Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ tư 06 tháng 4 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Chiến tranh Ukraina: Nga chuẩn bị đánh chiếm toàn bộ vùng Donbass

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ ngày 24/02/2022. AP - Virginia Mayo 

    Hôm qua, 05/04/2022, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết quân Nga đang tăng cường lực lượng để “giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass” ở miền đông Ukraina và thiết lập một cầu đường bộ nối với Crimée. 

    Trong một cuộc họp báo một ngày trước cuộc họp các ngoại trưởng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, ông Stoltenberg giải thích: “ Lực lượng Nga đã rời khỏi vùng Kiev và miền bắc Ukraina. Vladimir Putin dời một số lực lượng đến miền đông nước Nga. Các lực lượng này sẽ được trang bị thêm vũ khí, tiếp nhận quân tăng viện, vì đã bị nhiều thiệt hại và sẽ được tiếp tế thêm để mở một cuộc tấn công tập trung vào vùng Donbass”.

    Tổng thư ký khối NATO nói thêm là trong cuộc họp hôm nay, các ngoại trưởng của Liên Minh sẽ thảo luận với đồng nhiệm Ukraina về nhu cầu hiện nay của quân đội Ukraina.

    Như vậy vùng Donbass kể từ nay sẽ là trọng tâm của cuộc chiến Ukraina, trong khi tại Donetsk, cuộc sống của người dân hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhất là do tình trạng thiếu nguồn nước.

    Từ Donetsk, đặc phái viên Anissa El Jabri gởi về bài tường trình

     “ Trong đêm, đôi khi một tên lửa rơi xuống một khu phố của thành phố, rồi các rocket bắn trả. Ban ngày thì ai cũng lo đi tìm một thứ, đó là nước. Từ nhiều tuần qua, nhà máy cung cấp nước cho thành phố đã bị pháo kích. Donetsk phải sống với nguồn nước dự trữ và người dân được cấp hạn chế.

    Một phụ nữ nói: “ Chúng tôi sống ở trung tâm thành phố, ở đây tình hình cung cấp nước là tốt nhất. Chúng tôi được cấp nước theo giờ, nhưng còn tại những khu phố xa hơn, từ nhiều tuần nay không còn nước nữa.

    Trong điều kiện như vậy thật khó để tắm rửa, giặt giũ, nhưng quan trọng nhất dĩ nhiên là tìm nước uống. Ai cũng cố tìm ra nơi tốt nhất để có được nguồn nước. 

    Một phụ nữ nói: “ Chúng tôi trao đổi với hàng xóm, qua Internet, qua điện thoại. Mọi người giữ liên lạc rất chặt chẽ với nhau”.

    Đứng trước bà là 5 người đang xếp hàng chờ lấy nước, một số đến từ rất xa, thậm chí xa đến 10 km, chỉ để đổ đầy hai bình 5 lít.

    Một phụ nữ trong số này nói: “ Tôi mất bao nhiêu thời gian để đến đây à? Nếu đi bằng phương tiện giao thông công cộng thì sẽ mất rất nhiều thời gian vì có nhiều vấn đề. Đôi khi chúng tôi phải đi 2 hay 3 xe bus khác nhau. Cách đây vài tuần, thậm chí một số người đi bộ đến đây. Cho tới nay, chúng tôi vẫn quen có nhiều công ty cung cấp nước sạch, nhưng nhiều công ty đã ngừng cung cấp. Lý do là vì nhiều đàn ông đã bị động viên cho các mặt trận”.

    Về tình hình chiến sự tại những nơi khác, theo chính quyền địa phương, một kho dầu gần thành phố Dnipro ở miền đông Ukraina đã bị quân Nga oanh tạc và phá hủy trong đêm qua. 

    Còn tại miền tây Ukraina, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại thành phố nhỏ Radekhiv, nằm cách thành phố lớn Lviv 70 km. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh cho tới nay, Lviv và miền tây Ukraina ít khi nào bị oanh tạc. 

    Quân đội Nga hôm qua khẳng định đã bắn rơi hai trực thăng của Ukraina đang di tản các chỉ huy tiểu đoàn trấn giữ cảng Mariupol hiện đang bị bao vây.

    “Tội ác chiến tranh” ở Ukraina: Zelensky kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động “ngay lập tức”

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy xuất hiện qua video từ Ukraine nói với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 5/4/2022, về tội ác chiến tranh của Nga tại Bucha.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy xuất hiện qua video từ Ukraine nói với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 5/4/2022, về tội ác chiến tranh của Nga tại Bucha. 

    Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phát biểu qua video từ Kiev, Ukraina ngày 02/04/2022. AP 

    Hôm qua, 05/06/2022, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải có hành động “ngay lập tức” trước “những tội ác chiến tranh” mà theo ông, Nga đã gây ra ở Ukraina. 

    Tổng thống Zelensky đã đưa ra yêu cầu nói trên trong một bài phát biểu long trọng qua video được phát trực tiếp tại phòng họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Sau bài phát biểu này, ông đã cho chiếu những hình ảnh về những người bị thảm sát ở Ukraina.

    Tổng thống Ukraina còn kêu gọi khai trừ nước Nga khỏi Hội Đồng Bảo An, một quyết định mà Hội Đồng không thể đưa ra được, do Nga là một trong năm thành viên thường trực. Ông Zelensky yêu cầu cải tổ Liên Hiệp Quốc “để quyền phủ quyết không còn đồng nghĩa với quyền chết”. Theo tổng thống Ukraina, nếu không cải tổ được như vậy thì Liên Hiệp Quốc nên đóng cửa.

    Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình:

    “ Tổng thống Ukraina muốn được bảo đảm là nước Nga sẽ bị truy tố về những tội ác này và Hội Đồng Bảo An đã gần như nhất trí yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra độc lập ở Ukraina. Đó cũng là yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trước đó. Tòa án Hình sự Quốc tế mở một cuộc điều tra bốn ngày sau khi Nga phát động chiến tranh Ukraina. Các nhà điều tra đã đến tại chổ để thu thập các chứng cứ.

    Ý thức về những hạn chế của mình, Liên Hiệp Quốc đã khởi động mọi cơ chế có thể được. Tổng thống Zelensky đã cảnh báo Bucha chắc chắn chỉ là khởi đầu của một thực tế kinh hoàng. Không khí giá lạnh đã bao trùm cuộc họp của Hội Đồng Bảo An khi nữ đại sứ Mỹ nhắc đến các trại thanh lọc ở miền đông nước Nga, nơi mà hàng chục ngàn người Ukraina đã bị đưa đến. Theo lời bà, tại đây, các nhân viên Nga đã tịch thu hộ chiếu và thẻ căn cước cùng với điện thoại của họ, rồi chia cắt các gia đình.

    Về phần mình, đại sứ Nga khẳng định đó chỉ là những người tự nguyện di tản sang Nga, thậm chí đưa ra con số cụ thể : 602.000 người Ukraina, trong đó có 119.000 trẻ em.”

    Điều tra tội ác chiến tranh: Pháp đóng góp tài chính và nhân lực

    Hôm qua, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron với đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky, điện Elysée thông báo là nước Pháp sẽ cung cấp các phương tiện tài chính và nhân lực để giúp điều tra về các vụ thảm sát mà quân Nga bị cáo buộc. 

    Cụ thể, Paris sẽ đóng góp thêm 490.000 euro cho các công việc của Tòa án Hình sự Quốc tế và sẽ trả trước thời hạn quy định khoản đóng góp tài chính hàng năm của Pháp là 13 triệu euro. Pháp cũng đề nghị gởi 2 thẩm phán và 10 hiến binh tham gia điều tra. Ngoài ra, Paris sẵn sàng gởi một nhóm chuyên gia kỹ thuật đến Ukraina để xem xét các bằng chứng về tội ác chiến tranh.

    Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng đến năm 2050, tập trung vào phát triển các thiết bị mới

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/04/u-s-700x366.jpg

    Các nhà phân tích cho rằng hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cường sức mạnh cho đến năm 2050 khi quốc gia này mở rộng nhà máy đóng tàu quan trọng, tăng cường phối hợp và tìm kiếm một thỏa thuận an ninh với một đồng minh ở Nam Thái Bình Dương.

    Các quan chức Trung Quốc đã ký một dự thảo thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương. Thỏa thuận, được công bố vào tuần trước, đã làm dấy lên lo ngại ở các nước láng giềng là Úc và New Zealand rằng Trung Quốc cuối cùng có thể xây dựng một căn cứ hải quân ở Quần đảo Solomon. 

    Mới đây, Naval News, tờ báo chính thức của Hải quân Hoàng gia Anh, đã đăng tải một bài báo mô tả về “sự bành trướng ồ ạt” của nhà máy đóng tàu lớn nhất Trung Quốc. Nhà máy đóng tàu Giang Nam (Jiangnan) có trụ sở tại Thượng Hải dự kiến ​​sẽ có một bể chứa khổng lồ để lắp ráp tàu và một xưởng đóng tàu “cỡ lớn” với nhiều cầu cảng.

    Báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc đã và đang mở rộng hai cơ sở tàu ngầm hạt nhân khác. Việc mở rộng hai cơ sở này mở ra khả năng cho Hải quân Trung Quốc đóng các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận trong tuần này về việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

    Một phần của lộ trình dài hơn

    Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết các động thái này sẽ cho phép hải quân Trung Quốc cải thiện lực lượng hải quân của Trung Quốc đến năm 2050.

    Ông nói: “Rõ ràng, quân đội Trung Quốc đang trong quá trình phát triển và lớn mạnh, vì vậy tôi nghĩ nó có thể nhanh hơn chúng ta nghĩ”.

    Trong một báo cáo do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố vào năm ngoái đã trích dẫn báo cáo năm 2017 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, cho biết Trung Quốc đang phấn đấu đến năm 2035 “hiện đại hóa cơ bản quốc phòng và quân đội”, “xây dựng hoàn chỉnh quân đội nhân dân thành quân đội đẳng cấp thế giới” vào năm 2049.

    Nhà máy đóng tàu Giang Nam là cơ sở chủ chốt để chế tạo hàng không mẫu hạm, tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một viện nghiên cứu của Anh, năm 2012, hải quân Trung Quốc có 512 tàu. Theo cơ sở dữ liệu Globalfirepower.com, hải quân Trung Quốc hiện có hơn 700 tàu.

    Đối thủ mạnh nhất của Trung Quốc sẽ là Hoa Kỳ. Kẻ thù trước Chiến tranh Lạnh đã cử tàu chiến đến Biển Đông và eo biển Đài Loan để đáp trả hành vi hung hăng của Bắc Kinh đối với các chính phủ châu Á nhỏ hơn. Hôm thứ Hai, Tướng David Berger, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, cho biết các lực lượng của ông sẽ tiến hành nhiều “hoạt động tiền phương” hơn trong tương lai để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trên biển.

    Thiếu hụt bến cảng

    Các chuyên gia tin rằng việc xây dựng một bến cảng ở Quần đảo Solomon sẽ giảm bớt tình trạng thiếu chỗ neo đậu cho tàu thuyền khi hải quân Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện có các căn cứ hải quân ở nước ngoài tại Myanmar, Pakistan và Djibouti.

    “Mục đích của họ (ĐCSTQ) không chỉ là kiểm soát chuỗi đảo đầu tiên, mà còn hy vọng sử dụng chuỗi đảo đầu tiên làm điểm khởi đầu để mở rộng lực lượng và mở rộng sang chuỗi đảo thứ hai”. Ông Viên Yết Trọng (Chieh Chung), một nhà nghiên cứu tại Nhóm An ninh Quốc gia của Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với VOA.

    Chuỗi đảo đầu tiên đề cập đến quần đảo kéo dài từ quần đảo Kuril ở phía bắc Nhật Bản đến Borneo. Chuỗi đảo thứ hai bao gồm Papua New Guinea, quần đảo Mariana và quần đảo Caroline.

    Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn còn lâu mới có thể thiết lập căn cứ ở Quần đảo Solomon. Tháng 11 năm ngoái, những người biểu tình đã gây ra bạo loạn ở quốc gia Nam Thái Bình Dương này, một phần vì mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Quần đảo Solomon từ bỏ quan hệ với Đài Loan vào năm 2019 để ủng hộ quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.

    Ông Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Daniel Inoue về Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii, cho biết người dân Quần đảo Solomon từng bực tức coi Úc là “lão Đại ca” và tự hỏi liệu Trung Quốc có phải là người tiếp theo hay không.

    Cải cách cơ cấu chỉ huy

    Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải đối mặt với thách thức lâu dài hơn trong việc phân quyền chỉ huy quân sự để đặt quyền quyết định trên chiến trường vào tay các chỉ huy hiện trường và nâng cao hiệu quả chiến đấu. Ông Derek Grossman, một nhà phân tích cấp cao về quốc phòng tại RAND Corporation, một nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ, cho biết mặc dù quân đội Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện khả năng phối hợp kể từ năm 2016, nhưng giờ đây quân đội Trung Quốc hiện đang hoạt động theo kiểu “từ trên xuống dưới” nhiều hơn so với quân đội Mỹ.

    Theo một bài báo của Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải cách vào năm 2017 nhằm mục đích cải thiện khả năng phối hợp.

    Ông Grossman cho biết một chìa khóa là tập hợp Quân đội, Lực lượng hỗ trợ chiến lược và Lực lượng tên lửa lại với nhau trong bất kỳ cuộc chiến nào. “Đó không chỉ là những con số”, ông nói về thiết bị và quân đội. “Tôi nghĩ rằng điều đó rõ ràng là phụ thuộc vào khả năng của họ, nếu họ có thể sử dụng tất cả những tài sản này một cách phối hợp”.

    Trung Quốc đã thua Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới vào những năm 1970.

    Ông Andrew Yang, tổng thư ký của Hiệp hội Nghiên cứu Chính sách Nâng cao, một tổ chức tư vấn ở Đài Loan, cho biết các nhân viên trên hai hàng không mẫu hạm của Trung Quốc cần thêm thời gian để đào tạo. Hoa Kỳ có 11 hàng không mẫu hạm. 

    Ông Andrew Yang nói: “Tôi không nghĩ hai hàng không mẫu hạm này đã sẵn sàng thực chiến, vì chúng cần thời gian để huấn luyện nhân viên cách phối hợp với các máy bay chiến đấu khác để thực hiện nhiệm vụ, và ở một mức độ nào đó là huấn luyện các máy bay chiến đấu trên hàng không mẫu hạm”.

    Ông Collin Koh cho biết, nếu không được đào tạo nhiều hơn và cải thiện hệ thống “chỉ huy và kiểm soát”, thì số lượng tàu ngày càng tăng của Trung Quốc có thể là một sự lãng phí thời gian”.

    Tên lửa siêu thanh: Anh, Mỹ và Úc tăng cường hợp tác quốc phòng

    Christy Cooney

    Một tên lửa siêu thanh được phóng trong cuộc thử nghiệm ở Bình Nhưỡng, Bắc Hàn

    Nguồn hình ảnh, EPA

    Chụp lại hình ảnh, 

    Một tên lửa siêu thanh được phóng trong cuộc thử nghiệm ở Bình Nhưỡng, Bắc Hàn

    Anh, Mỹ và Úc sẽ bắt đầu hợp tác nghiên cứu vũ khí siêu thanh và cách phòng thủ chúng, chính phủ Anh cho biết. 

    Dự án là một phần của Hiệp ước quốc phòng Aukus được ba nước Anh, Úc và Mỹ được công bố vào năm ngoái.

    Kế hoạch này theo sau sự phát triển các tên lửa siêu thanh của Trung Quốc và Nga, cũng như việc Nga sử dụng chúng ở Ukraine vào tháng 3.

    Vũ khí siêu thanh là những vũ khí có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

    Việc phòng thủ chúng khó hơn vì ngoài tốc độ, tên lửa siêu thanh còn bay ở tầm thấp, ngoài bán kính giám sát của radar trên mặt đất, và có thể thay đổi hướng di chuyển giữa quá trình bay.

    Anh hiện không sở hữu tên lửa siêu thanh.

    Mỹ và Úc đang có một chương trình chung để phát triển vũ khí nhưng chính phủ Anh nhấn mạnh trọng tâm của sự phối hợp này sẽ là phòng thủ. 

    Anh không có kế hoạch phát triển vũ khí siêu thanh của riêng mình nhưng dự án mới sẽ giúp Anh đánh giá xem liệu có cần phát triển trong tương lai hay không.

    Thông báo mới nhất của chính phủ Anh không liên quan đến việc Nga sử dụng vũ khí ở Ukraine nhưng thực tế là việc các nước khác đang đầu tư vào tên lửa siêu thanh có nghĩa là Anh phải suy nghĩ về cách phòng thủ loại vũ khí này.

    Ngày 19/03, Nga tuyên bố đã sử dụng một tên lửa siêu thanh để phá hủy một kho vũ khí ở miền tây Ukraine, tình báo quân đội Mỹ cho rằng quân đội Nga đã sử dụng chúng nhiều lần kể từ khi đó.

    Các cuộc tấn công của Nga đánh dấu lần đầu tiên tên lửa siêu thanh được sử dụng trong tác chiến.

    Tên lửa siêu thanh có thể tránh bị radar phát hiện trong thời gian lâu hơn tên lửa đạn đạo

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tên lửa siêu thanh có thể tránh bị radar phát hiện trong thời gian lâu hơn tên lửa đạn đạo

    Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc thử nghiệm hai tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân khiến tình báo Mỹ bất ngờ. 

    Mỗi tên lửa của Trung Quốc bay quanh Trái đất ở quỹ đạo thấp trước khi đáp xuống, tên lửa thứ hai chỉ cách mục tiêu khoảng 40 km.

    Tên lửa này được cho là kết hợp một hệ thống Fractional orbital bombardment system (FOBS), giúp đưa tên lửa vào một phần quỹ đạo của Trái đất để tấn công từ một hướng bất ngờ với một động cơ lượn siêu thanh, nằm ở lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Trái đất và khó bị phát hiện.

    Các cuộc thử nghiệm cho thấy năng lực không gian của Trung Quốc vượt xa những gì được biết trước đó.

    Bắc Hàn cũng tuyên bố đang trong quá trình thử nghiệm tên lửa siêu thanh.

    Nhân tố xoay chuyển cục diện tiềm năng

    Phân tích của Frank Gardner, phóng viên an ninh của BBC News 

    Tên lửa siêu thanh có khả năng xoay chuyển cục diện của các cuộc chiến tranh trong tương lai. 

    Như tên gọi, chúng di chuyển với vận tốc cực lớn - Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) hoặc lớn hơn, tương đương với khoảng 1,6 km mỗi giây. "Khả năng kép" có nghĩa mang đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Chúng cũng có thể được phóng từ trên không, trên biển hoặc từ mặt đất.

    Vũ khí này có hai loại: tên lửa hành trình và thiết bị lượn. Loại tên lửa hành trình của Nga có thể phóng được từ máy bay và đánh trúng mục tiêu cách xa hơn 1.900 km. Loại tàu lượn được phóng lên không gian từ nơi mà nó sau đó lướt xuống trái đất theo một hướng không thể đoán trước.

    Tên lửa siêu thanh đang thay đổi cách các quốc gia lên kế hoạch phòng thủ chiến lược vì hai lý do. Thứ nhất, chúng quá nhanh nên sẽ có rất ít thời gian (chỉ vài phút) kể từ khi phát hiện một vụ phóng cho đến lúc lãnh đạo một quốc gia phải quyết định có trả đũa hay không. Hầu như không có cách nào để biết liệu tên lửa đó có gắn đầu đạn hạt nhân hay không.

    Thứ hai, đường bay của chúng, đặc biệt là động cơ lượn siêu thanh (HGV), cực kì khó đoán khiến việc đánh chặn trở nên vô cùng khó khăn.

    Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc phát triển tên lửa siêu thanh, theo sát là Nga, quốc gia đã sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu tầm xa ở Ukraine. Mỹ tham gia muộn và một số cuộc thử nghiệm của họ diễn ra không tốt đẹp.

    Anh không sở hữu bất kỳ vũ khí siêu thanh nào và hiện chỉ đang hợp tác với Mỹ và Úc để thực hiện nghiên cứu và làm thế nào nếu có thể phòng thủ chống lại loại vũ khí này.

    Liên minh Aukus được công bố vào tháng 9/2021, là một hiệp ước an ninh ba bên tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

    Với hiệp ước Aukus, Úc sẽ trở thành quốc gia thứ bảy trên thế giới vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hiệp ước này cũng sẽ chứng kiến các đồng minh chia sẻ khả năng mạng, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ dưới đáy biển khác.

    Hiệp ước này đã kết thúc một thỏa thuận trị giá 37 tỷ đôla mà Pháp ký với Úc vào năm 2016 để đóng 12 tàu ngầm thông thường. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc ba cường quốc trong hiệp ước có "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

    Sau thông báo hôm 05/04, Cố vấn an ninh quốc gia của Anh, Stephen Lovegrove cho biết: "Khi chúng tôi tập hợp kiến thức kỹ thuật và năng lực của ba quốc gia, chúng tôi có thể đạt được một lượng [kiến thức] khổng lồ để đảm bảo sự an toàn cho chính chúng tôi, các đồng minh cũng như đối tác của chúng tôi."

    "Bởi vì Nga xâm lược Ukraine, điều quan trọng hiện nay hơn bao giờ hết là các đồng minh phải hợp tác để bảo vệ nền dân chủ, luật pháp quốc tế và sự tự do trên toàn thế giới."


    Không có nhận xét nào