Quần đảo Solomon trên bản đồ (Ảnh: CNA).
Sau khi cắt đứt quan hệ với đảo Đài Loan, và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Quần đảo Solomon xác nhận nước này đã soạn thảo một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, dẫn đến sự quan ngại sâu sắc của các nước trong khu vực.
Ngày 29/3, Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon lần đầu tiên xác nhận nước này đã soạn thảo một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, đồng thời cho biết họ “sẵn sàng ký kết”. Do những bất cập về quân sự và sự không rõ ràng của thỏa thuận, nó không chỉ gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ Quần đảo Solomon, mà còn gây ra mối quan ngại sâu sắc ở các nước láng giềng Úc và New Zealand, đồng thời tác động đến chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và có thể dẫn đến những thay đổi chiến lược ở khu vực Nam Thái Bình Dương.
Theo dự thảo, thỏa thuận bị rò rỉ vào ngày 24/3, (1) “Solomon có thể yêu cầu Trung Quốc (ĐCSTQ) gửi quân đội và cảnh sát vũ trang để giúp duy trì trật tự xã hội khi cần thiết”. (2) Các tàu chiến của Trung Quốc “có thể đến thăm Quần đảo Solomon và thực hiện các hoạt động tiếp tế hậu cần và dừng chân tại Quần đảo Solomon theo nhu cầu riêng của họ và với sự đồng ý của Quần đảo Solomon”. (3) Thỏa thuận được bảo mật và “không bên nào được tiết lộ thông tin hợp tác cho bên thứ ba”.
Ông Sogavare từ chối tiết lộ nội dung thỏa thuận, chỉ nói rằng ông không chịu áp lực từ Bắc Kinh và “không có ý định để Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Quần đảo Solomon”; ông nói rằng, mặc dù tình trạng an ninh của Quần đảo Solomon với Úc “không thay đổi”, nhưng đối với an ninh, “cần có thêm quan hệ biên giới với các nước khác”, đồng thời phủ nhận rằng ĐCSTQ gây ra mối đe dọa cho an ninh của khu vực Nam Thái Bình Dương.
Lập trường và chính sách của ông Sogavare chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Sự xâm nhập và bành trướng của ĐCSTQ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị ở Quần đảo Solomon
Thỏa thuận này, dưới danh nghĩa hợp tác an ninh và trị an, sẽ làm gia tăng cuộc đấu tranh chính trị ở Quần đảo Solomon. Ông Matthew Weir, thủ lĩnh phe đối lập của Nghị viện mô tả thỏa thuận là “rất chung chung, khái quát và mơ hồ” và có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Trên thực tế, kể từ khi chính quyền Sogavare cắt đứt quan hệ ngoại giao 36 năm với Đài Loan vào năm 2019 và thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, bất ổn chính trị trong nước ngày càng gia tăng, vào tháng 11 năm 2021 các cuộc bạo động chống chính phủ đã nổ ra ở thủ đô Honiara. Mặc dù lý do đằng sau cuộc bạo động rất phức tạp (chẳng hạn như căng thẳng giữa các sắc tộc, xung đột giữa chính quyền trung ương và địa phương, sự không hài lòng với việc phân bổ nguồn lực, v.v.), nhưng trong mọi trường hợp, sự xâm nhập và bành trướng của ĐCSTQ ở Quần đảo Solomon là một trong những lý do chính.
Sau cuộc bạo loạn, ông Sogavare đã bảo vệ quan điểm ngoại giao của mình, nhưng cũng nói rằng những bất đồng về việc công nhận ĐCSTQ hay Đài Loan là nguồn gốc duy nhất của xung đột. Trên thực tế, sự chuyển hướng ngoại giao của Quần đảo Solomon là vì sự cám dỗ của ĐCSTQ cung cấp 500 triệu USD viện trợ tài chính (với dân số chỉ 650.000 người) và hối lộ các quan chức. Malaita, tỉnh lớn nhất và đông dân nhất ở Quần đảo Solomon, kiên quyết phản đối việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, và tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Đài Loan và Mỹ, chấp nhận viện trợ phát triển từ Đài Loan và Hoa Kỳ, đồng thời từ chối các công ty Trung Quốc đầu tư vào Malaita. Thống đốc tỉnh Malaita, ông Sudani, đã công bố kế hoạch tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, trong khi chính quyền Sogavare tuyên bố cuộc trưng cầu độc lập là bất hợp pháp. Sau khi dịch bùng phát, chính quyền Sogavare đã thu giữ vật tư y tế từ Đài Loan để viện trợ cho tỉnh Malaita, ông Sudani kiên quyết phản đối, và đã đến Đài Loan để chẩn đoán và điều trị não vào tháng 6/2021. Giờ đây, ông Sogavare có ý định ký một thỏa thuận an ninh với ĐCSTQ, điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng xung đột trong nước ở Quần đảo Solomon.
