Sao bọn VC, tụi nó cứ còn hoài ? Như là mãi mãi,...
Câu hỏi anh bạn già của tôi hỏi.
Bao nhiêu cái mấy mươi năm ra xứ ngoài không gặp nhau.
Gặp lại. Năm điều bảy chuyện . Rồi cũng đến chuyện nước chuyện non.
Câu hỏi anh hỏi tôi, nếu tôi như mọi người.
Thì, như cô giáo Lam,
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Đằng này, anh lại coi tôi như một người tranh đấu mới hỏi. Thành ra nó phiền.
Là người tranh đấu. Kiểu gì mà mãi để kẻ thù nhởn nhơ; nhởn nhơ, mà còn phè phỡn nữa,..Phải ngượng chớ !
Ngượng, nên phản ứng, ngay với người hỏi. Cái phản ứng nằm ở chỗ, lẻ loi, người tranh đấu phải chịu. Cô đơn, người tranh đấu phải mang. Với đồng bào của mình.
Vâng. Với chính đồng bào của mình.
Cái cách anh hay đúng hơn, đồng bào của mình hỏi.
Mà hỏi ai ?
Ai có trách nhiệm trả lời ?
Nếu tôi,
Thì tại anh chớ tại ai !
Anh như vậy, đồng bào , ai cũng như anh, bọn nó mới còn hoài !
Cứ mãi đứng ngoài. Hỏi như một người vô can ! Bảo ai, tài thánh, làm nên việc được !
Nghĩ, tội người bạn già của tôi. Anh thật tình coi trọng chúng tôi, những người trẻ hơn anh, còn có chút ít cố gắng với ước muốn chung cả nước, mong rằng rồi ra, dân mình được khá hơn,..là với dưới sự cai trị của người Cộng sản ( CS) hiện nay .
Riêng tôi và anh, anh và cả những người đồng bào của riêng tôi. Chúng ta, ở hai vị trí khác nhau.
Nếu phải nói, chúng tôi, những người hoạt động cho lý tưởng.
Chúng tôi, còn là gì, khác hơn, ngoài cái vai trò là Cán bộ quần chúng.
Anh và đồng bào, là cái đám đông quần chúng của chúng tôi. Mục tiêu mà chúng tôi nhắm tới, trước tiên.
Phải được các anh như một quần chúng, chấp nhận, làm tài sản của phe mình. Các anh sẽ và chỉ ủng hộ chúng tôi, tôi và anh, chúng ta đã là chúng ta . Chúng ta, những chiến sĩ đã cùng mở ra các chiến tuyến để cùng chống bọn giặc Cộng sản.
Trong thời gian qua,
Tranh đấu, vũ trang. Nỗ lực về nước, đòi lại tự do cho đồng bào. Đã có.
Tranh đấu, tư tưởng. Lý luận, cũng có. Rất nhiều.
Vạch mặt. Nêu lên những hiện tượng trái khuấy chỉ thấy ở xã hội của kẻ thù, cho đồng bào cùng thấy,..
Và. Đồng bào của chúng ta, trong và ngoài nước, lúc này, có ai lại không thấy cái tác hại người Cộng sản mang lại, kể từ khi có họ, những người C.S. trên đất nước.
Vậy thì giải trừ C.S. phải thành công chứ ?
Sao vẫn chưa ?
Câu trả lời. ( Tùy ý thích quý độc giả có thể tham khảo phần này sau nếu thấy cần. Là phần trích từ bài của NGK.)
Thì đây,
Trong bài “ Thử thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn,” ông Nguyễn gia Kiểng, từ năm 2019 đã đặt lại cách hỏi và có hết các câu trả lời cho nó...cái câu hỏi,
"Tại sao sau gần nửa thế kỷ được áp đặt lên cả nước chế độ cộng sản vẫn còn tồn tại dù đã thất bại hoàn toàn trên mọi phương diện, trong tất cả mọi địa hạt và theo tất cả mọi tiêu chuẩn?"
Ông viết,
Với những ai dám chấp nhận sự đau nhức của một câu trả lời thẳng thắn tôi xin góp một vài ý kiến của một kẻ đã đấu tranh chính trị từ hơn một nửa thế kỷ qua và đã trăn trở nhiều trong cố gắng đóng góp xây dựng một tổ chức dân chủ.
Ông nêu ra ba lý do
Ba lý do đến từ lịch sử
Có ba lý do chính khiến chúng ta vẫn chưa có được một lực lượng dân chủ mạnh.
Lý do thứ nhất là chúng ta, người Việt Nam, rất thiếu văn hóa tổ chức, rất thiếu khả năng hợp tác để hành động có tổ chức.
Điều này hầu như ai cũng đồng ý vì nó quá hiển nhiên. Không thiếu trường hợp các tổ chức chính trị cũng như ái hữu tan vỡ vì những xung khắc vớ vẩn, người ta tranh giành quyền lực ngay cả trong những tổ chức không có một tầm quan trọng nào. Các hội ái hữu cựu học sinh một trường trung học hay các hội đồng hương mà hoạt động chính là tổ chức vài năm một lần một bữa cơm thân mật cũng có thể tan vỡ vì những tranh chấp vô lý.
