Header Ads

  • Breaking News

    Ts. Phạm Đình Bá - Bạn ơi, tập đoàn NPT-PMC bịt miệng để bóc lột công nhân!

    1500 công nhân công ty giày dép Hưng Đạt ngừng việc vì chưa có lương tháng 12, thưởng Tết

    Bạn chắc cũng biết là công nhân là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè của nhiều người trong chúng ta. Chúng ta nói tập đoàn Nguyễn Phú Trọng – Phạm Minh Chính (NPT-PMC) bịt miệng công nhân để che dấu sự thật là chúng bóc lột công nhân. Vì sao lại nói thế?

    Tính đến ngày 23/02/2022, theo một báo chính của tập đoàn NPT-PMC là có 55 vụ đình công trên cả nước chỉ vào đầu năm 2022. [1] 

    Yêu cầu của công nhân hầu hết liên quan đến đòi tiền lương (40/55 cuộc đình công, 73%), đòi tiền thưởng Tết (31/55, 56%), và đòi tăng các chế độ phúc lợi, phụ cấp, ăn ca và tiền xăng đi làm (30/55, chiếm 54%).

    Ai bịt miệng công nhân?

    Từ một bộ máy hùng mạnh với 800 tờ báo với đủ loại hình đa dạng mà tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC cho giấy phép lưu hành, báo chí chính thống đã làm gì để giúp công nhân? [2]

    Cái bảng 1 bên dưới tóm tắt các bài tường thuật về các cuộc đình công trong 2 năm 3 tháng từ đầu tháng 1 năm 2020 đến cuối tháng 3 năm 2022. Dữ liệu nầy không đầy đủ bởi con số 26 cuộc đình công trong 2 năm 3 tháng nhỏ hơn con số 55 cuộc đình công trong 3 tháng đầu năm 2022. 

    Mặc dù vậy, dữ liệu trong bảng 1 cho thấy những điều sau đây:

    báo chính thống chỉ tường thuật một số nhỏ những cuộc đình công nầy, 

    thái độ miễn cưỡng của báo chính thống trong việc tường thuật là rõ ràng, chủ yếu muốn đưa tin là công nhân đã trở lại làm việc với rất ít chi tiết về đòi hỏi của công nhân, 

    báo chính thống chú ý đến viện dẫn lời của nhân viên nhà nước hơn là đăng tải lời nói hay nguyện vọng của công nhân, 

    báo chính thống có vẻ như đã nhận chỉ đạo từ tập đoàn NPT-PMC để làm các bài tường thuật về đình công rất ngắn. 

    Ví dụ, những bài viết trong bảng 1 dài trung bình khoảng 470 chữ, hay khoảng 2 đến 3 đoạn văn dùng để kể về đình công của cả ngàn hay có khi hàng chục ngàn công nhân. 

    Hãy so sánh cách tường thuật về khó khăn và kiệt sức của công nhân với cách tường thuật "về đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" của đầu nậu tập đoàn độc tài toàn trị, Nguyễn Phú Trọng. 

    Trên tạp chí "cộng sản",  Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam diễn giảng lời kêu gọi của Trọng với một bài dài 5.331 chữ. [3] Bài của Thuật dài gấp 11 lần bài về đình công. Rõ ràng là tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC ráng bịt miệng công nhân.

    Tại sao tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC sợ lời nói của công nhân?

    Theo bảng 1, chỉ có 4 bài từ báo chính thống trong 26 bài tường thuật các cuộc đình công (15%) có dẫn lời nói của công nhân. 

    Tại sao chúng không dám viết lại lời nói của người lao động?

    "Lương thấp quá, công nhân không đủ trang trải cho cuộc sống nên chúng tôi muốn công ty tăng lương để người công nhân được nâng cao đời sống hơn", chị N. cho hay. [4]

    “Công nhân chúng tôi làm việc gắn bó với công ty trong thời gian dài, nhưng mức lương cơ bản bản thấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của chúng tôi trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 đã khiến giá cả các mặt hàng sinh hoạt tăng cao” – công nhân viết trong đơn. [5]

    "Chúng tôi đã ngừng việc từ chiều 11-1 sau khi công ty chưa trả lời bao giờ sẽ trả lương tháng 12. Rồi còn thưởng Tết (tháng 13) và lịch nghỉ Tết, phía công ty cũng không có đả động gì, trong khi đó, vợ chồng tôi ở Quảng Bình, muốn đi xe khách về cũng phải đặt trước vé xe năm bữa nửa tháng. Giờ công ty chưa có lương, chưa thưởng thì chúng tôi không biết xoay sở sao cả"- một nữ công nhân tâm sự. [6]

    Ai bóc lột công nhân?

