Header Ads

  • Breaking News

    Phương Tôn – Vì sao pháo tháp xe tăng Nga nằm chỏng gọng bên đường?

     Theo tài liệu:

    https://www.stern.de/auto/ukraine-krieg–warum-bei-russischen-panzern-so-oft-der-turm-fehlt-31731400.html

     

    Chỉ trong vòng trên dưới ba mươi ngày trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, quân đội Nga phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ. Các lực lượng Nga đã phải gánh chịu thương vong đáng kể, kể từ khi họ tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.

    Bên cạnh đó, một điều đáng ngạc nhiên là quân Nga còn bị tổn thất về mặt vật chất mà không một chuyên gia quân sự nào có thể nghĩ ra trước khi cuộc chiến xảy ra. Theo dữ liệu của Ukraine, hơn 360 xe tăng Nga và hơn 1.200 xe bọc thép khác đã bị phá hủy cho đến nay, cũng như khoảng 60 máy bay chiến đấu và 80 máy bay trực thăng. Zelensky, Tổng thống Ukraine nói: “Hầu hết quân đội trên thế giới không có những gì mà quân đội Nga đã mất trong cuộc xâm lược.“ Dù thông tin kể trên không thể được xác minh độc lập tuy nhiên giới tình báo phương Tây cũng đề cập về những thiệt hại đáng kể của Nga.
    Hình ảnh từ chiến trường gửi về cho thấy, quân đội Nga đã mất một lượng vật chất đáng ngạc nhiên trong những tuần gần đây. Đặc biệt là một số lớn xe tăng bị phá hủy, những chiếc xe đã gây sợ hãi cho thế giới trong những lần diễn hành quân sự tại Nga.

     

    Điều đặc biệt nổi bật về những chiếc xe tăng của Nga bị phá hủy qua những hình ảnh thường thấy trong cuộc chiến Ukraine: Xe tăng Nga bị phá hủy đứng bên vệ đường thường không chỉ các bộ phận xe bị phơi bày ra ngoài, chẳng hạn như dây xích bị hư hỏng nặng, mà tháp pháo với khẩu pháo thường bị nổ tung một phần hoặc hoàn toàn “bay” khỏi kết cấu thân xe. Rõ ràng, phần kết nối giữa thân và tháp pháo lxe tăng của Nga là bộ phận đặc biệt dễ bị tàn phá, điều  không từng xảy ra với xe tăng của Mỹ và phương Tây trong các trận chiến gần đây.

     

    Để giải thích điều này, các chuyên gia về quân sự đã giải thích sự khác biệt giữa các mẫu xe tăng của Nga và Mỹ: Trong khi các xe tăng của Mỹ như M1 Abrams nạp đạn cho khẩu súng pháo bằng tay, thì các mẫu T-72 và T-80 của Nga sử dụng hệ thống tự động nạp đạn.

    Ấn phẩm “The National Interest” của Mỹ đã xem xét một số loại xe tăng tối tân và đưa ra kết luận qua một bài viết trong mục “The Buzz and Security” dưới tiêu đề “Một điều làm cho xe tăng M1 Abrams và xe tăng Armata T-14 của Nga rất khác biệt” của tác giả Charlie Gao khi so sánh các mẫu xe bọc thép hiện đại, dựa trên quan điểm của một đặc điểm thiết kế – lưu trữ và cung cấp đạn cho súng pháo.

     

    Nếu nhìn vào hai loại xe tăng hiện đại phổ biến nhất trên thế giới, chúng ta sẽ thấy hai khái niệm khác nhau.

    Đầu tiên nghiên cứu được thực hiện trên xe tăng M1 Abrams và Leopard 2 của Đức. Những chiếc xe này lưu trữ đạn pháo trong một “két sắt” bọc thép. Trong trường hợp bị trúng đạn, kiểu dáng của “két sắt” có khả năng tiêu tán sóng xung kích giúp giảm bớt sức tàn phá. Nhược điểm của cấu trúc này là xe tăng của Mỹ và tây phương lớn hơn, vì cần chổ riêng để chứa đạn và cho người lính nạp đạn.

    Khái niệm thứ hai được sử dụng trên loạt xe tăng “T” của Nga. Trong trường hợp này, phần chính của đạn nằm trong khoang của nhóm lái điều khiển xe và trong băng chuyền đạn dẫn đến bộ nạp đạn tự động.

    Điều này cho phép xe tăng Nga nhỏ hơn đáng kể, điều này cũng khiến chúng khó bị bắn trúng mục tiêu hơn. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng có một nhược điểm lớn: Bộ nạp đạn tự động được thiết kế ngay dưới tháp pháo. Khi một viên đạn chống chiến xa của đối phương bắn vào xe tăng và tháp pháo, một lượng chất nổ lớn được lắp đặt dưới tháp pháo bị phát nổ tạo ra một lực cực lớn phá nát tháp pháo.

    Bên cạnh sự khác biệt về cấu trúc thiết kế giữa hai loại xe tăng của Mỹ và Nga còn phải kể đến các loại vũ khí chống tăng đặc biệt hiệu quả, gây hoảng sợ cho quân Nga, được Mỹ và các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine như loại súng NLAW (NLAW, do Thụy Điển sản xuất, có nguồn gốc từ Anh) và đặc biệt loại súng chống tăng gọn nhẹ cầm tay Javelin (bắn rồi quên – fire and forget), người bắn chỉ cần xác nhận mục tiêu, khai hỏa và quả đạn sẽ tự động bay từ độ cao 150m rồi đâm đầu xuống pháo tháp xe tăng, nơi được xem là “lỗ hổng thiết kế” của tất cả các loại tăng.

    Phương Tôn

    Tháng 4. 2022

    https://khoahocnet.com/2022/04/01

    Không có nhận xét nào