(Còn ) có những người dân chủ viết những bài tham luận khẳng định rằng muốn đấu tranh cho dân chủ thì phải có tổ chức, giảng giải về sự cần thiết của tổ chức, khuyên người khác nên dẹp cái tôi của mình để tham gia vào một tổ chức nhưng chính mình lại không tham gia và cũng không có ý định tham gia hay thành lập một tổ chức nào cả mà không hề thấy mâu thuẫn.
Tuy vậy rất ít ai ý thức được rằng thực trạng này rất nghiêm trọng và chúng ta phải khắc phục với tất cả quyết tâm
Lý do thứ hai là người Việt Nam rất thiếu, quá thiếu, kiến thức chính trị.
Chúng ta không thấy được điều này chỉ vì chúng ta quá kém để thấy được là mình kém
Họ không hiểu rằng chính trị đòi hỏi sự hiểu biết về tất cả các bộ môn ở mức độ đủ cao để có thể dung hòa và tổng hợp chúng trong một dự án quốc gia. Sự ngộ nhận này vẫn còn đang tiếp tục bởi vì phải có một trình độ nào đó để biết rằng mình không biết. Nó khiến nhiều người nghĩ rằng mình cũng có thể thành lập hoặc lãnh đạo một tổ chức chính trị. Trong tiềm thức của họ chắc chắn chính trị vẫn chỉ là tranh giành ảnh hưởng và tiếng tăm. Kết quả tất nhiên là những "cố gắng đấu tranh" này chỉ có tác dụng đánh lạc sự chú ý khỏi các tổ chức nghiêm túc, sau cùng gây thất vọng và chán nản cho chính mình và cho phong trào dân chủ.
Nhiều người và nhiều tổ chức vẫn chưa ý thức được là những chọn lựa cụ thể luôn luôn là hệ luận của một niềm tin nền tảng nào đó và không thấy sự cần thiết của một tư tưởng chính trị. Đó là lý do khiến các tổ chức tê liệt và tàn lụi, cùng lắm chỉ có tiếp tục tồn tại trong một thời gian nhờ những điều kiện thuận lợi.
Lý do thứ ba là chúng ta có một quan hệ quá phức tạp đối với sự thực và lẽ phải. Nói rằng giả dối có thể hơi quá nhưng cũng không sai bao nhiêu.
Chúng ta mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Chúng ta coi thảo luận không phải là để học hỏi và hiểu nhau hơn mà chỉ là để tranh giành hơn thua. Một người Việt ở nước ngoài có thể lên án một tổ chức là không chống cộng triệt để nhưng lại rất sợ bị coi là thuộc "các thế lực thù địch" và không được về Việt Nam du lịch. Một người trong nước có thể chửi chế độ một cách thậm tệ trong trò chuyện giữa bạn bè nhưng lại tránh quan hệ với những người dám bày tỏ lập trường. Một người có thể rất tốt trong lúc bình thường nhưng lại không lên án, thậm chí còn bênh vực những hành động sai trái khi chúng đến từ những người thân quen v.v. Tất cả những khuyết tật đó có trong mọi dân tộc, nhưng nơi người Việt Nam, chúng hiện diện một cách áp đảo. Nghiêm trọng hơn, ít người ý thức được rằng sự giả dối ngăn cản mọi kết hợp. Sinh hoạt tổ chức, nhất là các tổ chức tự nguyện, đòi hỏi sự thành thực ở mức độ rất cao bởi vì không có sự giả dối nào có thể che giấu lâu được, nhất là khi tổ chức khá đông đảo. Những người giả dối cô đơn cả với chính mình thì còn kết hợp được với ai?
Trích, “Thử Thẳng Thắn Trả Lời Một Câu Hỏi Lớn.) (Nguyễn Gia Kiểng)
Có người vạch cho ta thấy những sai phạm của ta. Dĩ nhiên phải có thì giờ để xem lại.
Dù đồng ý hầu hết những gì ông Nguyễn gia Kiểng nêu ra
Tôi xin xung phong vào cái việc bạc bẽo của người làm công việc vạch lá tìm sâu.
Theo ông Nguyễn gia Kiểng,
Lý do thứ nhất là chúng ta, người Việt Nam, rất thiếu văn hóa tổ chức, rất thiếu khả năng hợp tác để hành động có tổ chức.
Tôi thật hết sức đồng ý với ông Nguyễn gia Kiểng về điều ông coi là cái ách nặng nề nhất trên cổ con trâu già dân tộc Việt khi cố kéo cày vun xới đất nước, mà chẳng đi tới đâu. Cái ách nặng nề đó, chính là vì chúng ta người Việt, có lối sống và sống rất thiếu nó. Thiếu hết tất cả những gì liên quan đến “ Tổ chức.” Hiểu biết về nó, làm sao có nó, sao nó vận hành, những ai trong đó, mình có vừa với nó? Và nhất là nó có cần không?
Tôi mạo muội đề ra đây một vài điều căn bản lẽ ra không nên mất thời giờ nhiều với những cái mà ai cũng cho là mình đều biết nhưng ít có ai đưa được vào hành động.
Đề cập đến tổ chức. Bốn thuộc tính của nó phải có,
Có Mục tiêu chung,
Có Người dẩn đầu cho công tác, ( chỉ huy,) hoặc Ủy ban,( Hội đồng) đưa ra các quyết định
Những động thái, hành động phải có, được sinh ra vì, hay do các quyết định đã chọn.
Có sự Liên lạc, bàn thảo giữa các hội viên.
Viết đến đây. Tôi lo là người đọc tôi lại phải như nhân vật trong “ Xuân tóc đỏ “ với câu nói để đời “ Biết rồi. Khổ quá, nói mãi.” Vũ trọng Phụng đã mớm vào mồm,...
Nhưng , lại Khổ quá, không nói không được. Vì đã biết rồi sao vẫn không tránh khỏi vết xe củ !
Tôi lại phải tỏ cái quyết tâm . Vạch lá cho đến khi tìm được sâu.
Ông Kiểng mà sai. Thì quê hương đất nước còn phúc đức, để mà nhờ.
Mà nếu ông ấy nói đúng. Cả lò nhà chúng ta sẽ phải ra sao khi biết mình sai mà cứ tỉnh như ruồi.
Tôi lại thấy. Chính vì cái tỉnh như ruồi này làm chúng ta cứ chống bọn VC lâu này, chúng cũng cứ tỉnh bơ,như ruồi Nên tôi phải ra sức, thuyết phục quý vị. Xin đọc thêm những gì tôi cố viết ra đây. Bằng tấm lòng người con dân nước Việt, không phải của một kẻ đã đấu tranh chính trị từ hơn một nửa thế kỷ qua và đã trăn trở nhiều trong cố gắng đóng góp xây dựng một tổ chức dân chủ.( là ông Nguyễn gia Kiểng.)
Mà là người đã ôm những thất bại. Không chỉ là “ trăn trở nhiều trong những cố gắng đóng góp xây dựng một tổ chức…” mà là thực sự đã tham gia dựng nên, đã hình thành những bước đi để các tổ chức mà tôi tham gia hiện hữu.
Bằng vào sự khiêm tốn đáng lẽ phải có và giữ lấy nó như một cách sống có nét khôn ngoan. Lại còn biết rằng mình thất bại. Sao không tự xét lấy mình ! Sao còn ba hoa ?
Tôi xin bỏ hết mọi điều, những cái có thể, qua đó, làm hình ảnh con người tôi trở nên dị hợm.
Chỉ mong thuyết phục được quý vị đọc tiếp những điều mà ông Nguyễn gia Kiểng đã thách thức quý vị. Mà bây giờ là tôi, tôi thách thức.
Với những ai dám chấp nhận sự đau nhức của một câu trả lời thẳng thắn, tôi, là tôi Lý khánh Hồng, người viết bài này, xin góp một vài ý kiến.( bản quyền câu nói, thuộc về ông Kiểng.)
Thưa là, vì chúng ta có quá nhiều người có tài kinh bang cái thế, như ông, ông Nguyễn gia Kiểng, như,..., như…,còn thật nhiều người khác nữa, tôi cũng muốn nêu tên. Nhưng tôi phải quên họ, thêm họ vào; bài viết của tôi cũng chẳng thêm được những hay ho nào. Còn ra điều tôi chống đối họ. Là tôi, Chống hết tất cả người tài mà đất nước ta có phúc lắm mới có. Họ đều là người chống cộng, tiếng tăm, hăng hái,...
Để bị lâm vào tình trạng chống hết những người ưu tú của đất nước. Tôi , ôi tôi có sức voi đâu !
Đành phải nhờ đến sức voi của người tranh đấu bền bĩ.
Chỉ một mình ông, đủ cho cuộc đối thoại cần thiết này rồi. Đâu cần ai khác.
Chỉ một Nguyễn gia Kiểng,...tôi chỉ cần mượn mỗi một mình ông !
Không phải tôi gây chuyện. Lại gây chuyện với một người nổi tiếng như cồn là ông !
Đố khỏi có người xì môi,” lại một thằng bốc phét ! Lấy danh..!”
Để tránh bị liệt vào loại mong lấy danh ( rất có hại ) vì nó đưa đến ý kiến tôi không được để mắt tới. Xin hỏi. Có thằng hám danh nào đi cà khịa một anh như ông Nguyễn gia Kiểng về vấn đề ông ấy làm thầy thiên hạ. Ai cũng ngả mũ bái phục. Để thành danh !?
Xin coi nỗ lực của riêng tôi là lời tâm tình với những người cùng chiến đấu. Những người có thể không vừa vặn cái khuôn của bạn để được xếp loại bạn nhưng tôi yêu cầu được coi trọng khi cùng có những việc đấu tranh chung.
Những cái biết và những thực tiển.
Anh Kiểng. Chúng mình đã từng bao lần ngẫm nghĩ, sao không ai chịu hiểu cho các cố gắng của mình ! Bao giờ thì chúng mình mới cùng đồng bào mình làm nên những ngoạn mục mà “ cậu bé Hoàng chí…Phong ” của Hong Kong làm được.
Mà nói rằng chúng ta không may. Không có được một ngòi nổ để làm nên thời thế.
Quên là những đám đông “ Formosa, “ đã có.
Và những đám đông “ chống 99 năm…Đặc khu,” mà không rực lửa đấu tranh sao ?
Ta, quả chưa( hay không) sẵn sàng. Với hai cuộc bùng lên đó.
Rõ nét, ta thiếu tổ chức. Biết vậy.
Là ta biết bậy. Không “ tổ chức ?”
Thiếu cái mà ta hay để nó vào ngoặc kép. “ Tổ chức,” thiếu tổ chức , sao mà điều động lớp lang nổi những bày tỏ giáo dân vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã làm.
Đồng bào đã làm nên một cuộc xuống đường, thành công và rất có tổ chức. Không chối cãi.
CHỈ KẸT, cái nhìn hạn hẹp, địa phương. Việc, chỉ xảy ra ở Thanh Nghệ Tỉnh; và người tham dự, chỉ khoanh vùng trong một nhóm cùng tôn giáo.
Bị nhìn như thế. Khó phát huy.
Là phải rồi. Cuộc xuống đường của đồng bào Thanh Nghệ Tỉnh khởi từ các buổi cầu nguyện ở nhà thờ. Kết thúc ở một cơ quan nhà nước, được kể ra thì cũng là một địa phương. Tự nó, sẽ không đủ yếu tố để phát huy ra cả nước. Khi không có một tiếp tay nào của những tổ chức khác, bên ngoài nó, phụ vào.
Chúng ta nhận, đã thiếu tổ chức, càng phải nhận, chúng ta thiếu hẳn một tổ chức có một cái nhìn xa ( broadview,) phải có.
Trong một toàn bộ đấu tranh, còn phải có những người biết nhìn xa. Xa hơn cái thấp kém, mọi thứ, nhất cử nhất động đều chỉ chú trọng riêng tổ chức mình. Dù là có đỡ tệ hơn là chỉ có ta !
Nhất là khi đối đầu với kẻ (Đại) gian ( đại) ác như những người C.S.
Phải có những tụ tập, kết hợp làm thành lực lớn. LỚN hơn. Hơn nữa. Những Liên minh, những phong trào,...v,v..mới hy vọng, chống chọi nổi với họ.
Mà đằng khác. Kẻ thù của mình , những người Cộng Sản, bậc thầy của tổ chức; họ đâu dại , mà không ngăn chặn !
Lại nữa !
Cuộc xuống đường của đồng bào, do tự phát (?) vì chống cái ý đồ bán nước của nhà nước Cộng sản. Chống luật “ Đặc khu .” Một ngòi nổ quá sẵn cho một bùng nổ kinh thiên động địa anh em mình vẫn nói , mình mong chờ cho có khi có nó, nào là sẽ cất cánh,...sẽ…
Rốt cuộc, mình phải nhận rằng chả có tổ chức nào có cán bộ quần chúng ở gần đâu đó. Tham gia với đồng bào, lèo lái cuộc xuống đường thành cuộc nổi dậy.
Cái mà không tổ chức nào không nhận rằng mục tiêu của tổ chức ( của anh, của tôi) là như thế ấy.
Cái vắng mặt của chúng ta, làm chúng ta nhớ lại. Những người cộng sản thành công trong lần cả Hà nội “mít tinh,” chỉ để cho vài ba cán bộ C.S. tay cầm cờ đỏ sao vàng của họ miệng hô to vài câu khẩu hiệu, lôi kéo . Thành “ cuộc nổi dậy ,” được ghi :
“ Việt minh có nhiều kỹ thuật cách mạng và nhiều thủ đoạn sâu sắc đã đi bước trước sau khi tổ chức được nhiều cuộc biểu tình ( SIC)...từ ngày 15 tháng tám năm 1945 đến ngày 19 tháng tám năm 1945…”
( Việt sử toàn thư, Phạm văn Sơn, Đại Nam xb, tr. 707.)
Để vuột qua tầm tay, các cơ may. Những tổ chức, Đảng phái chính trị Quốc gia, thời đó, đã để vượt các cơ may đó, do thiếu tổ chức ! Thiếu những cán bộ có thể “ tay cầm cờ đỏ sao vàng của họ miệng hô to vài câu khẩu hiệu, lôi kéo . Thành “ cuộc nổi dậy ,”
Thiếu người cầm cờ ? Vài người cầm cờ. Đúng lúc
Cơ may của chúng ta cũng sẽ vuột khỏi tầm tay. Và cứ thế mãi…
Bởi vì. Như anh đã nói, chúng ta cũng đã biết : Đâu đó, chúng ta Thiếu Tổ chức. Chúng ta rất cần có tổ chức trong công cuộc đấu tranh.
Nhưng,
Biết vậy.
Anh đã có làm gì, trong khuôn khổ của một người thấy hết, thấu triệt, chẳng phải chỉ những hiểu biết về cái mình cần ( tổ chức là gì, nó ra sao,.) mà còn hiểu rõ cả những trói buộc khiến những điều mình thấy, bị các cái như, tính khí con người Việt chúng ta chẳng hạn; nó như đá tảng chặn đứng. Không thể nhúc nhích , cục cựa ! Tổ chức như vô phương thực hiện !
Qua kinh nghiệm riêng.
Tôi nghiệm ra. Hậu quả đó, do đâu ?
Do anh. Các anh. Những người tri hành không hợp nhất.
Bởi anh, vâng, anh và nhiều anh em khác của chúng ta; các anh quen làm việc chung với ý nghĩ. Chỉ có, Ý kiến của quý anh, quý anh đóng góp, ý kiến quá rõ, chỉ cần thực hiện.
Thực hiện được, cuộc đấu tranh sẽ đưa đến thắng lợi. Un point final ! Chấm hết !
Tôi thề không hề ác ý. Cứ đọc lại. Bất cứ bài viết nào. Cũng thấy cái kết luận rất logic trên.
Đúng lắm.
Nhất là mọi ý kiến đều tuyệt…Nhưng có phải, còn cần bước nối. Thực hiện những điều quý anh đưa ra. Ý kiến phải được thực hiện, mới thành giải pháp.
Thực hiện những ý tưởng bằng gì, thì cũng là phải có hành động.
Hành động. Có thiếu nó không ?
Thiếu hành động !
Các anh có thấy là bao lâu nay. Ý kiến quý anh đưa ra, nhiều vô kể, cái gì làm chúng chỉ như nước chảy đầu vịt. Thiếu cái vế hành động .
Do vậy. Là người coi trọng việc hành động (sic,) bằng chút ít kinh nghiệm riêng, tôi xin trình, mời quý anh nghe.
Một điển hình của “ Tổ chức.”
Phải làm cái việc này, lại vì cần đưa việc thật, người thật chúng tôi bị bó chặt không thể có lựa chọn nào khác hơn những gì chúng tôi đã có thực hiện.
Tôi lấy thí dụ. Tờ Nhân Văn, tờ báo địa phương ở San Jose. Anh ( Kiểng ) có biết tới. Vì anh có đến thăm, nhiều lần, như một điển hình.
Tôi có thể nào mời anh, cùng nhau chúng ta xét lại những giải trình sự việc “Tính cách tổ chức, “ của Tờ Nhân Văn và tờ Thông Luận mà anh và tôi, chúng ta có dịp can dự vào. Từ gây dựng, điều hành, phát triển nó,...
Để có thể qua đó làm rõ thế nào là tổ chức. Và. Xem lại. “ Các quý anh “ như anh, quả có thiếu cái thứ chúng ta rất cần: Hành động (?)
Nào, xin anh xắn tay áo.
Mục tiêu, cả hai chúng ta cùng có: Chống Cộng sản VN. Nhưng,
Thông Luận, (TL) ôn hòa, Bất bạo động.
Nhân Văn(NV) lại qua Đấu tranh vũ trang, lật đổ chế độ cai trị hiện hành của C.S. ở VN.
Đưa đến, (NV) thành cơ quan truyền thông độc lập
Mục đích :
Ủng hộ phong trào Phục Quốc, kêu gọi mọi người cùng với “ Nhóm” NV tham gia.
Các công tác dự trù : Cần NV thành tờ báo của tổ chức đấu tranh, phải tổ chức lại
Bảo đảm, Sống còn của tờ báo, tài chánh,..quảng cáo, phát hành,..( do NV. tự đảm trách.)
Giữ vững, Mức độ độc lập, tránh các rủi ro bên ngoài chi phối. Kỹ thuật, đánh máy bài vở,...in ấn,...( đều người NV.và nhà in NV,...)
Phát triển thành phong trào ở hải ngoại, hỗ trợ mục tiêu chánh nên có hoạt động ngoại vi, giáo dục , thanh niên, SV, ca hát cộng đồng, sinh hoạt HĐ, thể thao,...ngoài NV.
Tạo ra những sinh hoạt cần thiết cho tổ chức “ sống.” Tổ chức không thể có khi không hoạt động.
Cần thêm nhiều loại cán bộ, không chỉ gồm có những “ cây viết,” để thành tờ NV.
Những gì chúng ta học được.
Là người chú trọng về Tổ chức và các công tác làm cho NV được nhìn ra như một tổ chức Tôi đã cố tóm gọn.
Trình với quý anh, mục tiêu và các hành động phải có của NV.
Tôi còn cố sức lôi quý anh để được các anh chú ý vào cái lớp người khác, hiện diện trong chúng ta mà tôi liệt kê, chung cho cả quý anh, tôi, và những anh em khác, thuộc loại “ cán bộ.”
Cán bộ. Không tổ chức nào có thể không có. Phải nhắc các quý anh thôi. Xin các anh chớ quên.
Xin các anh nhớ.
Là lịch sử đã dạy chúng ta. Có lắm khi chúng ta thiếu hẳn vài người cầm cờ !
Chỉ có vậy mà bao nhiêu trí thức, những thanh niên, những sinh viên Hà nội, những người tiểu tư sản,... “ Bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một, người ta không biết rằng toàn dân lúc ấy sẽ chỉ ngả về ai dành được độc lập thật sự. Thành ra có những người có thể đem tài, sức, ra viết những trang lịch sử oanh liệt, thì những vị ấy lại thoái lui, sợ lịch sử kết tội tranh dành quyền lợi, làm hại cho công cuộc đấu tranh của toàn dân. Thành ra ngày 17 tháng tám vừa rồi, có trọn vẹn (sic) ba lá cờ chạy hiệu giữa đám biểu tình của Tổng hội Công chức mà huy động được hàng trăm ngàn người đi biểu tình ngày 19. Rồi lại có không đến ba mươi cán bộ Việt Minh thụt lại phía sau đoàn biểu tình vĩ đại ấy, mà “ cướp “ được chính quyền ở một nước hai mươi nhăm triệu dân “
( “ Đem tâm tình viết lịch sử,” Nguyễn KIÊN TRUNG, Nguyễn đình Vượng, Sài gòn xb, tr.40 )
Để nhắc quý anh. Tôn trọng bạn đồng đội, của mình. Họ, có đó. Và họ có khả năng riêng của họ.
Quý anh phải thấy. Thấy và tôn trọng. Cách thế tôn trọng họ hay và có lợi nhất, tôi yêu cầu các anh bỏ qua những khác biệt mà quý anh chỉ thấy các anh mới có; còn họ, những mặt mới ở đâu ra này họ làm sao có. Bảo họ cùng được đứng bên cạnh anh. Khó cho anh. Tôi trong nhiều lần tham gia tụ hội với những tổ chức khác. Nhìn thấy các vị chức sắc ít khi, nói cho nó đàng hoàng, mấy khi, có mấy khi họ chịu hòa mình vào dòng thị phi, thô thiển…những người đi biểu tình hô hào la lối…chống những gì mà quý anh hô hào cho họ chống. Kêu to lên tiếng, với những gì quý anh kêu gào đòi hỏi mình phải có. Vậy mà quý anh không cùng đứng với họ, không hề coi họ như những đồng chí của quý anh. Cho nên, xin quý anh nhìn cái chúng tôi yêu cầu quý anh lần này : tôn trọng họ bằng cách phải nhận họ là bạn đồng đội của mình . Vì có họ, được chung với quý anh, việc chung mới thành.
Mà việc chung bao giờ cũng nhiều công tác, khác nhau.
Phải có kế hoạch, phải có ưu tiên, và không thể thiếu phối hợp.
Phải có sự phân công.
Qua sự phân công này. Nó hợp lý bao nhiêu thì cái việc quý anh phải công nhận còn có những đồng đội khác, những công tác khác,...là cái phải có.
Cứ khư khư một động thái, một công tác, dù có là phải tốn vào đó hàng chục năm rồi.
Cứ khư khư một việc làm, mãi ngay từ các ngày đầu. Cho đến nay. Không đếm xỉa gì đến cái kết quả nó mang đến cho chúng ta. Kết quả ra sao ?
Cứ thế. Ta làm,...
Được. Cứ như…
Thì cứ như trong bài hát của Phạm Duy,
Đường ta, ta cứ đi
Với cái kiểu cách, nhà ta ta cứ xây. Ruộng ta, ta cứ cầy đợi ngày
Ruộng ta, ta cứ cầy, đợi ngày. Những ngày Cách mạng mùa Thu.
Một mùa Thu năm qua Cách Mạng tiến ra
Nước Việt bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng
Đoàn người trai ra đi, miệng hô lớn: ''Quyết chiến''
''Quyết chiến''... chân oai nghiêm đều tiến.
Một ngày qua thanh niên giã từ giấc mơ
Phất cờ hồng nhuộm máu, đấu tranh cho muôn kiếp sầu
Đời người bao gian lao vì non nước: ''Quyết chiến''
''Quyết chiến''... lúc chưa phai tuổi xanh.
Rồi.
Tuổi xanh như lúa mai
Đời thanh niên sáng tươi
Thuở nay chinh chiến chờ đợi người
Về đây tay nắm tay
Đài vinh quang đắp xây
Miệng hô câu hát vang trời mây.
Cùng đi, đem máu lên đỏ ngọn cờ (ớ ơ)
Và,
Cùng đi, đem sức trai đổ xuống bờ, bờ ruộng xanh
Tôi cùng anh, ta tranh hùng chờ ngày hoà bình
Nồng nàn sống (ư) vui tuổi xanh.
Đường ta, ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây
Ruộng ta, ta cứ cầy đợi ngày
Ngày mai bao ấm no, diệt xong quân Pháp kia
Cười vang ta hát câu Tự Do.
( “ Nhạc tuổi xanh,”Phạm Duy.)
Cứ như bài hát.
Nhưng bài hát còn có cái tuần tự của công việc, của diển tiến. Có cái này,. Có cái kia,...có trước, có cái, sau,...
Còn việc của chúng ta. Nói là dậm chân tại chổ. là còn nhân nhượng.
Vì cớ gì ? Chúng ta cứ cố kêu gào đồng bào qua các luận lý, nghiên cứu thật công phu. Chỉ mong đồng bào thấy được cái ý thức hệ Cộng sản là cái quái thai thời đại.
Đồng bào biết cả rồi. Không tin tôi ?
Hà cớ gì ? Phải vạch mặt chỉ tên bọn Cộng sản, là bọn cướp ? Vào lúc mà đồng bào đều biết hết.
Ưu tiên công tác ở đâu ?
Phân công ở đâu ?
Để đến nổi những việc vừa kể, nếu còn phải thực hiện; chỉ có thể là những công tác thường trực phải có, lại thành là nỗ lực chính.
Nó chiếm hết thời gian của quý anh. Nó ngốn hết bao nhiêu tài năng đất nước ta bao nhiêu năm tháng qua mới có những người như các anh.
Tiếc cho công khó các anh bỏ ra. Đã đành.
Mà còn mang cái nỗi sợ. Cái sợ tôi chia sẻ cùng ông Nguyễn gia Kiểng, khi ông nhìn những hoạt động mà ông cũng như tôi cho là không có tổ chức. Tôi xin chép lại đoạn văn trên đây của ông,
Kết quả tất nhiên là những "cố gắng đấu tranh" này chỉ có tác dụng đánh lạc sự chú ý khỏi các tổ chức nghiêm túc, sau cùng gây thất vọng và chán nản cho chính mình và cho phong trào dân chủ.
Nhiều người và nhiều tổ chức vẫn chưa ý thức được là những chọn lựa cụ thể luôn luôn là hệ luận của một niềm tin nền tảng nào đó và không thấy sự cần thiết của một tư tưởng chính trị. Đó là lý do khiến các tổ chức tê liệt và tàn lụi, cùng lắm chỉ có tiếp tục tồn tại trong một thời gian nhờ những điều kiện thuận lợi.
Lợi bất cập hại ! Tin không ?
Đâu xa xôi , tìm kiếm khó khăn gì.
Nhìn sinh hoạt của một anh em nào của tôi. Bất cứ. Ai cũng được. Lấy cái thú đọc Facebook người anh em tôi tặng không cho đồng bào tôi.
Được gì ?
Cái được gì cho người đọc bài bạn tôi :Có cầu chứng. Chống Cộng.
Và dĩ nhiên, yên chí. Cũng đã, chia sẻ những suy nghĩ về đất nước, về đồng bào. Lại từ một tiếng tăm lừng lẫy. Rốt cuộc. Chúng ta có một đám đông. Rất đông. Yêu nước, lo việc nước. Chỉ cần đọc Facebook ! Bất cần nó là của ai chăng, hay phải trung thành với người nào. Báo chí của người mình cũng cứ đà đó. Thì mình ăn trùm . Có vậy không ?
Vì điều này, khi tiếp chuyện một anh em của tôi. Với cái bận rộn của anh, tôi thấy phải nhắc . Cái bận rộn, bận rộn quá, mà không đáng.
Có lần,
Tôi khóc, bật òa khóc, trên đường dây điện thoại. Vì những chuyện loại này.
Anh em tôi sao khỏi ngỡ ngàng.
Sao khỏi lo, cho con người mà anh sợ. Bộ, “ bất bình thường,” rồi chăng.
Cũng như thế. Tôi ngu ngơ như đứa con đẻ của nhà thơ Đỗ trung Quân. Trong thơ tình của ông. Có ai thấy.
Tôi rụt rè.
Ép vào trong vở. Sáng mang vô. Chiều lại mang về.
Những lá thơ tình (cảm của riêng tôi.) tôi ráng hết sức bình sinh của một người biết mình kiệt lực. Gửi cho người mình tin là, người này làm , cái việc này sẽ xong. Xong sớm.
Nhà thơ Đỗ trung Quân. Tôi hận cái câu thơ có giá trị để đời của ông:” Ai cũng hiểu. Chỉ một người không hiểu !”
Bởi vì nó làm tôi thành ra là cái người….”Nên có kẻ… ngọng nghịu đứng làm thơ ! “ cũng thơ ông !
Gởi năm lần bảy lượt những lá thơ. Ngọng nghịu! Khờ, không ?
Ước gì, không làm áy náy, người nhận nhiều lá thư tôi; sao mà khỏi, áy náy cho tôi, như lo cái bệnh. Người ấy lo. Tội nghiệp !” Hóa cuồng ! “
Ước gì sức nặng của nhiều cuốn sách đồ sộ với bao nhiêu là giá trị của riêng ông ấy được viết ra. Gom lại, in thành,..trọn bộ. Được ông ấy tin tưởng nhiều người khác, cùng với họ chung tay. Sẽ là những nhát búa tạ.
Lúc đó. Tùy ông, búa tạ, giáng xuống đầu thằng nào , con nào mà không được.
Chỉ còn là. Mục đích, của chúng ta.
Cũng vì mục đích. Nhân Văn và nhóm Nhân Văn mở cửa tờ Nhân Văn.
Lại nói thêm. Cũng cái mục đích đó. Anh em tôi, đóng cửa tờ Nhân văn. Tìm phương kế khác.
Bởi đã hết cái thời mà Đấu tranh vũ trang là phương cách tốt nhất để có thể giành lại đất nước từ tay bọn cướp nước.
Nhân Văn chưa bao giờ chỉ là tờ báo như bất cứ báo nào. Lây lất sống để được biết là làm báo ? Xin miễn.
Hô hào đồng bào cùng anh em tôi về giành lại quê hương ? Chỉ khi Võ Hoàng, về. Khi Tưởng năng Tiến còn về. Chúng tôi còn có thể về. Chúng ta còn đường về. Còn tính được chuyện về….
Hết những công tác chúng tôi có thể kêu gọi đồng bào tiếp sức với chúng tôi. Tờ Nhân Văn có lẫy lừng đến mấy. Cũng là lúc đóng cửa.
Cái khác nhau giữa có tổ chức hay không có.
Và, như thế,
Một mình anh Kiểng, còn lại, với Thông Luận, diễn đàn nghiên cứu, lý luận của một nhóm trí thức; vẫn còn. Còn nữa, mộng ước Tập họp Dân chủ Đa nguyên, của anh.
Một cái nhìn bi đát, thê thảm.
Nhưng, “ nếu tôi có phép thần thông,” bài hát cô Ngọc Minh hay hát ” tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài gòn,...Để anh biết ai giải phóng ai !” ( Nhạc Nhật Ngân.)
Sài gòn với phép thần thông, khác rất xa với Sài gòn mà Khánh Ly trở về.
Cái khác xa. Tạo thành một mất mát “ tình bạn,...” cho đến nay, cô ấy vẫn giận, không tha !” Khánh Ly bùi ngùi thú nhận trong một buổi phỏng vấn mới đây. ( Thái Nhựt, Jimmy’s TV.)
Ngọc Minh không coi Khánh Ly là bạn nữa.
Lại là một điểm tựa tinh thần. Khi trong chúng ta còn có người thấy cái đúng phải theo. Thấy cái sai phải sửa.
Cũng như thế.
“ Nếu mà tôi đổi thời gian được.
Xin đổi thiên thu tiếng mẹ cười.”
Mẹ nào không cười vui khi các con chung nhau lo. Và lo cho được việc !
Việc chung. Các con của mẹ biết chung nhau lo. Với mẹ : Việc gì mà chẳng thành !
Tưởng là phép màu ? Tưởng là Ước mơ ?
Chỉ tưởng là phép, là mơ. Nếu chỉ ngồi mơ suông.
Biết ra những việc cần kíp phải thay lối sống. Ước mơ đâu còn là ước mơ.
Chứ, bà mẹ nào tin được mấy thằng con trời đánh, chỉ xoen xoét cái miệng “ Mẹ Việt Nam ơi ! Chúng con vẫn còn đây”
Biểu tình, hát, ở đây. Thì làm gì mà không còn đây.
Lại còn tưởng, cứ thế.
Chúng ta nào là, đã đẩy, hay lại, sẽ đẩy VC vào thế Tự nó sụp đổ ! Cứ thế ta đi. Mẹ nào ngồi cười cho được.
Nếu sau bài viết với những ý kiến trái tai này của tôi mà tôi còn được người mà lâu nay tôi nhắc đến như người anh em tôi, cho tôi lập lại những lối nói tôi rất thích thú được dùng lại của c…như, mẹ nào cười cho được với tụi láu cá chó,
Mẹ rượt chớ mẹ cười gì với tụi bay !
Ôi, tôi muốn có những câu kết duyên dáng, như chơi mà như thật. “ Thật chứ chơi …Mẹ gì ông. “ Để chỉ những nhắc nhớ nhau về cái hay cái dở của việc chung mà không làm mất lòng ai vì đọc xong họ cũng được sảng khoái như đọc người….tôi sợ không còn nhân danh cái gì để coi như gần gũi, lúc đã phải buông lơi bàn tay NÍU
Xin đón đọc bài ba, Để trả lời cô giáo Lam, tác giả bài thơ “ Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?”
Với đề nghị, Một cái nhìn “ có tính chiến lược ,” cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho người dân, nước ta.
Viết trong những ngày tháng Tư.
Để nhớ 30 tháng Tư, của cả nước.
Nhớ những ngày tháng tám, giỗ chú Võ Hoàng và...
cũng của nhiều người cùng về.
Thay mặt Nhóm Nhân Văn.
LKH.
Không có nhận xét nào