    Thế thì có phải duy nhất là các công ty, đặc biệt là các công ty có vốn nước ngoài, không muốn tăng lương để nâng cao đời sống cho người lao động hay không? 

    Không phải vậy? Có nhiều công ty muốn cải thiện đời sống công nhân nhưng tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC thì không muốn làm vậy – chúng muốn bóc lột công nhân! 

    Đây là vài thí dụ - Hiện nay, mức lương cơ bản của công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Em – Tech Nghệ An là 3.900.000 đồng/người/tháng. Với mức lương này, Công ty đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, công nhân vẫn mong muốn có mức lương cơ bản cao hơn so với mức lương ban đầu mà họ nhận. [7]

    Một thí dụ nữa, bản thông báo do ông Go Hak Jae, giám đốc Công ty Simone, ký nêu do Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng nên công ty không tăng lương cho toàn bộ công nhân. [8] 

    Một thí dụ nữa - Ông Cường - Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Diễn Châu Nghệ An cho biết, theo lãnh đạo công ty TNHH Viet Glory, hiện mức lương cơ bản mà công ty đang áp dụng là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam, thậm chí còn cao hơn mức lương cơ sở vùng theo quy định. Do đó công ty không có cơ sở để chấp thuận kiến nghị tăng lương của người lao động. [9]

    Tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC chận tiền thưởng của công nhân ngay cả trong đại dich. Ví dụ như Công ty TNHH Hwaseung Vina đã làm thủ tục cho người lao động hưởng chính sách với mức cao nhất theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Theo đó, người lao động bị nghĩ việc bởi đại dịch được hỗ trợ 3.710.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do tại Công ty TNHH Hwaseung Vina có tổ chức hoạt động sản xuất “3 tại chỗ”, nên chỉ được duyệt hưởng gói hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. Công ty chỉ là “trung chuyển”, làm các thủ tục, giấy tờ cho người lao động, còn duyệt giải quyết chế độ là Phòng LĐTBXH huyện Nhơn Trạch – ông Tuấn cho biết. [10]

    Ngay cả công đoàn nhà nước cũng muốn xin tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC tăng lương cho công nhân, nhưng chúng lại không nghe. 

    Một ví dụ là ở đây. Theo khảo sát của Liên Đoàn Lao Động Thành phố Sài Gòn, kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân của công nhân may ở Sài gòn là 6,8 triệu đồng/người/tháng. Công nhân phụ thuộc nhiều vào việc làm thêm giờ để cải thiện thu nhập; tiền tiết kiệm được rất thấp dù lương tối thiểu đã được nâng lên. Có 42% nữ công nhân cho rằng với mức thu nhập hiện nay, bản thân và gia đình họ có mức sống thiếu thốn; có 36% công nhân cho rằng thu nhập đủ sống. Từ khảo sát trên, Liên Đoàn Lao Động thành phố Sài gòn đề xuất nhà nước cần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của công nhân và con của họ. [11] 

    Vì sao tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC bịt miệng công nhân?

    Tập đoàn độc tài toàn trị NPT-PMC là tầng lớp lãnh đạo thiểu số chỉ muốn làm tiền, làm tiền, làm tiền cho chúng nó, gia đình chúng nó và tùy tùng của chúng nó. 

    Chúng tạo dựng một xã hội theo kiểu cha chúng nó là tập đoàn Putin ở Nga đã dạy cho chúng nó là làm sao mà 10% người giàu nhất sở hữu gần 90% tài sản của đất nước. [12] 

    Chúng nó có lòng tham không đáy! Tại sao chúng ăn chận tiền lương của công nhân? 

    Để có nhiều đầu tư nước ngoài hơn. Nhiều đô la chảy vào thì chúng có nhiều tiền để tẩu tán. Có thế thì chúng mới đủ tiền để tẩu tán hàng năm hơn 10 tỉ đô Mỹ ra nước ngoài. [13] 

    Hãy nhìn ví dụ nầy cho tỏ tường. Nếu chúng cần mỗi năm 50.000 đô để gởi 1 đứa con đi học ở nước ngoài, tính theo lương tối thiểu mà chúng áp đặt lên công nhân, 1 công nhân phải làm 24 năm mới có đủ để làm chuyện nầy, nhịn ăn nhịn mặt gia đình nhịn đói mới đủ!

