Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Một phụ nữ đứng cạnh đống đổ nát tại thị trấn Bucha gần thủ đô Kyiv của Ukraine
Vào tuần rồi, các bộ trưởng quốc gia thuộc Nato đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về việc nên hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine đến mức nào.
Thách thức đối với Nato xuyên suốt cuộc chiến tranh Ukraine là làm thế nào cung cấp đủ sự viện trợ quân sự cho đồng minh Ukraine để tự vệ mà không bị kéo vào cuộc xung đột và cùng tham chiến chống lại Nga.
Chính phủ Ukraine đã rõ ràng trong những lời kêu gọi trợ giúp.
Để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbass, miền đông nước này thì Kyiv cho biết cấp bách cần phương Tây tiếp tục cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, NLAW (thiết bị chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới), Stinger và các tên lửa chống tăng và phòng không Starstreak mà lực lượng quân đội Ukraine đã sử dụng có hiệu quả trong cuộc chiến tranh này.
Nhiều thiết bị đang được chuyển đến. Nhưng Ukraine cần hơn nữa.
Ukraine muốn xe tăng, máy bay chiến đấu, drone và các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại để đối phó với các cuộc không kích và những tên lửa tầm xa từ Nga vốn đang khiến kho nhiên liệu và vũ khí chiến lược của Ukraine bị hao hụt dần.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi, chính xác điều gì đang khiến Nato chần chừ?
Câu trả lời đó là sự leo thang.
Nguy cơ Nga sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chiến lược (ví dụ tầm ngắn) hoặc cuộc xung đột có thể vượt khỏi biên giới Ukraine và trở thành một cuộc chiến châu Âu luôn xuất hiện thường trực trong suy nghĩ của các lãnh đạo phương Tây và đây là những nguy cơ cao.
Phương Tây đã viện trợ gì?
Hơn 30 quốc gia đã viện trợ quân sự cho Ukraine bao gồm 1 tỷ euro từ EU, và 1,7 tỷ USD từ Mỹ, cung cấp giới hạn gồm vũ khí, đạn dược và thiết bị phòng vệ như các hệ thống tên lửa chống tăng và phòng không bao gồm Javelins, loại vũ khí chống tăng mang trên lưng có thể bắn hạ rocket tầm nhiệt.
Stinger là loại vũ khí phòng không có thể mang vác, nổi tiếng là loại vũ khí được sử dụng tại Afghanistan chống lại máy bay của Liên Xô.
Starstreak là hệ thống phòng không có thể mang vác do Anh Quốc chế tạo.
Các quốc gia thành viên Nato cũng e ngại cung cấp vũ khí tấn công hạng nặng hơn bao gồm các xe tăng và máy bay chiến đấu vì có thể dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn cản Cộng hòa Czech cung cấp xe tăng T72 cho Ukraine.
Tổng thống Putin cũng sớm nhắc nhở thế giới rằng nước Nga là một cường quốc vũ khí hạt nhân và ông đang đặt lực lượng răn đe hạt nhân lên mức sẵn sàng cao hơn.
Mỹ thì không làm điều tương tự khi phát hiện không có đầu đạn hạt nhân của Nga di chuyển ra khỏi kho chứa an toàn. Nhưng Putin đã đưa ra quan điểm. Ông ta thực tế đang nói rằng: "Nước Nga có một kho hạt nhân khổng lồ vì vậy đừng nghĩ các người có thể đe dọa chúng tôi."
Học thuyết quân sự của Nga thì cho phép sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến lược công suất thấp trên chiến trường, và biết rằng phương Tây ghê tởm các loại vũ khí hạt nhân vốn đã không được sử dụng trong cơn giận dữ suốt 77 năm qua.
Các nhà hoạch định chiến lược của Nato lo lắng rằng một khi điều cấm kỵ hạt nhân bị phá vỡ thì thậm chí nếu sự tổn thất chỉ giới hạn ở một mục tiêu trên chiến trường Ukraine, thì sau đó không thể tránh khỏi nguy cơ cuộc leo thang về màn trả đũa hạt nhân qua lại thảm họa giữa Nga và phương Tây.
Và cho đến nay, với mọi tội ác do binh sĩ Nga rõ ràng gây nên thì Nato vẫn kiên định và sự e dè cũng dần biến mất.
Cộng hòa Czech đã gửi xe tăng, cho biết đây là loại xe tăng T-72 cũ từ thời Liên Xô nhưng là quốc gia đầu tiên trong Nato làm điều này. Slovakia cũng gửi đến Ukraine hệ thống tên lửa phòng không S300. Nhưng cả hai bước đi thế này dường như đã không thể mang đến rủi ro khi cuộc chiến tranh bùng phát.
Nghị sĩ Tobias Ellwood, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Anh, là một trong những người tin rằng Putin đang đánh lừa khi đề cập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân và rằng Nato nên làm nhiều hơn nữa.
"Chúng ta đang quá thận trọng về các hệ thống vũ khí mà chúng ta sẵn sàng cung cấp," ông nói. "Chúng ta cần có thái độ mạnh mẽ hơn. Chúng ta đang trao cho người dân Ukraine đủ để tồn tại nhưng không để chiến thắng và điều này phải thay đổi."
Vì vậy chính xác là cuộc chiến tranh Ukraine có thể leo thang trở thành một cuộc xung đột trên toàn châu Âu và Nato bị kéo vào như thế nào?
Đây là một số kịch bản có thể xảy ra và rõ ràng đang chiếm lĩnh tâm trí của các bộ trưởng quốc phòng phương Tây.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Xe tăng T-72 được Cộng hòa Czech chuyển cho Ukraine
Đây là 3 kịch bản trong số đó.
Kịch bản thứ nhất, đó là lực lượng Ukraine bắn một tên lửa chống hạm do Nato cung cấp ở Odessa và khiến một tàu chiến Nga bị chìm ngoài khơi Biển Đen, khiến gần 100 thủy thủ và hàng chục thủy quân lục chiến thiệt mạng. Con số thương vong quy mô thế này đối với một cuộc không kích là chưa từng có tiền lệ và Putin sẽ chịu áp lực đáp trả theo một dạng thức nào đó.
Kịch bản thứ hai, đó là một cuộc tấn công tên lửa chiến lược của Nga nhắm vào một đoàn xe cung cấp phần cứng vũ khí quân sự đang di chuyển từ một quốc gia Nato như Ba Lan hoặc Slovakia sang Ukraine. Nếu thương vong xảy đến cho phía bên kia bên giới của Nato thì liên minh quân sự này có thể kích hoạt điều số 5 của Hiến chương Nato, khiến cả liên minh cùng bảo vệ quốc gia bị tấn công.
Kịch bản thứ ba, đó là trong bối cảnh giao tranh dữ dội xảy ra tại vùng Donbass thì một vụ nổ xảy ra ở một cơ sở công nghiệp, gây rò rỉ khí hóa học độc hại. Điều này xảy ra và không có thương vong nào được ghi nhận. Nhưng khi dẫn đến thương vong lớn như việc sử dụng khí độc ở vùng đông Ghouta của Syria thì nếu lực lượng quân đội Nga bị phát hiện cố tình gây nên vụ tấn công, thì Nato sẽ có nghĩa vụ đáp trả.
Hoàn toàn có thể không có kịch bản nào trong số này sẽ thành hiện thực.
Nhưng trong lúc các quốc gia phương Tây thể hiện mức độ đoàn kết hiếm có trong việc thể hiện sức mạnh phản ứng trước cuộc xâm lược của Nga thì cũng có những thông tin cho rằng họ chỉ đang thuần túy mang tính phản ứng và không nghĩ thông suốt về phần cuối của cuộc chiến nên như thế nào.
"Câu hỏi chiến lược lớn hơn", một trong những quan chức quân sự dày dặn kinh nghiệm của Anh Quốc giấu tên nói rằng, "là liệu chính phủ của chúng ta có tham gia vào việc quản lý khủng hoảng hay một chiến lược thật sự." Điều này sẽ yêu cầu suy nghĩ thấu đáo vấn đề này cho đến lúc kết thúc, ông nói thêm.
"Điều chúng ta đang cố gắng đạt được ở đây là trao cho Ukraine mọi sự giúp đỡ có thể, không đầy đủ như Thế chiến lần ba. Vấn đề là Putin là một tay chơi bài poker tốt hơn chúng ta."
Nghị sĩ Tobias Ellwood đồng tình.
"Nước Nga làm điều này [đe dọa leo thang] rất hiệu quả. Và chúng ta sợ hãi. Chúng ta đã đánh mất khả năng kiểm soát bước leo thang."
Không có nhận xét nào