Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 14 tháng 4 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Hoa Kỳ viện trợ thêm 800 triệu đô la vũ khí cho Ukraina

    Tiếp nhận tên lửa chống tăng Javelin từ Hoa Kỳ tại Sân bay Quốc tế Boryspil, ngoại ô Kiev, ngày 10/04/2022. REUTERS - VALENTYN OGIRENKO 

    Hôm qua, 13/04/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho một khoản viện trợ quân sự mới giúp Ukraina, với các vũ khí hạng nặng hơn so với những vũ khí mà Washington cung cấp cho Kiev tới nay. 

    Theo bản thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, tổng thống Biden đã thông báo khoản viện trợ mới trị giá đến 800 triệu đôla. Mục tiêu, theo ông Biden, là giúp quân đội Ukraina đối đầu với một cuộc tấn công lớn của quân Nga ở miền đông. 

    Từ Washington, thông tín viên Guilaume Naudin tường trình: 

    Cho tới nay, chính quyền Biden chỉ nói đến các vũ khí phòng thủ. Kể từ nay phải nói đến những khả năng mới theo sát nhu cầu. Ngoài các vũ khí chống tăng và vũ khí phòng không thông thường, khoản viện trợ mới này còn bao gồm các khẩu pháo thế hệ mới nhất, các súng đại bác 115 mm và đạn dược kèm theo.

    Ngoài ra còn có các xe thiết giáp và các trực thăng Mi-17 của Liên Xô mà Hoa Kỳ dành để sử dụng ở Afghanistan, trước khi diễn ra cuộc triệt thoái hỗn loạn khỏi nước này vào mùa hè năm ngoái.

    Trước khi có thông báo nói trên, đã có những thông tin trái ngược nhau trên báo chí Mỹ về việc cung cấp các trực thăng nói trên. Theo Nhà Trắng, đó chính là do thái độ lưỡng lự của chính quyền Ukraina. Thái độ lưỡng lự đó đã được giải tỏa sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Zelensky với tổng thống Biden. 

    Cuộc điện đàm này đã tái khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia và sự yểm trợ không suy suyển của Mỹ đối với Ukraina. Như vậy là kể từ nay, tính từ mùa thu năm ngoái, viện trợ quân sự của Washington cho Kiev đã lên tới hơn 3 tỷ euro. 

    Tuy gia tăng yểm trợ, nhưng Hoa Kỳ chưa muốn đi thêm một bước, đó là viện trợ các chiến đấu cơ mà chính quyền Zelensky vẫn yêu cầu. Washington không muốn cung cấp loại vũ khí đó để không bị Nga xem là một bên tham chiến ở Ukraina.

    Mỹ cảnh báo Trung Quốc : Ủng hộ Nga sẽ ảnh hưởng đến hội nhập

    Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen trong cuộc họp của Atlantic Council, Washington, Hoa Kỳ, ngày 13/04/2022. REUTERS - LEAH MILLIS 

    Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen hôm 13/04/2022 cảnh cáo Trung Quốc rằng quan điểm đối với Nga đang đe dọa việc « hội nhập » nền kinh tế thế giới của Bắc Kinh. 

    Phát biểu tại cơ quan tư vấn Atlantic Council, bà Janet Yellen khẳng định : « Thái độ của thế giới đối với Trung Quốc và ý định hội nhập kinh tế sâu sắc hơn của Trung Quốc, có thể bị ảnh hưởng bởi phản ứng của Bắc Kinh đối với lời kêu gọi cần có hành động kiên quyết hơn chống lại Nga của chúng tôi ».

    Tuy nói rằng trung lập, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ lên án việc Nga xâm lăng Ukraina, và thường xuyên chỉ trích phương Tây. Matxcơva bị cấm vận, Bắc Kinh có thể mua dầu khí giá rẻ và các công ty Trung Quốc lăm le thay chân các tập đoàn đã rút khỏi Nga.

    Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đã có hàng loạt trừng phạt về kinh tế và tài chính với Nga, chủ yếu là phong tỏa tài sản, cấm giao dịch với các ngân hàng lớn của Nga. Những biện pháp này sẽ « buộc Kremlin phải chọn lựa giữa việc hỗ trợ nền kinh tế và việc tài trợ cho cuộc chiến tàn bạo của Putin » - bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhắc nhở.

    Bà Janet Yellen cũng đả kích những quốc gia và doanh nghiệp không ngưng quan hệ thương mại với Nga, nhấn mạnh rằng các nước này có lẽ hy vọng « lấp vào chỗ trống do những nước khác để lại, qua việc duy trì liên hệ với Nga. Loại động cơ này không thể đứng vững lâu dài ».

    Theo AFP, bộ trưởng Janet Yellen còn kêu gọi cải cách các định chế kinh tế lớn của thế giới. Theo bà, cuộc chiến tranh ở Ukraina chứng tỏ những tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển đa phương cần được hiện đại hóa để thích ứng với thế kỷ 21, khi các thách thức và nguy cơ ngày càng mang tính toàn cầu.

    Tuyên bố này được đưa ra vào lúc còn năm ngày nữa sẽ khai mạc hội nghị mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB). Ngoài tình hình Ukraina, các vấn đề được thảo luận còn là việc phân phối vac-xin, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ các nước thu nhập thấp.

    Thử thách đón chờ thủ tướng mới của Pakistan

    Vào hôm thứ Hai, Shehbaz Sharif đã chính thức tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 23 của Pakistan sau khi Imran Khan bị phế truất. Ông Sharif – em trai của cựu thủ tướng Nawaz Sharif – ngay lập tức bắt tay vào công việc. Các văn phòng chính phủ được lệnh mở cửa sáu ngày một tuần và công chức được yêu cầu đến sở làm sớm hơn.

    Nhà lãnh đạo mới của Pakistan sẽ rất bận rộn. Nền kinh tế đang suy thoái, lạm phát gần 13% trong khi cán cân thanh toán rơi vào khủng hoảng. Thế nhưng quyền lực của ông Sharif chỉ dựa vào một liên minh thiếu vững chắc gồm nhiều đảng từ cánh tả cho đến cánh hữu tôn giáo. Ngoài ra phe của ông Khan sẽ không dễ dàng từ bỏ. Nhiều trong số những người ủng hộ trẻ tuổi của ông tin ông bị mất chức vì âm mưu của Mỹ và đang rất tức giận. Tình hình này khiến chính trị Pakistan trở nên phức tạp và chia rẽ, trong khi chỉ còn một năm nữa là đến bầu cử.

    Thị trường bán dẫn toàn cầu có thể hạ nhiệt

    Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) thực sự phát tài nhờ đại dịch covid-19. Nhu cầu thiết bị điện tử gia tăng cùng với việc kinh tế toàn cầu phục hồi ngoạn mục đã gây ra tình trạng thiếu chip. Nhờ giá cao hơn, doanh thu của TSMC tăng vọt. Do vậy, chắc chắn lợi nhuận quý đầu năm 2022 sẽ rất tốt đẹp khi được công bố vào thứ Năm này. Trước đó doanh thu quý, được công bố vào tuần trước, đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy vậy kỳ trăng mật có thể không kéo dài. TSMC nói chi phí nguyên liệu đầu vào đang tăng cao. Hơn nữa cuộc chiến ở Ukraine cũng có thể khiến mọi thứ tồi tệ đi vì nước này sản xuất lượng lớn đèn neon bán dẫn trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu dùng dường như đang chậm lại khi tăng trưởng kinh tế giảm tốc và lạm phát tăng cao. Trong khi đó các nhà máy bán dẫn mới đang được xây dựng trên khắp châu Mỹ và châu Âu có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt, dù sẽ mất một thời gian: ASML, nhà cung cấp máy sản xuất chip tiên tiến duy nhất trên thế giới, đã cho biết gián đoạn nguồn cung sẽ còn kéo dài ít nhất hai năm tới.

    ECB đứng trước quyết định khó khăn

    2022 là một năm khác thường tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Hội đồng thống đốc của họ sẽ họp tại Frankfurt vào thứ Năm, cuộc họp chính thức thứ hai kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

    Hiện ngân hàng đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Lạm phát ở khu vực đồng euro tăng cao tới 7,5% trong tháng 3 khi giá năng lượng bùng nổ. Cuộc phong tỏa mới của Trung Quốc chắc chắn làm tăng áp lực lên bên cung và khiến giá cả tăng cao. Và chiến tranh Ukraine đang đè nặng lên tiến trình phục hồi hậu đại dịch của châu Âu. Các kết quả khảo sát kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng đều cho ra kết quả tệ đi sau khi Nga xâm lược Ukraine.

    Kinh tế của khu vực đồng euro đang gặp khó khăn. Do vậy, tăng lãi suất sẽ gây ra tác động xấu. Nhưng ECB cần chứng tỏ họ có khả năng kiềm chế lạm phát, ngay cả với cái giá ngắn hạn là kìm hãm tăng trưởng.

    Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ dù lạm phát kỷ lục

    Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tìm đến chiếc phanh khẩn cấp khi lạm phát có nguy cơ tăng hai con số. Song Thổ Nhĩ Kỳ không nằm trong số đó.

    Tháng trước, lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ lên cao nhất hai thập niên qua, ở mức 61,1%. Việc Nga xâm lược Ukraine và gây hỗn loạn trên thị trường hàng hóa cũng như tiền tệ quốc tế phần nào là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao hiện tại. Nhưng thủ phạm chính là chính sách tiền tệ kỳ quặc của tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Cuối năm ngoái, ông đã buộc ngân hàng trung ương phải giảm lãi suất cho vay xuống 14%. Và trong bối cảnh lạm phát gia tăng, cuộc chiến ở Ukraine mang lại cho ngân hàng một cơ hội để cứu vãn thể diện. Nhưng họ đã không tranh thủ, và khả năng cao sẽ tiếp tục làm theo ý Erdogan tại cuộc họp hội đồng chính sách tiền tệ vào thứ Năm.

    Ukraine

    Tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở châu Âu, cho rằng, để kết thúc cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina, không thể trông chờ vào các cuộc đàm phán hòa bình mà phải dựa trên bốn cách, có thể làm nhiều cách cùng một lúc:

    - Cách 1: Cung cấp vũ khí cho Ukraina. Sau khi nhận được rất nhiều vũ khí hạng nhẹ từ phương Tây, quân đội Ukraina đã tiến hành chiến tranh phòng thủ hiệu quả, kiến quân Nga phải từ bỏ hoàn toàn chiến trường Kyiv, nên cách này đã phát huy tác dụng trên thực tế. Tuy nhiên, tại chiến trường Donbas, khi khả năng đánh du kích bị hạn chế, quân Ukraina sẽ cần thêm vũ khí hạng nặng, các hệ thống phòng không cũng như xe quân sự. Châu Âu và Mỹ phải bớt sợ Nga, cũng như thiên về tranh luận chính trị, mà có những hành động cụ thể, khi đó cục diện chiến trường sẽ thay đổi.

    - Cách 2: Cấm nhập khẩu toàn bộ dầu hỏa và khí đốt từ Nga. Mặc dù châu Âu đã giảm đi rất nhiều lượng nhập khẩu nhiên liệu từ Nga, đây vẫn là nguồn thu chính của nước này, chiếm từ 50-60% tất cả các giá trị xuất khẩu. Cắt Nga khỏi nguồn tiền thu được từ việc bán khí đốt, Nga sẽ không có đủ tiền để chi trả cho chi phí chiến tranh, và bắt buộc phải dừng lại.

    - Cách 3: Cấm vận, trừng phạt những các nhân, tài phiệt xung quanh Putin, làm họ thiệt hại kinh khủng, đến mức không chịu nổi và phải cô lập hoặc thậm chí lật đổ ông ta. Khả năng Putin sử dụng vũ khí hạt nhân là có thể, nhưng rất thấp vì ông ta cũng hiểu, nếu sử dụng tới vũ khí đó, là ông ta cũng sẽ tự tiêu diệt bản thân mình và cả đất nước Nga.

    - Cách 4: Phá vỡ, ngăn chặn sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Nga. Ngay từ ngày đầu cuộc chiến, Trung Quốc tuy không công khai nhưng là đồng minh của Nga, nhất là về kinh tế cũng như chính trị. Nếu các biện pháp trừng phạt được thực thi triệt để có thể làm Trung Quốc chùn tay và phải chọn cách "đứng ngoài” trong cuộc chiến này, khi Trung Quốc thấy rằng nếu đi cùng Nga thì cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

    Có một điều chắc chắn, bất kể kết quả thế nào, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina đã thay đổi thế giới này Phương Tây giật mình, nhìn nhận sự mê muội của họ đối với Nga và Trung Quốc suốt bấy lâu nay, để cân nhắc, rồi rút ra kết luận. Tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều sự thay đổi nữa trong mọi khía cạnh ngoại giao, kinh tế, quân sự.

    Hy vọng là thế giới sẽ tốt đẹp lên.

    Viva Ukraina !

    Anh trừng phạt các nhân vật tiếp tay cho Putin

    Anh đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt lên Nga, nhắm vào 178 cá nhân đã giúp hỗ trợ các khu vực ly khai do Kremlin hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

    Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 13/4 cho biết rằng các biện pháp trừng phạt này được phối hợp với Liên minh châu Âu. 

    Những người bị trừng phạt bao gồm Alexander Ananchenko, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Sergey Kozlov, chủ tịch chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng. Ngoài ra còn có Pavel Ezubov, em họ của tỷ phú Nga Oleg Deripaska và Nigina Zairova, trợ lý điều hành của ông trùm Nga Mikhail Fridman.

    Truss cho biết Anh trừng phạt ‘những người ủng hộ các khu vực ly khai bất hợp pháp và đồng lõa trong những hành động tàn bạo chống lại người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm đến tất cả những người hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc chiến của Putin’.

    (AP)

    Phe ly khai kiểm soát hầu hết khu vực Lugansk

    Một lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine hôm 13/4 nói rằng có tới 90% lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.

    Phát biểu trước báo giới trước một nhà máy điện gần thị trấn Shchastia, vốn từng nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv, lãnh đạo nhà nước ly khai, Leonid Pasechnik, nói: “Đến 80-90% lãnh thổ LNR hiện đã được giải phóng khỏi các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine”.

    Ông Pasechnik nói rằng một số thị trấn bao gồm Severodonetsk và Kreminna vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Kyiv.

    Ông nói thêm rằng sau khi quân ly khai ‘giải phóng’ phần lãnh thổ còn lại, họ sẽ quyết định có nên hỗ trợ quân đội Nga hay ‘những người anh em của chúng tôi’, tức Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.

    Pasechnik nhắc lại rằng vùng lãnh thổ ly khai này muốn sáp nhập vào Nga.

    (AFP)

    Chiến hạm Moskva hỏng nặng vì hỏa hoạn hay trúng đạn Ukraine?

    BBC News

    14/4/2022

    Image shows Moskva

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu Moskva đi qua Istanbul tháng 6/2021

    Tuần dương hạm chỉ huy của Nga đã bị "hư hại nghiêm trọng" và toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán, truyền thông Nga cho biết. 

    Đạn trên tàu Moskva đã phát nổ do cháy, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này nói nguyên nhân gây cháy nổ chưa được xác định. 

    Phía Ukraine nói chiến hạm dài 186m đã bị hai tên lửa Neptune của họ tấn công.

    Con tàu chiến có 510 thành viên thủy thủ đoàn dẫn đầu các vụ tấn công đường biển của Nga vào Ukraine, khiến nó trở thành một mục tiêu quân sự mang tính biểu tượng quan trọng. 

    Trong những ngày đầu của cuộc chiến, tàu Moskva nổi đình đám sau khi kêu gọi lính biên phòng Ukraine bảo vệ Đảo Rắn ở Biển Đen nên đầu hàng. 

    Hai bên nói gì? 

    Đêm qua bộ quốc phòng Nga đưa ra thông cáo nói "con tàu đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán."

    Nhưng Moscow nói vụ nổ là do một đám cháy gây ra và nói họ đang điều tra nguyên nhân, mà không hề nói đến một vụ không kích Ukraine nào. 

    Ukraine nhận trách nhiệm đã tấn công con tàu dài 186m và nói họ đã tấn công con tàu với hai tên lửa Neptune. 

    "Chúng tôi xác nhận rằng rằng tàu tuần dương tên lửa Moskva hôm nay đã tới đúng chỗ lực lượng biên phòng của chúng tôi đưa nó đến trên Đảo Rắn!" Thống đốc khu vực Odesa, Maksym Marchenko viết trên Telegram của mình.

    Cố vẫn tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovych nói: "Nó cháy dữ dội. Ngay bây giờ. Và với tình trạng biển động này, không rõ họ có nhận trợ giúp được hay không". 

    Trong một dòng tweet sau đó, vị cố vấn tổng thống nhận rằng Ukraine đã đánh chìm con tàu nhưng không đưa ra bằng chứng nào. BBC chưa thể xác nhận được tuyên bố này. 

    Động viên tinh thần cho Ukraine

    Phân tích của Frank Gardner 

    Phóng viên An ninh BBC

    Đây là một thất bại đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga, cả về phương diện quân sự và tinh thần. 

    Tàu Moskva là một tàu tuần dương hành trình cũ từ thời Soviet nhưng nó đã là soái hạm của Hạm đội Biển Đen từ năm 2000.

    Con tàu chiến nặng 12.500 tấn là một phần của đội tàu lang thang trên biển và đe dọa cảng Odesa của Ukraine. 

    Cho dù nguyên nhân của vụ cháy lớn trên tàu là gì - mà Ukraine nói đó là do hai tên lửa của họ bắn vào - sự lụi tàn của con tàu Moskva hoành tráng một thời sẽ được coi là công lý ở Ukraine. 

    Về mặt thực tế, vụ việc này nhiều khả năng dẫn đến các tàu chiến Nga phải ra khơi xa hơn để đảm bảo an toàn. 

    Image shows satellite view of Moskva

    Nguồn hình ảnh, Maxar Technologies

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu Moskva trong cảng ở Crimea ngày 7 /04/2022

    Tàu Moskva quan trọng ra sao? 

    Được xây lắp từ kỷ nguyên Soviet, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga. 

    Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này. 

    Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này. 

    "Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết. 

    Infographic on the Moskva warship

    1px transparent line

    Image shows Moskva

    Nguồn hình ảnh, Reutes

    Chụp lại hình ảnh, 

    Chiếc tuần dương hạm có thủy thủ đoàn 510 người trong hình khi cập cảng Sevastopol năm 2013

    Tên lửa Neptune

    Hệ thống tên lửa hành trình Neptune được các kỹ sư quân sự Kyiv chế tạo để đáp lại mối đe dọa hàng hải ngày một lớn từ Nga ở Biển Đông, sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi 2014. 

    Theo tờ Bưu điện Kyiv, hải quân Ukraine mới được giao các tên lửa tầm 300km hồi tháng Ba năm ngoái. 

    Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Ukraine đã nhận được nhiều viện trợ quân sự từ đồng minh phương Tây, trong đó có tên lửa phòng không và chống tăng trị giá 100 triệu bảng Anh mà Anh Quốc hồi tuần trước hứa sẽ gửi cho Ukraine. 

    Tàu Moskva quan trọng ra sao? 

    Được xây lắp từ thời Liên Xô, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga. 

    Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này. 

    Image shows the Moskva

    Nguồn hình ảnh, MAX DELANY/AFP

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu Moskva tuần tra bờ biển Syria năm 2015

    Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này. 

    "Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết. 

    Chiến hạm Moskva là một con tàu Nga lớn thứ hai được biết là đã bị hư hỏng nặng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. 

    Image shows postal stamp

    Nguồn hình ảnh, Ukraine Postal Service

    https://www.bbc.com/vietnamese


    Không có nhận xét nào