    Nếu chúng cần 1 triệu đô la để mua nhà ở Mỹ, chúng phải ăn chận lương của 10 công nhân, mỗi công nhân phải làm 48 năm mới đủ tiền cho chúng mua nhà!

    Thế thì công nhân phải làm gì khi họ bị bóc lột?

    Đừng tin những gì tập đoàn NPT-PMC và tùy tùng của chúng nói. Hãy nhìn những gì tập đoàn của chúng làm. 

    Công nhân cần đoàn kết lại để đấu tranh đòi tiền lương để đủ sống, đòi tiền thưởng, và đòi tăng các chế độ phúc lợi, phụ cấp, ăn ca và tiền xăng đi làm.

    Bảng 1: Giới hạn của báo chính thống khi viết về đình công của công nhân

    Ngày/tháng

    Nguồn báo

    Công ty - sản phẩm

    Nước ngoài?

    Tỉnh

    Số công nhân đình công / tổng số

    Đình công vì …

    Số chữ trong bài báo

    Có đăng lời công nhân không?

    31/3/2022

    Lao Động

    KD Sports - May mặc

    Hàn Quốc

    Bắc Giang

    1664/1664

    đòi tăng lương cơ bản thêm 300.000 mỗi tháng

    534

    Không

    25/3/2022

    Lao Động

    Đỉnh Vàng - Nhà máy Giày Tam Cường

    Thái Lan - Việt Nam

    Hải Phòng

    2000

    tăng mức lương tối thiểu, tăng mức tiền cho bữa ăn trưa, bữa ăn phụ, tháng lương thứ 13 

    518

    Không

    24/3/2022

    Lao Động

    Dongwon Glove - bao tay

    Hàn Quốc

    Phú Thọ

    90/460

    đòi tăng lương 

    798

    20/3/2022

    Người Lao Động

    Triumph International - quần áo lót

    Đức

    Bình Dương

    2000

    công ty sẽ tăng lương với mức 5% song năm nay chỉ tăng 3%

    516

    Không

    25/2/2022

    Cuộc Sống An Toàn

    Simone - May túi xách

    Hàn Quốc

    Tiền Giang

    8200

    đòi tăng lương và chế độ lao động.

    961

    Không

    22/2/2022

    Dân Việt

    DaeYun - gia công da

    Hàn Quốc

    Sài Gòn

    500

    đòi tăng lương thêm 200.000 tháng

    292

    Không

    16/2/2022

    Vietnam+

    Em-Tec- Linh kiện điện thoại

    Hàn Quốc

    Nghệ An

    1700

    tăng lương, tăng phụ cấp xăng xe, trừ phụ cấp, trừ tiền nghỉ phép 

    427

    Không

    16/2/2022

    Công Lý

    ADORA- Làm giày

    Hàn Quốc

    Ninh Bình

    4000

    tăng lương cơ bản; tăng tiền cơm ca ; tăng tiền hỗ trợ xăng xe; tăng tiền thâm niên, chuyên cần

    335

    Không

    15/2/2022

    Tuổi trẻ

    Haivina- Quần áo thể thao

    Hàn Quốc

    Hà Tĩnh

    >200 / 2000

    mức lương và tiền hỗ trợ 

    482

    15/2/2022

    Bnews.vn

    Nam Thuận- May đồ, vali, túi xách

    Không rõ

    Nghệ An

    hàng trăm

    tăng lương, phụ cấp, tiền nghỉ phép, tiền thưởng

    150

    Không

    11/2/2022

    Tuổi trẻ

    Vienergy- Giày dép

    Đài Loan

    Ninh Bình

    5300

    tăng lương, tăng phụ cấp, giảm giờ làm

    494

    Không

    10/2/2022

    Lao Động

    Phúc Mậu- Da giày

    Không rõ

    Thái Bình

    ~1000/~1400

    tăng lương và phụ cấp liên quan; quản lý trong công ty phải có văn hóa hơn trong điều hành công việc.

