ĐCSTQ đang mở rộng ảnh hưởng chiến lược của mình trên toàn cầu, đặc biệt cố gắng thiết lập các căn cứ quân sự ở nước người nhằm đạt được mục đích.
Căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của ĐCSTQ nằm ở Djibouti, Đông Phi. Nó có thể được sử dụng làm bàn đạp và kho tiếp liệu cho việc khai triển quân sự của ĐCSTQ đến Biển Địa Trung Hải. Mặc dù, đi vào hoạt động vào năm 2017, nhưng không có tàu chiến nào của Trung Quốc cập cảng ở đây. Mới đây, một tàu quân sự của Trung Quốc – tàu tiếp liệu tích hợp Type 903A của Hải quân Trung Quốc có lượng choán nước hơn 23.000 tấn – lần đầu tiên xuất hiện tại Djibouti, và được các chuyên gia quân sự Mỹ gọi là “sự phát triển mang tính chiến lược cao”.
Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã và đang mở rộng ảnh hưởng chiến lược của mình trên toàn cầu, bao gồm cả việc ngấm ngầm và tích cực tìm cách xây dựng thêm các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Sau Djibouti, nhiệm vụ của ĐCSTQ nhằm thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài dường như đã gia tăng. Ví dụ, vào ngày 5/12/2021, tờ Wall Street Journal trích dẫn các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng ĐCSTQ có ý định xây dựng căn cứ hải quân thường trực đầu tiên trên Đại Tây Dương ở Equatorial Guinea, nằm ở trung và tây châu Phi và quay mặt ra Đại Tây Dương về phía tây (đối diện với bờ biển phía đông của Hoa Kỳ). Trên thực tế, Bata ở Vịnh Guinea có một cảng nước sâu do một công ty Trung Quốc xây dựng.
Ngoài châu Phi, khu vực Nam Thái Bình Dương cũng có sức hấp dẫn cực kỳ lớn đối với ĐCSTQ. Đầu tiên, vào tháng 4/2018, truyền thông Úc đưa tin Trung Quốc và Vanuatu đã bắt đầu đàm phán sơ bộ về khả năng xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quốc đảo Nam Thái Bình Dương này. Vanuatu cách bờ biển Úc 1.500 dặm (khoảng 2.400 km). Bến tàu thuộc sở hữu của Trung Quốc ở Luganville, mặc dù không mang lại lợi nhuận, nhưng đủ lớn để các tàu chiến lớn cập bến; ĐCSTQ đã tài trợ cho việc xây dựng một bến tàu mới ở phía bắc đảo Espiritu Santo, cũng như nâng cấp một sân bay quốc tế ở đây.
Thứ hai, vào tháng 5/2021, Reuters tiết lộ rằng ĐCSTQ có kế hoạch nâng cấp đường băng và các cây cầu trên Đảo Kanton ở Kiribati để khôi phục lại căn cứ do quân đội Hoa Kỳ để lại trên đảo. Hòn đảo này cách Hawaii khoảng 3.000 km về phía tây nam, và từng được các máy bay ném bom của Mỹ sử dụng làm đường băng trong Thế chiến thứ hai. “Hòn đảo này sẽ trở thành một tàu sân bay trên biển”, một cố vấn của chính phủ Thái Bình Dương cho biết. Kiribati đang xích lại gần ĐCSTQ, nước này đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2019.
Trong những trường hợp này, cả ĐCSTQ và các nước liên quan đều tuyên bố rằng các dự án này là dự án dân sự và phủ nhận tính chất quân sự của nó. Tuy nhiên, với bản chất độc tài của ĐCSTQ, tham vọng toàn cầu và các kế hoạch về một “cường quốc hàng hải”, “hải quân nước xanh”, “một vành đai, một con đường”, “chiến lược hai đại dương” và các kế hoạch khác, khiến sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế không phải là không có lý do.
Trong một thời gian dài, ĐCSTQ đã đeo mặt nạ kinh tế để xâm nhập và mở rộng trong cộng đồng quốc tế, chủ yếu thông qua hai phương thức chính: thương mại quốc tế (Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 130 quốc gia) và các dự án xây dựng kỹ thuật. Trong những năm gần đây, đầu tư quốc tế cũng bắt đầu theo kịp. Đối với ĐCSTQ hiện tại, lợi ích kinh tế là chính, nhưng cũng có một lớp ẩn chứa những cân nhắc về quân sự, cả cố ý và vô ý.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không dám công khai và chính thức đàm phán với các quốc gia liên quan để thiết lập các căn cứ quân sự như Hoa Kỳ hiện nay và trong thời gian sắp tới. Ngay cả Djibouti, căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nó, cũng không dám thừa nhận một cách dễ dàng, mà thay vào đó gọi nó là “Căn cứ hỗ trợ PLA của Trung Quốc tại Djibouti”.
