Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

    Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Lê Dũng Vova

    Ông Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova)

    Nguồn hình ảnh, Facebook Le Dung Vova

    Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova)

    Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm 22/3 kêu gọi Việt Nam "hủy bỏ các cáo buộc có động cơ chính trị" đối với nhà bình luận xã hội Lê Văn Dũng và trả tự do cho ông.

    HRW nói một phiên tòa dự kiến ngày 23/3 tại Hà Nội sẽ xét xử ông Dũng (còn được biết tới với tên Lê Dũng Vova) với tội danh tuyên truyền chống nhà nước được quy định tại điều 117 - BLHS.

    Theo thông cáo của HRW ngày 22/3, ông Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) là một trong hơn 60 người "đang bị nhà cầm quyền Việt Nam truy tố hoặc giam cầm chỉ vì lên tiếng phê phán chính quyền".

    Khởi tố, truy nã

    Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội cuối tháng Tư ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Dũng về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.

    Sau đó, nhà chức trách nói ông Dũng bỏ trốn nên ngày 28/5/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định truy nã đặc biệt. 

    Công an nói ngày 30/6, ông Lê Văn Dũng đã bị bắt khi đang lẩn trốn tại địa bàn xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

    Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 22/3, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội nói: "Theo tôi một nhà nước sợ bất kỳ phát biểu nào của công dân, dù nó có ôn hoà hay không, đều là các nhà nước có vấn đề." 

    Ông Nguyễn Lân Thắng cũng chia sẻ thêm rằng: "Giới đấu tranh thì họ nói nhiều rồi. Có một chiến thuật được nhiều người áp dụng là đấu tranh cũng phải đánh giá được thời điểm, mức độ, phân định được những lằn ranh đỏ. Nhờ đó mà bảo toàn được lực lượng. Miễn sao biên độ ngày càng được mở rộng hơn cho những lần tiếp sau." 

    Trong khi đó, trong thông cáo ngày 22/3, Phó Giám đốc Ban Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, tuyên bố: "Các điều khoản về tuyên truyền trong bộ luật hình sự Việt Nam hướng tới mục đích làm người dân khiếp sợ với thông điệp đe dọa hãy câm miệng, nếu không sẽ bị nhốt lại."

    "Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục coi bất cứ lời phê phán chính quyền nào cũng là nguy cơ nghiêm trọng phải đưa ra truy tố với mức án tù lâu dài," ông Robertson nói. 

    "Các đối tác thương mại và các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cần gây sức ép để Hà Nội lắng nghe những người lên tiếng phê bình thay vì đàn áp họ."

    Hoạt động của ông Lê Văn Dũng

    Thông cáo của HRW mô tả ông Lê Văn Dũng, còn gọi là Lê Dũng Vova, 51 tuổi, là một kỹ sư xây dựng từng tham gia nhiều cuộc biểu tình kể từ năm 2011, trong đó có các cuộc đưa ra lời kêu gọi hành động vì môi trường và phản đối Trung Quốc. 

    "Ông đã tới những địa bàn có cưỡng chế trưng thu đất đai để ghi lại các hành vi bạo lực của nhà cầm quyền địa phương nhằm vào người nông dân, như ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hồi tháng Năm năm 2012," HRW mô tả. 

    "Ông tham gia cùng các nhà hoạt động khác điều tra độc lập hiện tượng sinh vật biển chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam hồi tháng Tư năm 2016 do công ty Thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty thuộc Tập đoàn Nhựa Formosa của Đài Loan, gây ra sau khi xả chất thải độc xuống biển."

    "Lê Văn Dũng cũng tham gia các chương trình vận động hỗ trợ nạn nhân thiên tai ở Việt Nam."

    Theo HRW, năm 2017, ông Dũng và các nhà hoạt động thân hữu lập ra một kênh YouTube gọi là CHTV (Chấn Hưng Tivi), để bình luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội. 

    Liên quan vụ án, hôm 23/7/2021, công an thành phố Hà Nội nói họ đã ra quyết định khởi tố bổ sung với ông Nguyễn Văn Son (65 tuổi, trú tại thôn Nguyên Xá, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

    Ông Sơn bị cáo buộc là họ hàng che giấu giúp ông Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova) trốn truy nã đặc biệt.

    Một bài của báo Công an Nhân dân tháng 6/2021 nói: "Lê Dũng vova là một trong những đối tượng chống đối cộm cán núp dưới vỏ bọc "nhà báo độc lập"."

    Một tài liệu chính thức viết về Phòng An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội cho hay: "Lực lượng ANĐT đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trinh sát nghiệp vụ phát hiện, khởi tố, điều tra, cũng như tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các loại đối tượng cơ hội chính trị, đối tượng phản động mới như Trần Khải Thanh Thủy, Vũ Văn Hùng, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Viết Đào, Ngô Duy Quyền, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Chí Thành, Phạm Thị Đoan Trang, Lê Văn Dũng, Lê Trọng Hùng, Hội anh em dân chủ, Hội dân oan. Đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu có nội dung xấu trên Internet qua kênh "Lương tâm tivi" do các đối tượng Nguyễn Vũ Bình, Lê Thị Yến, Nguyễn Thu Hà và một số đối tượng cơ hội chính trị khác thực hiện…"

    Hồi tháng Bảy 2021, báo Công an Nhân dân đăng bài: "20 năm "đi lạc" và những vụ diễn trò của Lê Dũng Vova".

    Theo bài này, "Lê Văn Dũng thường tung tin bịa đặt về tình hình nội bộ chính quyền địa phương".

    Nhiệt độ tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm sáu độ C vào cuối thế kỷ

    RFA

    Nhiệt độ tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm sáu độ C vào cuối thế kỷ

    Hình minh hoạ: hạn hán ở ĐBSCL vào tháng 3 năm 2016 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Một báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam và Pháp mới đây dự báo nhiệt độ ở Việt Nam sẽ có thể tăng thêm sáu độ C từ nay cho đến cuối thế kỷ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường.

    Trang tin Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 21/3 trích báo cáo của Chương trình GEMMES Việt Nam - Dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp AFD, cho biết Kịch bản tăng 6 độ C giả định rằng các nỗ lực toàn cầu hiện nay về giảm phát thải khí nhà kính vẫn chưa được đáp ứng. Nếu các cam kết của Hiệp định Khí hậu Paris vẫn được duy trì, Việt Nam sẽ trải qua mức tăng nhiệt trung bình là 1,3 độ C.

    Các nhà khoa học dự đoán mức độ tăng của nhiệt độ lên sáu độ C sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, phá huỷ nhiều thành phố, làng mạc và khiến nhiều khu vực đứng trước nguy cơ phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên ngày một tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng.

    VOV trích lời PGS.TS Ngô Đức Thành - Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, nhiệt độ vào mùa nóng ở Việt Nam nếu ở mức cực đoan sẽ lên đến 45 độ C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

    Ngoài ra, ĐBSCL được đánh giá là vùng bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng. Ngoài ra khu vực này cũng chịu các tác động khác như sụt lún, xâm nhập mặn và hoạt động của con người như đập thuỷ điện xả nước, khai thác cát và nước ngầm.

    Theo dự báo, việc nhiệt độ tăng thêm một độ C có thể khiến nền kinh tế mất đi trung bình khoảng 1,8% GDP, và tăng lên 4,5% nếu nhiệt độ tăng lên 1,5 độ C, và 10,8% nếu tăng thêm ba độ C.

    Các đập thuỷ điện của Trung Quốc xả hàng tỷ mét khối nước, nguy cơ cho ĐBSCL

    Các đập thuỷ điện của Trung Quốc xả hàng tỷ mét khối nước, nguy cơ cho ĐBSCL

    Hình minh hoạ: Chợ nổi trên sông Hậu ở Cần Thơ 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ về lâu dài khi các đập thuỷ điện của Trung Quốc trong các tuần qua đã xả hàng tỷ mét khối nước khiến mực nước sống Mekong cao kỷ lục trong mùa khô.

    Theo báo cáo của Uỷ hội sông Mekong quốc tế (MRC) và dự án Theo dõi đập Mekong (MDM) thuộc Trung tâm Stimson và Dự án quan sát trái đất (Eyes on Earth) của Mỹ, nhiều trạm đo trên sông Mekong đã ghi nhận mực nước tăng liên tục trong tuần qua. Cụ thể là tại hai trạm đo ở Chiang Khan (Thái Lan) và Vientiane (Lào), mực nước ở hai trạm này đang hơn khoảng 2,37 m so với mức trung bình nhiều năm và được coi là bất thường.

    Theo MDM, từ ngày 1/3, việc xả nước ở Trung Quốc đã làm tăng mực nước sông ở Thái Lan lên hơn 1,5 mét. Từ ngày 7 đến 13/3, riêng đập Noạ Trác Độ và Tiểu Loan của Trung Quốc đã xả tổng cộng hai tỷ mét khối nước, cao hơn nhiều so với con số một tỷ mét khối nước trong các tuần trước đó.

    MDM dự đoán đến hết tháng 6 các con đập trên thượng nguồn Mekong sẽ tiếp tục xả nước ở mức độ cao như tuần qua và có thể lớn hơn, làm tăng mực nước sông ở hạ lưu sông.

    Báo Thanh Niên phỏng vấn một số người dân ở ĐBSCL và các chuyên gia và được cho biết mực nước sông lên cao trong năm nay ở Việt Nam nhưng không đỏ quạch vì thiếu phù sa, làm ảnh hưởng đến năng suất của các vườn cây ăn trái.

    Báo Thanh Niên trích lời Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái ĐBSCL, cho hay: Hoạt động tích nước mùa lũ, xả ra để phát điện trong mùa khô của các đập thủy điện Mê Kông có thể giúp giảm hạn mặn ven biển ĐBSCL trong những năm bình thường. Tuy nhiên, về lâu dài, ông Thiện cho rằng hậu quả lâu dài của việc các đập thuỷ điện thượng nguồn tích nước mùa mưa và xả nước ồ ạt vào mùa khô như thời gian qua sẽ khiến đất đai ĐBSCL sẽ bạc màu nhanh chóng, sạt lở bờ sông, bờ biển sẽ gia tăng theo thời gian.

    Vương Quốc Anh giúp VN triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19

    Vương Quốc Anh giúp VN triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19

    Tiêm chủng ngừa COVID-19 cho học sinh ở Hà Nội hôm 23/11/2021 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Đại sứ quán Anh ở Hà Nội đang hỗ trợ Việt Nam công tác thí điểm triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 và hệ thống thông tin cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19.

    Thông tin vừa nêu được đưa ra ngày 22/3 tại  hội thảo triển khai giấy chứng nhận tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 diễn ra ở Hà Nội. Tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Y Việt Nam tế Trần Văn Thuấn cho biết: “Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan thí điểm triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc-xin COVID-19 và triển khai hệ thống thông tin cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế và Tổ chức PATH, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh. Bộ Y tế tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương để có thể triển khai hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới".

    Trong khuôn khổ dự án này, Đại sứ Quán Anh và Tổ chức Quốc tế Phi lợi nhuận PATH hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam để liên kết dữ liệu tiêm chủng quốc gia theo chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ban hành. Mục đích được cho biết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong và ngoài nước, đặc biệt là trong những vùng lãnh thổ thuộc EU và Anh Quốc.

    Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy  tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho người trong nước từ 18 tuổi trở lên một mũi đạt gần 100%, hai mũi là 99%; tỷ lệ người đã tiêm mũi ba đạt 43,5 %. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi đã đạt tỷ lệ tiêm một mũi là 99% và hai mũi là 94%.

    Biển Đông: Tư lệnh Mỹ nói Trung Quốc đã quân sự hoá hoàn toàn ít nhất ba đảo nhân tạo

    Biển Đông: Tư lệnh Mỹ nói Trung Quốc đã quân sự hoá hoàn toàn ít nhất ba đảo nhân tạo

    Hình ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập hôm 20/3/2020 với các công trình được xây dựng trên đó 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAP 

    Trung Quốc đã hoàn thành việc quân sự hoá ở ít nhất ba đảo nhân tạo trên khu vực Biển Đông, theo thông tin cung cấp từ phía Hoa Kỳ.

    Trong bản tin độc quyền của hãng tin AP đăng tải hôm 21 tháng 3, Tư lệnh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, đô đốc John C. Aquilino cho biết phía Trung Quốc đã trang bị các hệ thống vũ khí tối tân ở các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp ở Biển Đông.

    Các hệ thống vũ khí trên bao gồm tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, hệ thống laser và gây nhiễu tín hiệu, và cả máy bay chiến đấu.

    Động thái này được đánh giá là hung hăng và nhằm đe doạ hoạt động của các nước xung quanh.

    Bản tin trên cũng tiết lộ phía Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các chuyển bay do thám bằng máy bay P-8A Poseidon ở khu vực Biển Đông để theo dõi các hoạt động của phía Trung Quốc.

    Tuy phía Mỹ không nêu cụ thể ba đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã quân sự hoá toàn toàn, nhưng theo Giáo sư Carlyle Thayer từ đại học New South Wales, nước Úc thì ba đảo nhân tạo đó có thể là đá Xu Bi, đá Chữ Thập, và đá Vành Khăn, đều thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

    Ở cả ba đảo nhân tạo này thì Trung Quốc đã xây đường băng dài 3 km, đủ sức để tiếp nhận mọi loại máy bay hiện có trong biên chế của quân đội nước này.

    Trả lời câu hỏi về vai trò của các căn cứ quân sự này đối với Trung Quốc và mối đe doạ mà nó tạo ra cho Việt Nam, Giáo sư Carlyle Thayer nói:

    “Chúng trao cho Trung Quốc năng lực nhận biết phạm vi hàng hải, có nghĩa là không có thứ gì đi trên vùng biển này, bay qua vùng trời này, hay thậm chí đi dưới mặt nước ở vùng biển này mà có thể thoát khỏi sự giám sát của Trung Quốc, và sẽ bị Trung Quốc nhắm đến.

    Điều đấy cũng có nghĩa là máy bay quân sự của Việt Nam sẽ có thể bị bắn hạ khi xung đột xảy ra.”

    Giáo sư Carlyle Thayer cũng cho rằng với những căn cứ hiện tại, đặc biệt là các căn cứ có đường băng dài, Trung Quốc có thể triển khai máy bay chiến đấu và thực hiện thiết lập khu vực nhận dạng phòng không nếu muốn.

    Thông tin Trung Quốc quân sự hoá các đảo nhân tạo mà họ bồi lấp trên Biển Đông không còn mới mẻ, truyền thông quốc tế đã đưa tin về vấn đề này trong những năm qua, vấn đề là tại sao ở thời điểm này phía Hoa Kỳ lại lên tiếng với vẻ báo động như vậy?

    Vấn đề nằm ở cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, theo giáo sư Thayer:

    “Tôi nghĩ rằng bởi vì hiện đang có chiến tranh giữa Nga và Ukraine, khi mà các hệ thống tên lửa hiện đại đang được Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Ukraine, điều đó kéo theo sự chú ý vào kho tên lửa mà Trung Quốc đang sở hữu. Đây cũng có thể là chiêu bài của Hoa Kỳ để ngăn cản Trung Quốc chuyển giao vũ khí cho Nga, và tố cáo việc Trung Quốc triển khai chúng ở Biển Đông.”

    Hành vi quân sự hoá các thực thể ở trên Biển Đông của Trung Quốc được cho là đã vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển Đông- DOC, mà Trung quốc và một số quốc gia ASEAN cùng nhau ký hồi năm 2002.

    Điều này, theo giáo sư Carlyle Thayer sẽ khiến các quốc gia trong khu vực mất đi sự tin tưởng vào Trung Quốc, trong bối cảnh các bên đang nỗ lực đàm phán việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).


    Không có nhận xét nào