Header Ads

  • Breaking News

    Điều gì có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh Ukraine?

    Chúng ta hãy cùng nhìn vào một số yếu tố có thể khiến kết quả cuộc chiến nghiêng về lợi thế cho một bên. Cuộc chiến tranh tại Ukraine đã trở nên đẫm máu và bòn rút sức lực, cả hai phía đều đang cố gắng bào mòn khiến cho sức lực đối phương suy yếu. Nhìn chung Nga vẫn là lực lượng áp đảo và có sức mạnh quân sự đáng kể - thế nhưng đã không đạt chiến thắng nhanh chóng như dự tính.

    Bước tiến và thất bại

    Ở miền bắc, cuộc phản công của Ukraine đã đẩy lùi thành công quân đội Nga khỏi thành phố Kharkiv. Ở miền nam, Nga có tất cả nhưng cũng đã dốc toàn bộ sức lực trong cuộc chiến tại thành phố cảng Mariupol. Cả hai cuộc chiến đều đắt giá xét về con số thương vong binh sĩ và dân thường, nhưng cả hai đều không cho thấy có thể mang tính quyết định.

    Diễn biến tại Mariupol và Kharkiv cho thấy sự lên xuống trong cuộc xung đột. Một mô hình về tổn thất và thành quả vốn phải trả giá rất đắt mới có được, đang được lặp lại tại miền đông Ukraine.

    Nga đang đạt được các bước tiến tuy nhỏ nhưng vững chắc tại Donbas - trọng tâm mới của cuộc tấn công. Nhưng Nga cũng gánh chịu các thất bại - nổi bật là hồi đầu tháng này khi hàng chục xe thiết giáp Nga bị phá hủy khi cố vượt sông Siversky Donets.

    Lợi thế của Nga - pháo kích

    Tại miền đông, hai bên đáp trả ác liệt bằng các trận pháo kích. Ben Barry, cựu đại tá Quân đội Anh, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies nói rằng, điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong cuộc chiến tại Donbas.

    Ông dự đoán rằng pháo kích sẽ là yếu tố chính gây thương vong cho cả đôi bên trong vài tuần và vài tháng tới đây. Giới chức Phương Tây cũng đã nhấn mạnh đến tổn thất đáng kể của Nga, nhưng họ cũng không sẵn sàng cung cấp con số ước tính về thương vong của phía Ukraine.

    Ukraine vẫn đang nhận viện trợ vũ khí hạng nặng từ Phương Tây - bao gồm loại siêu pháo M777 của Mỹ. Hệ thống radar chống pháo cũng được gửi đến - để giúp phát hiện và nhắm vào mục tiêu pháo kích từ Nga. Nhưng Ukraine vẫn bị áp đảo về số lượng vũ khí khi so với Nga.



    Quân đội Ukraine vẫn bị áp đảo về số lượng vũ khí khi so với Nga mặc dù có sự hỗ trợ quân sự từ Phương Tây
    Chiến thuật

    Nga đã sử dụng pháo kích và bắn rocket để cầm chân lực lượng Ukraine - cũng như sử dụng các tuyến phòng vệ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nga cũng đang dồn sức tấn công từ 2 hướng chính - từ Izyum ở miền bắc và từ phía tây xung quanh thành phố Severedonetsk. Nga cũng đạt được những bước tiến rất hạn chế từ 2 hướng này.

    Ông Ben Barry nói rằng dường như Nga đang "muốn làm cho Ukraine khô máu" bằng cách buộc Ukraine phải tập trung lực lượng của mình ở các điểm chiến lược, vốn có thể sau đó trở thành mục tiêu pháo kích từ Moscow. Giới phân tích quân sự cho rằng kết quả là Ukraine có thể chịu tổn thất đáng kể.

    Tuy nhiên, ông Ben Barry nói rằng Ukraine sẽ vẫn có thể sử dụng các khu vực đô thị tại Donbas để làm chậm bước tiến của Nga. Chiến đấu tại các thị trấn và thành phố, như đã cho thấy trong suốt cuộc chiến, các chiến binh Ukraine vẫn chiếm ưu thế.

    Một lần nữa, như tại Mariupol, Nga có thể cố nghiền nát sức kháng cự - với một mô hình quen thuộc hiện tại là pháo kích ồ ạt cho đến khi lực lượng sót lại còn rất ít khả năng phản kháng.

    Tổng thống Ukraine Zelensky đã từng nói rằng vùng Donbas ở miền đông Ukraine đã "hoàn toàn bị phá hủy" và đã mô tả cuộc sống tại đó như "địa ngục". Tình hình sẽ tồi tệ hơn.

    'Lực lượng Frankenstein' của Nga

    Các chuyên gia quân sự mặc dù vậy vẫn tin rằng Nga thiếu số lượng binh sĩ cần có để tạo các bước tiến đáng kể ở miền đông. Việc huy động lại lực lượng từ cuộc chiến ở Kharkiv và Mariupol không thể tạo nên sự khác biệt.

    Ông Jack Watling, từ Viện nghiên cứu Royal United Services Institute nói rằng Nga vẫn còn thiếu nhân lực và đặc biệt là bộ binh. Nga đã cố gắng thiết lập lại và kết hợp các đơn vị đã bị tổn thất - được gọi với tên "Các lực lượng Frankenstein".



    Các chuyên gia cho rằng Nga không có đủ binh sĩ để đạt bước tiến quan trọng ở khu vực miền đông Ukraine
    Sự gắn kết và nhuệ nhí của các đơn vị bị sụt giảm quân số và mỏi mệt có thể rất kém cỏi. Một đánh giá gần đây của Bộ Quốc phòng Anh kết luận rằng các tổng tư lệnh của Nga đang đối mặt với sức ép đạt kết quả nhanh chóng và kết quả là có thể phân bổ lại lực lượng mà không có sự chuẩn bị đầy đủ.

    Bộ Quốc phòng Anh cũng nói rằng Nga đang đánh liều "sự bào mòn thêm nữa". Trước đó Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết Nga đã mất khoảng 1/3 lực lượng xâm lược lúc ban đầu - con số ước tính bao gồm các binh sĩ bị thương và thiệt mạng cũng như khí tài quân sự bị phá hủy hay hư hại.

    Ông Watling nói rằng Nga đang cố gắng giải quyết những thiếu hụt này - bao gồm huy động lực lượng dự bị gồm những người trên 40 tuổi và đưa ra những hợp đồng ngắn hạn để lắp đầy quân số. Thế nhưng công tác huấn luyện và thiết lập lại lực lượng quân đội cần có thời gian.

    Nga cũng cho thấy dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các tuyến tiếp tế quân sự. Nhưng năng lực của Ukraine thực hiện điều này lại bị hạn chế khi một lực lượng lớn binh sĩ bị cầm chân tại các tuyến phòng vệ.

    Cuộc chiến kéo dài

    Không ai nghĩ cuộc chiến này sẽ nhanh chóng kết thúc. Vẫn chưa là thế bế tắc. Nga đang đạt các bước tiến - nhưng rất chậm. Nhưng kết quả cuộc chiến này không thể phụ thuộc chỉ vào sức mạnh quân sự.

    Ông Watling nói rằng Nga đang theo đuổi các đòn bẩy kinh tế và chính trị để gây tổn thất nhiều nhất đối với Ukraine. Trong khi nền kinh tế Nga đang gánh chịu các lệnh trừng phạt từ Phương Tây thì Ukraine có thể chịu đựng nhiều hơn thế.

    Tổng thu nhập nội địa (GDP) của Nga được dự báo sẽ sụt giảm 12% trong năm 2022, nhưng GDP của Ukraine có thể sụt giảm 50%. Việc bị Nga chặn đường tiếp cận ra Biển Đen đang gây ra những tổn thất đáng kể đối với Ukraine.



    Nền kinh tế của Ukraine đã bị tổn thất nặng nề và sự hỗ trợ của Phương Tây có thể rất quan trọng
    Ông Watling nói rằng sự hỗ trợ kinh tế, quân sự tiếp tục của Phương Tây có thể rất quan trọng. Liệu sự quan tâm của công chúng đối với cuộc chiến tranh này sẽ suy giảm khi cuộc chiến kéo dài - như đã từng xảy ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và các phiến quân thân Nga chiếm được các vùng tại Donbas.

    Các chính phủ Phương Tây hiện cũng lo lắng về những thách thức trong nước, gồm lạm phát, giá dầu và khí đốt và chi phí sống tăng cao - nguyên nhân một phần từ chiến tranh Ukraine.

    Khi mùa đông đến gần và cuộc chiến sẽ trở nên khó khăn. Và có thể khó khăn hơn cho thế giới để vượt qua một cơn bão kinh tế.

    Không có nhận xét nào