    793

    Không

    7/2/2022

    Tuổi trẻ

    Viet Glory  - Giày dép

    Đài Loan

    Nghệ An

    5000

    tăng lương, tăng phụ cấp, giảm giờ làm

    494

    Không

    12/1/2022

    Công An

    Panko- Dệt may

    Hàn Quốc

    Quảng Nam

    600

    cách thưởng và nghỉ Tết không tốt (ví dụ phải làm chúa nhật nhưng không thưởng)

    192

    Không

    12/1/2022

    Công An

    Moon Chang Vina- Trang phục da

    Hàn Quốc

    Quảng Nam

    4000

    tăng tiền thưởng Tết (tiền thưởng chỉ có 30% thay vì 100% tiền lương tháng cho công nhân >1 năm làm việc)

    192

    Không

    12/1/2022

    Đồng Nai

    Hưng Đạt- Giày dép 

    Không rõ

    Đồng Nai

    1500

    chưa có lương tháng 12 và thông báo thưởng Tết

    357

    7/1/2022

    Đồng Nai

    Pouchen- Giày, dép

    Đài Loan

    Đồng Nai

    ~1000/16500

    yêu cầu giữ nguyên mức thưởng tết như năm ngoái

    174

    Không

    31/12/2021

    Nhóm  Bạn Công Nhân

    Hwaseung Vina- Giày dép

    Hàn Quốc

    Đồng Nai

    5000/11000

    đòi hỏi về quyền lợi và tiền thưởng Tết. 

    463

    Không

    25/12/2021

    Bảo Hiểm Xã Hội

    Nobland- May mặc

    Hàn Quốc

    Sài Gòn

    1000/1200

    lo bị giảm lương, công nhân đình công tại chổ

    950

    23/12/2021

    Lao Động

    Medikit- Thiết bị y tế 

    Nhật Bản

    Hải Phòng

    300

    đòi hỏi liên quan đến ngày nghỉ phép năm, lương, thưởng và một số chế độ phúc lợi khác.

    903

    Không

    ?/12/2020

    Lao Động Thủ Đô

    VMC Hoàng Gia- Giày dép

    Đài Loan

    Tây Ninh

    2000

    việc trả lương, trả thưởng, thưởng Tết, phụ cấp, kế hoạch nghỉ Tết, lịch sản xuất

    172

    Không

    11/9/2020

    Tuổi trẻ

    Luxshare - ICT- Linh kiện Apple

    Trung Quốc

    Bắc Giang

    3000/27000

    tiền lương làm thêm giờ không được đáp ứng; việc trả phép năm, vấn đề tính tiền tăng ca ngày và ca đêm không thỏa đáng; công ty không chi trả trợ cấp độc hại; công ty nợ lương trong thời gian nghỉ dịch COVID-19

    890

    Không

    2020?

    Lao Động Thủ Đô

    YSS- May mặc

    Trung Quốc

    Nam Định

    2800

    yêu cầu có tiền thưởng tháng lương thứ 13.

    109

    Không

    07/05/2020

    Vietnam+

    Smart Shirts- May mặc

    Hong Kong

    Bắc Giang

    ~900/1140

    phản đối quyết định tạm thời cắt giảm các khoản phúc lợi của người lao động trong vòng 12 tháng, bắt đầu từ tháng 5/2020.

    620

    Không

    15/2/2020

    Người Lao Động

    Gia Phú- May thời trang 

    Không rõ

    Sài Gòn

    420

    đòi giải quyết các chế độ khi doanh nghiệp di dời nhà xưởng

    236

    Không

    06/01/2020

    Giao Thông

    Ever Great- Giầy dép da

    Không rõ

    Ninh Bình

    >1000/>1000

    đòi lương tháng 13

    419

    Không

    Nguồn:

    1. TRẦN THỊ THANH HÀ. Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong bối cảnh hiện nay. 19/03/2022; Available from: https://laodongcongdoan.vn/phong-ngua-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-ngung-viec-tap-the-trong-boi-canh-hien-nay-74893.html.

    2. Nguyen Nam. VNTB – Báo chí Việt Nam là cái loa của Putin? 07/03/2022; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-la-cai-loa-cua-putin/.

    3. Trần Văn Thuật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đội ngũ đảng viên tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. 25-03-2022; Available from: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quan-triet-nghi-quyet/-/2018/825135/view_content#!