ĐCSTQ muốn xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài, chủ yếu thông qua các dự án xây dựng công trình (chọn những dự án nằm ở những khu vực chiến lược quan trọng). Một mặt, nó có thể điên cuồng chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Có ba hỗ trợ chính đằng sau điều này: (1) khả năng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ; (2) “rải tiền” (hầu hết tất cả các dự án cơ sở hạ tầng do ĐCSTQ xúc tiến ở nước ngoài đều bị Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á coi là rủi ro cao). (3) Hợp đồng không minh bạch và xuất khẩu tham nhũng (có nhiều trường hợp lãnh đạo của các quốc gia có liên quan đã bị sa thải).
Mặt khác, chính ĐCSTQ đã phát triển một bộ thói quen “che trời vượt biển”. Điều này bao gồm ba điểm chính.
Một là “bẫy nợ”. ĐCSTQ xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số quốc gia nhỏ thông qua các khoản vay ưu đãi và chính quyền địa phương không có khả năng trả nợ, dẫn đến vỡ nợ, vì vậy ĐCSTQ tiếp quản những tài sản này thông qua “hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu”. Trong dự án chấn động nhất, Sri Lanka đã vay tiền để phát triển cảng Hambantota dưới sự dụ dỗ của ĐCSTQ, bất chấp các nghiên cứu khả thi cho thấy cảng không thể hoạt động được. Dự án không thành công như mong đợi, Sri Lanka phải vật lộn để trả nợ, và sau nhiều tháng đàm phán với ĐCSTQ dưới áp lực gay gắt, Sri Lanka buộc phải nhượng lại cảng và 15.000 mẫu đất xung quanh cảng với hợp đồng cho thuê cảng có thời hạn 99 năm.
Thứ hai, “lợi dụng quân sự”. Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ tập trung vào việc xây dựng các cảng trên khắp thế giới, vốn từ lâu đã gây ra những lo ngại về an ninh ở một số quốc gia. Ian Easton, một nhà phân tích và nghiên cứu quốc phòng nổi tiếng tại Viện Dự án 2049, một tổ chức tư vấn của Mỹ, chỉ ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng các cảng mà họ đã tài trợ để thu thập thông tin tình báo quân sự, và thực sự cung cấp các trạm tiếp nhiên liệu và sửa chữa tiềm năng cho hải quân Trung Quốc.
Thứ ba là “hiện thực hóa dần dần”. Đầu tiên ĐCSTQ bắt đầu bằng việc mở cửa kinh tế, sau đó nhắm đến các cảng mục tiêu, và bắt đầu sử dụng các thỏa thuận tiếp cận làm điểm khởi đầu để các tàu hải quân của ĐCSTQ có thể cập cảng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu và dần dần biến nó thành căn cứ quân sự của ĐCSTQ. Lấy ví dụ, về việc thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của ĐCSTQ ở Djibouti. Trên cơ sở viện trợ kinh tế, ĐCSTQ đã cung cấp nhiều viện trợ khác nhau cho Djibouti trong một thời gian dài; trên cơ sở này, ĐCSTQ đề xuất (từ năm 2008) rằng hải quân ở Vịnh Aden cần một cảng cho tàu tiếp tế và Djibouti đã đồng ý cho ĐCSTQ sử dụng cảng Djibouti; sau đó, ĐCSTQ cũng đề xuất thành lập một căn cứ quân sự thường trực ở Djibouti, căn cứ này đã được Djibouti chấp thuận vào năm 2015.
Sau khi tìm hiểu quy trình hoạt động của ĐCSTQ, và nhìn lại các trường hợp nói trên trong bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù các dự án này hiện là dân sự, nhưng khó có thể loại trừ khả năng chúng trở thành căn cứ quân sự của ĐCSTQ trong tương lai. Hãy lấy Vanuatu làm ví dụ, đất nước nhỏ bé với dân số chỉ 270.000 người này có dòng vốn đầu tư ổn định từ ĐCSTQ. Người ta tin rằng gần một nửa khoản nợ nước ngoài 440 triệu nhân dân tệ của Vanuatu đến từ ĐCSTQ. Vanuatu sẽ trả nợ như thế nào trong tương lai ? Nói cách khác, ngay cả khi ĐCSTQ không “dùng cảng trả nợ”, nó vẫn có thể dần dần hiện thực hóa tham vọng có được một căn cứ quân sự, biến nó thành một mối đe dọa đối với miền bắc nước Úc.
Tham vọng của ĐCSTQ trong việc thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài và giữ bí mật về các hành động của nó không thể không khiến các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế phải cảnh giác.
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào