Tòa cấp cao Việt Nam y án 10 năm đối với nhà hoạt động Đỗ Nam Trung
VOA Tiếng Việt
Ông Đỗ Nam Trung tại phiên sơ thẩm ngày 16/12/2021 ở Nam Định. Photo YouTube ANTV
Tại phiên phúc thẩm hôm 24/3, một tòa án cấp cao của Việt Nam đã tuyên y án 10 năm tù và 4 năm quản chế đối với nhà hoạt động Đỗ Nam Trung trong khi ông không nhận tội, theo tin từ luật sư.
Các luật sư được nêu đầy đủ các bài bào chữa của mình tại phiên tòa diễn ra ở Nam Định, luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong ba luật sư bào chữa cho ông Trung, cho VOA biết.
“Đây là một bản án không chính đáng”, luật sư Mạnh nhận định, nói thêm rằng các vi phạm về phát ngôn như cáo buộc theo Điều 117 Bộ Luật hình sự 2015 hay Điều 88 Bộ Luật hình sự 1999 chỉ nên xử phạt như một lỗi về dân sự.
Luật sư Mạnh thuật lại phát biểu của ông Trung tại phiên phúc thẩm:
“Từ trước đây đến phiên phúc thẩm hôm nay ông Trung vẫn giữ quan điểm rằng những phát ngôn của Trung trong các clip, bài viết là thực hiện quyền tự do ngôn luận theo Hiến Pháp quy định và vì vậy Trung cho rằng xét xử có tội là bị oan”.
Trước đó tại phiên sơ thẩm vào ngày 16/12/2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Nam Định tuyên án 10 năm tù giam, 4 năm quản chế đối với ông Đỗ Nam Trung.
Truyền thông Việt Nam dẫn cáo trạng cho biết từ năm 2016 ông Trung đăng tải 6 đoạn video có nội dung bị coi là “xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước”, cũng như “phỉ báng chính quyền”. Ngoài ra, bản cáo trạng cũng cho rằng việc làm của ông Trung “đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Ông Đỗ Nam Trung, 40 tuổi, bị bắt vào ngày 6/7/2021, được biết là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc, và đặc biệt là đăng bài trên mạng chỉ trích các sai phạm tại các trạm thu phí đường bộ cũng như lên án nạn tham nhũng trong chính quyền.
Ngay hôm 24/3/2022, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng bênh vực cho ông Trung, nói rằng “ông không làm gì sai”, và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông.
“Ông Đỗ Nam Trung không làm gì sai khi thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình được ghi trong hiến pháp Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tự nguyện phê chuẩn”, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói trong một tuyên bố gửi cho VOA.
“Nhà chức trách nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông vì ông chỉ nói lên suy nghĩ của ông về chính quyền. Việt Nam cũng nên bãi bỏ ngay lập tức cáo buộc lạm dụng nhân quyền thông qua điều luật “Tuyên truyền chống nhà nước” vốn thường xuyên được sử dụng để nhắm vào những người chỉ trích chính phủ”, tuyên bố của HRW cho biết thêm.
Mỹ không áp thuế chống bán phá giá lên cá tra của doanh nghiệp Việt
RFA
Công nhân đưa cá tra từ thuyền vào nhà máy chế biến ở An Giang
Reuters
Một doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam vừa thoát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên cá tra xuất khẩu sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kết thúc đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/8/2019 đến 31/7/2020.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) được Thông tấn xã Việt Nam trích đăng hôm 23/3, doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá là Công ty Cổ phần Thuỷ sảng NTSF (NTSF Seafoods). Mức thuế công ty được hưởng với cá tra phile đông lạnh xuất sang Mỹ là 0%.
Hiện có bốn doanh nghiệp Việt Nam không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với cá tra đông lạnh bao gồm: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp), Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (VDTG), Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) và NTSF Seafoods.
Theo VASEP, năm 2021, có hơn 10 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, Vinh Hoan Corp, NTSF Seafoods và Bien Dong Seafood là ba doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này.
Tính đến hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ của Việt Nam đạt 94,57 triệu USD. Hiện Mỹ là thị trường số 1 của cá tra Việt Nam sau một thời gian vị trí này thuộc về thị trường Trung Quốc.
Ngày 24/3: Có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/3 của Bộ Y tế cho biết có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành; giảm gần 8.000 ca so với hôm qua; Trong ngày có hơn 164.700 bệnh nhân khỏi...
Ảnh minh họa
Thông tin về các ca mắc mới COVID-19
Tính từ 16h ngày 23/3 đến 16h ngày 24/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 84.819 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.485), Đắk Lắk (4.463), Bắc Ninh (4.292), Phú Thọ (4.277), Nghệ An (4.184), Yên Bái (3.995), Bắc Giang (3.991), Lào Cai (3.974), Lạng Sơn (3.738), Hải Dương (3.459), Thái Bình (3.235), Quảng Bình (3.046), Sơn La (2.953), Vĩnh Phúc (2.887), Bình Dương (2.857), Hà Giang (2.838), Thái Nguyên (2.794), Quảng Ninh (2.669), Cà Mau (2.440), Hưng Yên (2.424), Bình Định (2.422), Hòa Bình (2.398), Tuyên Quang (2.293), Bến Tre (2.132), Điện Biên (2.050), Quảng Trị (1.945), Lâm Đồng (1.927), Vĩnh Long (1.829), Lai Châu (1.800), Cao Bằng (1.789), Hà Nam (1.659), Bắc Kạn (1.619), Kon Tum (1.494), Tây Ninh (1.485), Ninh Bình (1.296), Bình Phước (1.258), TP. Hồ Chí Minh (1.241), Nam Định (1.120), Phú Yên (1.059), Trà Vinh (1.047), Hà Tĩnh (998), Đắk Nông (873), Thanh Hóa (848), Bà Rịa - Vũng Tàu (838), Quảng Ngãi (792), Khánh Hòa (730), Đà Nẵng (678), Thừa Thiên Huế (677), Hải Phòng (635), Bình Thuận (528), Quảng Nam (350), Bạc Liêu (218), Đồng Nai (179), Kiên Giang (179), An Giang (161), Long An (142), Cần Thơ (86), Sóc Trăng (61), Đồng Tháp (51), Hậu Giang (50), Ninh Thuận (28), Tiền Giang (26).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-1.030), Bến Tre (-738), Vĩnh Phúc (-690).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+1.400), Đắk Lắk (+984), Ninh Bình (+264).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 137.890 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 24/3
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.599.751 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.592.064 ca, trong đó có 4.823.207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.229.590), TP. Hồ Chí Minh (588.151), Bình Dương (367.835), Nghệ An (364.680), Hải Dương (329.557).
Không có nhận xét nào