    4. Tuổi trẻ. Hàng trăm công nhân ở Hà Tĩnh tụ tập trên xe máy đòi quyền lợi. 15/02/2022; Available from: https://tuoitre.vn/hang-tram-cong-nhan-o-ha-tinh-tu-tap-tren-xe-may-doi-quyen-loi-20220215175402844.htm.

    5. Hà Anh – Quế Chi. Phú Thọ: Hàng chục công nhân ngừng việc tập thể đề nghị tăng lương. 25/03/2022; Available from: https://laodong.vn/cong-doan/phu-tho-hang-chuc-cong-nhan-ngung-viec-tap-the-de-nghi-tang-luong-1027277.ldo.

    6. Nguyễn Tuấn. Đồng Nai: Gần 1.500 công nhân ngừng việc vì chưa có lương tháng 12 12/01/2022; Available from: https://nld.com.vn/cong-doan/dong-nai-gan-1500-cong-nhan-ngung-viec-vi-chua-co-luong-thang-12-20220112100949241.htm.

    7. Bích Huệ. Nghệ An: Hàng ngàn công nhân ngừng việc, đòi tăng lương công bằng. 15/02/2022 Available from: https://bnews.vn/nghe-an-hang-ngan-cong-nhan-ngung-viec-doi-tang-luong-cong-bang/233122.html.

    8. Tuổi trẻ. 8.200 công nhân Công ty Simone được tăng lương từ ngày 1-3 sau đình công. 27/02/2021; Available from: https://tuoitre.vn/8-200-cong-nhan-cong-ty-simone-duoc-tang-luong-tu-ngay-1-3-sau-dinh-cong-20210227093434554.htm.

    9. Cafebiz. Khoảng 5000 công nhân đình công trong ngày đầu năm để yêu cầu tăng chế độ 09/02/2022  [cited March 5, 2022; Available from: https://cafebiz.vn/khoang-5000-cong-nhan-dinh-cong-trong-ngay-dau-nam-de-yeu-cau-tang-che-do-20220209140423602.chn.

    10. Hà Anh Chiến. Hàng ngàn công nhân Công ty TNHH Hwaseung Vina ngừng việc 30/12/2021; Available from: https://laodong.vn/ldld-dong-nai/hang-ngan-cong-nhan-cong-ty-tnhh-hwaseung-vina-ngung-viec-990147.ldo.

    11. Nhân Lực Nhân Tài Việt. TP Hồ Chí Minh: 41,8 % nữ công nhân may có thu nhập không đủ sống. 23/02/2022  [cited March 5, 2022; Available from: https://www.nguonluc.com.vn/tp-ho-chi-minh-418-nu-cong-nhan-may-co-thu-nhap-khong-du-song-a2253.html.

    12. Maia Cullen. The Rise of Income Inequality in Russia. April 22, 2020; Available from: https://borgenproject.org/income-inequality-in-russia/.

    13. OZY. Vietnam Tops List for World's Illicit Financial Flows. September 7, 2019; Available from: https://www.ozy.com/around-the-world/vietnam-tops-list-for-worlds-illicit-financial-flows/95871/.

    14. Asianbriefing.com. Minimum Wages in ASEAN for 2021. April 16, 2013; Available from: https://www.aseanbriefing.com/news/minimum-wages-in-asean-for-2021/.

    15. Baysia Herron. Panther Prints - Social Media Empowers Adolescents, Gives Them A New Voice. November 6, 2017  [cited March 7, 2022; Available from: https://www.peshprints.com/opinion/2017/11/06/social-media-empowers-adolescents-gives-them-a-new-voice/.

    16. MobileServe. How Volunteering Makes People Better Citizens. 06/02/2017  March 7, 2022]; Available from: https://blog.mobileserve.com/how-volunteering-makes-people-better-citizens.

    17. World Bank. Labor force, total - Vietnam. 2022; Available from: https://data.worldbank.org/indicator/SL.TLF.TOTL.IN?locations=VN.

    18. World Population Review. Minimum Wage by Country 2022. 2022; Available from: https://worldpopulationreview.com/country-rankings/minimum-wage-by-country.

    19. Pritesh Samuel. Vietnam’s Competitive Minimum Wages: How Does it Fare with its Regional Peers? January 22, 2020  March 7, 2022]; Available from: https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnams-competitive-minimum-wages-how-fares-with-regional-peers.html/.


    Không có nhận xét nào