỗ trợ việc sản xuất số lượng lớn hơn hoa màu có phẩm chất và trị gíá cao hơn dựa trên sự thích hợp của đất và nước, bằng cách giảm bớt giới hạn sử dụng đất, cung cấp thêm hỗ trợ cho nông dân và khuyến khích cải thiện lề lối canh tác;
2. Trung tâm kỹ nghệ nông nghiệp
Để thu thập và hợp nhất các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản ở địa phương và trên căn bản phân vùng, và để cộng thêm giá trị, qua việc phát triển các trung tâm chế biến, thích hợp nhất ở các trung tâm tỉnh cùng với các dịch vụ và các kỹ nghệ khác;
3. Giao thông
Cải thiện từng giai đoạn đường sá, giao thông thủy nội địa (IWT) và cảng, cũng như yểm trợ khu vực, để hỗ trợ các trung tâm chế biến và để cải thiện tính tiếp cận chung bên trong khu vực để sinh lợi cho các thành phần; và
4. Quản lý nước
Bảo vệ vùng nước ngọt cốt lõi và vùng ven biển, cải thiện phẩm chất nước (nhất là nông nghiệp và nuôi cá), thay đổi khí hậu và thích ứng và quản lý rủi ro thiên tai.
Một chiếc thuyền trên sông Mekong. [Ảnh: Claudette Bleijenberg]
Các thành phần khác chẳng hạn như du lịch sẽ được lợi từ việc cải thiện tính tiếp cận, khuyến khích thêm du khách đến khu vực để ở lâu. Với những điều kiện thuận lợi, nó cũng được dự đoán rằng việc sản xuất điện, nhất là qua năng lượng tái tạo chẳng hạn như gió ngoài biển và mặt trời, sẽ trở nên những nguồn lợi tức và công ăn việc làm quan trọng cho nhiều tỉnh. Trong phần phía đông của khu vực, cũng có tiềm năng để phát triển những loại kỹ nghệ khác, chẳng hạn như vải sợi và điện tử, vì ở gần thành phố Hồ Chí Minh và tiếp cận với đất rẻ hơn.
Sự cần thiết để thích ứng rất cấp bách vì áp lực gia tăng và thịnh vượng của khu vực bị đe dọa. Là môt kết hợp toàn bộ, MDIRP sẽ thiết lập “các cộng đồng thịnh vượng và giàu có, cùng nhau biến thách thức thành cơ hội, sử dụng và bảo vệ tài nguyên của ĐBSCL”.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/06
Không có nhận xét nào