Ở đây cần lưu ý rằng, kể từ khi Quần đảo Solomon giành độc lập khỏi thuộc địa của Anh năm 1978, do nhiều nguyên nhân, xã hội không ổn định và thỉnh thoảng xảy ra bạo loạn (bao gồm cả cuộc bạo động năm 2006 ảnh hưởng đến người Hoa ở địa phương); và quần đảo này không có quân đội, chỉ có hơn 800 sĩ quan cảnh sát, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nước láng giềng, đặc biệt là Úc. Năm 2017, Quần đảo Solomon cũng đã ký hiệp ước an ninh song phương với Úc, cho phép cảnh sát, quân đội Úc và các nhân viên liên quan đến Quần đảo Solomon để duy trì trật tự trong trường hợp khẩn cấp.
Điều này mang lại cho ĐCSTQ một cơ hội. ĐCSTQ đã lợi dụng cuộc bạo loạn vào tháng 11/2021 để cung cấp nhiều hỗ trợ an ninh cho cảnh sát ở Quần đảo Solomon (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Chúng tôi đã cung cấp nhiều đợt hỗ trợ vật chất cho cảnh sát Solomon và cử một đội cố vấn cảnh sát tạm thời đến Solomon để đào tạo), tiếp tục như vậy cho đến ngày nay, và cũng đã tiến hành mở rộng quân đội .
Ông Sogavare đã lập luận rằng thỏa thuận an ninh của họ với Trung Quốc cũng giống như thỏa thuận với Úc. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt cơ bản giữa hai bên: (1) Úc và Solomon thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương, là hai quốc gia láng giềng, có mối liên hệ phong phú, tạo thành một “hệ sinh thái” độc đáo, trong khi ĐCSTQ ở cách xa hàng nghìn dặm, mối liên hệ lịch sử còn yếu; (2) Chế độ độc tài của ĐCSTQ đối nghịch với Úc và New Zealand, là những quốc gia phương Tây phát triển. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào khu vực này thông qua xâm nhập kinh tế và mở rộng quân sự, nhất định sẽ phá hủy mô hình khu vực. Do đó, Bộ trưởng Thái Bình Dương của Úc đã tuyên bố rằng các chế độ độc tài không được hoan nghênh trong các vấn đề an ninh của gia đình Thái Bình Dương.
Nếu thỏa thuận an ninh được ký kết như dự kiến, cuộc xung đột chính trị ở Quần đảo Solomon có thể sẽ không kết thúc.
Úc, New Zealand và Hoa Kỳ nhất định sẽ chống trả mạnh mẽ
Quần đảo Solomon có một vị trí chiến lược quan trọng, vì nó nằm ở Nam Thái Bình Dương, là tuyến đường quan trọng kết nối Hoa Kỳ, Úc và New Zealand. Thỏa thuận an ninh được đề xuất giữa ĐCSTQ và Quần đảo Solomon cho phép ĐCSTQ gửi quân đến Solomon để bảo vệ sự an toàn của nhân viên và các dự án lớn của mình. Ông Mihai Sora thuộc Viện Lowy của Úc nhận xét rằng điều này có nghĩa là “Trung Quốc có cơ hội khai triển bất kỳ loại nhân sự nào, nhưng không có định nghĩa rõ ràng về phạm vi khai triển cũng như quyền hạn mà các lực lượng này sẽ có”. Tác động chiến lược của nó sẽ rất lớn.
Ví dụ, tàu chiến Trung Quốc có thể đóng quân cách bờ biển Úc chưa đến 2.000 km. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, một kẻ thù chiến lược đã đi vào phạm vi của đường bờ biển Úc, chạm vào “ranh giới đỏ” phòng thủ quốc gia của Úc. Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd cho rằng cuộc thảo luận về thỏa thuận an ninh là “Một trong những diễn biến an ninh quan trọng nhất mà chúng tôi đã thấy trong nhiều thập niên, chống lại sự phát triển của các lợi ích an ninh quốc gia của Úc”. Đây là một thay đổi lớn đối với môi trường chiến lược trước mắt của Úc.
Ngày 26/3, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết toàn bộ khu vực Thái Bình Dương “quan ngại sâu sắc” sau khi Quần đảo Solomon xác nhận quan hệ đối tác an ninh với Trung Quốc. Vào tối ngày 28/3, ông Morrison đã nói chuyện qua điện thoại với các nhà lãnh đạo của Fiji và Papua New Guinea, đề nghị hai nước giúp thuyết phục Quần đảo Solomon từ bỏ thỏa thuận an ninh với Trung Quốc.
Có thông tin cho rằng chính phủ Úc đã cảnh báo Quần đảo Solomon rằng thỏa thuận này có thể dẫn đến việc gia tăng dần các hoạt động của quân đội và cảnh sát Trung Quốc tại nước này, và không thể đảo ngược, nó cũng có thể dẫn đến việc chính phủ Úc buộc phải gia tăng đầu tư vào quốc phòng trong khu vực, làm giảm sự hỗ trợ của Úc cho sự phát triển của Quần đảo Solomon. Mặt khác, vào ngày 31/3, Trung tướng Greg Bilton, chỉ huy trưởng Lực lượng Phòng vệ Úc, trong chuyến thăm Cơ quan Giám đốc Tín hiệu Úc (ASD) đã nói rằng miễn là hải quân Trung Quốc hoạt động ở Quần đảo Solomon, nó sẽ “gần hơn đáng kể với lục địa Úc, điều này sẽ thay đổi cách chúng tôi hoạt động hàng ngày, đặc biệt là trên không và trên biển”, “Chúng tôi sẽ thay đổi mô hình tuần tra của mình”.
New Zealand ở cùng mặt trận với Úc. Vào ngày 28/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết khi được hỏi liệu ông có chấp nhận việc Trung Quốc khai triển tàu chiến ở Quần đảo Solomon hay không, ông nói: “Chúng tôi tin rằng hành vi này tiềm ẩn quân sự hóa khu vực và từ góc độ an ninh Thái Bình Dương, có rất ít lời biện minh cho nhu cầu và sự tồn tại này”, “Chúng tôi thực sự lo ngại về điều đó”.
Hoa Kỳ từ lâu đã cảnh giác về động thái của ĐCSTQ nhằm thiết lập quan hệ quân sự với Quần đảo Solomon. Ngày 12/2, Hoa Kỳ thông báo ý định mở lại đại sứ quán ở Honiara, thủ phủ của Quần đảo Solomon. Hoa Kỳ cũng công bố “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, trong đó tuyên bố rằng Washington sẽ “mở rộng có ý nghĩa” sự hiện diện ngoại giao của mình ở Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương, và ưu tiên các cuộc đàm phán quan trọng với các quốc đảo Thái Bình Dương.
Giờ đây, Trung Quốc đang cố gắng biến Quần đảo Solomon trở thành đầu cầu cho sự mở rộng của họ ở Nam Thái Bình Dương thông qua một thỏa thuận an ninh. Một mặt, điều này sẽ kích thích Hoa Kỳ, Úc và New Zealand củng cố liên minh của mình, điều này không chỉ làm thất bại âm mưu lôi kéo New Zealand và chia rẽ liên minh Ngũ Nhãn của ĐCSTQ, mà còn khiến ĐCSTQ khó có thể xoa dịu quan hệ với Úc (Ông Tiếu Thiên (Xiao Qian), tân đại sứ Trung Quốc tại Úc, đã thể hiện thiện chí của mình với Úc). Mặt khác, Hoa Kỳ, Úc và New Zealand sẽ tăng cường hoạt động của họ ở khu vực Nam Thái Bình Dương, và hợp lực với Pháp (Pháp có lãnh thổ ở Nam Thái Bình Dương) và Nhật Bản để cùng chống lại sự xâm nhập kinh tế và bành trướng quân sự của ĐCSTQ .
Phần kết
ĐCSTQ đã cố gắng lôi kéo Quần đảo Solomon ký kết một thỏa thuận an ninh, thỏa thuận này dường như đã thiết lập một đầu cầu để tiến vào Nam Thái Bình Dương, nhưng trên thực tế, nó khiến chính họ trở nên thụ động hơn và giống như một con bạc. Thứ nhất, Quần đảo Solomon, là tâm điểm của cuộc cạnh tranh, sẽ rơi vào tình trạng bất ổn chính trị, và không thể loại trừ khả năng thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau khi thay đổi chính phủ. Thứ hai, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Pháp và Nhật Bản sẽ chung tay chống lại ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương. Mặc dù các quốc đảo Nam Thái Bình Dương có thể bị chia rẽ, nhưng nhìn chung họ sẽ duy trì một sự cảnh giác với ĐCSTQ.
Không có nhận xét nào