Bốn tên gây rối loạn
Hai cuộc Đại chiến Thế giới (1914-1918) và (1939-1945) do tranh chấp thuộc địa đã lưu lại những hình ảnh dã man của loài người khi đặt quyền lợi bản thân trên quyền sống của con người. Vũ khí, sức mạnh thay cho luật pháp quốc tế và lòng trắc ẩn của từng dân tộc. Họ lao vào chém giết, cấu xé lẫn nhau như loài lang sói, chỉ còn chưa ăn thịt nhau mà thôi.
Lịch sử còn đó, hình ảnh vẫn tô đậm trên các phương tiện truyền thông mà sao có một số người vẫn cứ như đui, như điếc, như mất trí đang muốn lao vào một cuộc tàn sát điên rồ dưới cây gậy chỉ huy của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình; Lãnh đạo Tối cao Triều Cộng Kim Chính Ân, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei.
Trên nhật báo Newsmax ngày 6 tháng 6 năm 2022 đã đăng bài “Weak US Will Bring on Four Horsemen of WW III”, Trung tướng hồi hưu của Mỹ, Blaine Holt tóm tắt: “Bốn tên đồ tể đó đều thù ghét Hệ thống Điều hành Quốc tế hiện tại nên ra sức đánh phá và cố gắng làm cho, hoặc mong chờ Hoa Kỳ suy yếu để khai chiến. Bọn này đang kéo chúng ta vào Thế chiến Thứ III với công nghệ giết người hiện đại khiến cho sự tồn tại của nhân loại cũng rất mong manh”.
Tướng Holt chứng minh “Putin gây chiến ở Châu Âu. Tập chèn ép toàn cầu. Khamenei chạy đua để có được vũ khí hạt nhân và thề tiêu diệt Israel cùng Mỹ. Kim đe dọa Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ”. Chúng sẽ ra tay khi xác định được điểm yếu, đặc biệt tại Mỹ.
Sau năm 1991, Nga, Trung Cộng, Triều Cộng, Iran, gia tăng sức mạnh quân sự, đồng thời tìm mọi điều kiện làm suy yếu uy quyền Hoa Kỳ và các Tổ chức Quốc tế.
Khi Mỹ rục rịch buông tay Việt Nam Cộng Hoà thì Trung Cộng cưỡng đoạt Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) năm 1974.
Dưới thời Obama-Biden, Bắc Kinh đã cưỡng đoạt Bãi cạn Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012. Trung Cộng xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) năm 2014. Năm 2015, Tập Cận Bình cam kết miệng với Tổng thống Obama sẽ không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS) mà thực tế hai Nhóm đảo Paracels và Spratly đã trở thành các cứ điểm quân sự đủ điều kiện để Bắc Kinh thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên SCS. Bắc Kinh gia tăng việc kiểm soát Đường 9 Đoạn (Nine-dash line), chiếm 75% Biển Nam Trung Hoa. Còn 25% dành cho Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam.
Đường 9 Đoạn do Bắc Kinh yêu sách đã bị Phán quyết ngày 12/7/2016 bác bỏ nên Bắc Kinh thai nghén Quần đảo Tứ Sa gồm Đông Sa (Pratas do Đài Loan trấn giữ), Hoàng Sa (Tây Sa do Bắc Kinh trấn giữ), Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield), Trường Sa (Nam Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Đài Loan). Quần đảo Tứ Sa hoàn toàn không phù hợp với các điều khoản trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên không được Cộng đồng Quốc tế chấp nhận. Bắc Kinh đã ký và phê chuẩn UNCLOS. Hoa Thịnh Đốn đã ký UNCLOS, nhưng, Quốc hội Mỹ không phê chuẩn.
Bắc Kinh, có ưu thế vượt trội trên mọi phương diện, so với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, Đài Loan, đang chuẩn bị đối đầu với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) Thường gọi là Biển Đông.
Năm 2008. Putin tấn công Georgia (Gruzia) khi Tổng thống George W. Bush rơi vào “thời gian vịt què” đã chiếm được hai khu tự trị Nam Ossetia và Abkhazia của lân bang. Năm 2014, Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine mà Obama chỉ loại Nga ra khỏi G8 gồm các cường quốc công nghệ thế giới gồm: Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Canada và Nga. Miền Đông Ukraine thuộc khu vực kỹ nghệ và cửa ngõ thông thương với thế giới nên Nga quyết chiếm bằng vũ lực tuyệt đối vì biết Tổng thống Joe Biden sẽ không có gan can thiệp trực tiếp. Chưa ai biết cuộc xâm lược Ukraine của Putin sẽ kết thúc như thế nào!
Bây giờ, Trung Cộng gia tăng mối đe dọa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan ngày càng lộ liễu và quyết liệt hơn, đặc biệt sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống Thứ 46 của Hoa Kỳ với quyết tâm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa như cặp song sinh cùng Chủ nghĩa Cộng sản. Trung Cộng đang dẫn đầu thế giới về lượng sản xuất phương tiện chiến tranh.
Sau 18 tháng cầm quyền, Tổng thống Joe Biden theo đuổi chính sách cực tả đã tạo ra những yếu điểm chết người: nhượng bộ Putin và chịu lép vế trước Tập Cận Bình; làm mất vị thế độc lập năng lượng nên bị Tổ chức các nước Sản xuất Dầu hoả (OPEC) và Nga bắt chẹt toàn thế giới; hợp tác chiến lược giữa Nga, Iran, Trung Cộng, Triều Cộng ngày càng khăng khít.
Những nguy cơ nào mà Hoa Kỳ và nhân loại đang vô tư bước vào?
Thứ nhất, mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân không còn che đậy khi Tổng thống Vladimir Putin đe dọa trong cuộc xâm lăng Ukraine vẫn còn đang tiếp diễn. Trên phương diện siêu cường duy nhất Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden không hề có lời phản đối cứng rắn nào mà còn công khai tuyên bố không đưa quân Mỹ vào Ukraine nên Putin mới mạnh dạng xuất quân.
Vào lúc dân chúng các quốc gia Đông Âu rầm rộ biểu tình đòi chấm dứt chế độ Cộng sản thì Tổng thống Ronald Reagan cảnh cáo Tổng bí thư Liên Xô, Mikhail Gorbachev rằng không được sử dụng Khối Warsaw (Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni,
Tiệp Khắc, Liên Xô) đàn áp các cuộc biểu tình ôn hoà đòi độc lập dân tộc ở Đông Âu.
Thứ hai, Trung Cộng liên tục tăng cường tiềm lực quân sự, kể cả vũ khí hạt nhân; mở rộng vùng kiểm soát thực tế phía tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh tuần tự ban hành luật lệ quản trị vùng nước quốc tế mà chỉ có các cường quốc biển đủ sức đương đầu. Tuyệt đại đa số nhược tiểu không dám phản đối trước áp lực quân sự, kinh tế, bang giao từ Bắc Kinh.
Thứ ba, các nước nhược tiểu không dám chọn bên để tránh tham dự vào Đệ nhị Thế chiến. Kinh nghiệm từ trận Đại chiến Thế giới (1939-1945) cho thấy quốc gia nào an toàn do không bị “con đường chiến tranh” chạy qua.
Con đường nào nên đi
Hậu Thế chiến Thứ hai đã chứng minh mô hình chính trị “tự do, dân chủ” đã xây dựng được xã hội phát triển thần kỳ, hài hoà, hạnh phúc gấp bội so với mô hình chính trị “độc tài, cộng sản” chỉ dẫn tới nghèo đói, bất công, lạc hậu, tội ác tập thể.
Hoa Kỳ tiếp tục con đường “Cộng Hoà Tự Do” suốt hơn 300 năm: với các thành tích: Diện tích 3.8 dặm vuông. Dân số 331 triệu. GDP (danh nghĩa) 22 nghìn tỷ USD. Lợi tức bình quân đầu người 69,375 USD. Hoa Kỳ đóng vai trò siêu cường duy nhất toàn cầu từ năm 1991.
Liên minh Châu Âu (EU) xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa với các thành tích: Diện tích 4.5 triệu km2. Dân số 512 triệu. GDP danh nghĩa 18 nghìn tỷ USD. Lợi tức bình quân đầu người 36,812 USD. Mọi thành tích này nhờ Hoa Kỳ đã đảm trách phần lớn chi phí quốc phòng cho khối NATO. Chi phí quốc phòng chiếm tỉ lệ cao nhất trong ngân sách quốc gia. Từ Tổng thống Charles de Gaulle cho tới Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp cổ vũ thành lập Quân đội Châu Âu nhằm làm giảm nhẹ vai trò của Mỹ đều thất bại nên cứ phải sống dưới chiếc dù che của Hoa Kỳ.
Trung Cộng: Diện tích 9.5 triệu km2. Dân số 1.4 tỷ. GDP (danh nghĩa) 18 nghìn tỷ. Lợi tức bình quân đầu người 13,000 USD.
Nga: Diện tích 17 triệu km2. Dân số 146 triệu. GDP (danh nghĩa) 1.7 nghìn tỷ USD. Lợi tức bình quân đầu người 12,000 USD.
Trãi qua hơn 300 năm, người Mỹ đã biến vùng đất hoang vu trở thành một quốc gia giàu sang và sung túc nhất hành tinh nhờ vào hệ thống chính trị ít man rợ nhất, khoa học, kỹ thuật, giáo dục hàng đầu thế giới khiến ai cũng mong được thi thố tài năng trên miền “Đất Hứa”.
Chớ nghe lời xảo trá ngọt như đường phèn về một “xã hội không có người bóc lột người” mà bị Chủ nghĩa Cộng sản phá nát Tự Do.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào