Phiên xử phúc thấm Lê Hữu Minh Tuấn – Thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam
Hôm nay ngày 28 tháng 2 năm 2022 sẽ diễn ra phiên toà phúc thẩm đối với Lê Hữu Minh Tuấn, nhà báo, thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam lúc 7:30 tại Trụ sở Toà án Nhân Dân cấp cao tại TP. HCM.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 231/2022/QDXXPT-HS của Toà án Nhân dân cấp cao tại TP HCM, đây là vụ án xét xử công khai với Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà là ông Phạm Công Mười cùng các thẩm phán Lê Thành Vân và Trần Thị Thu Thuỷ.
Trả lời phỏng vấn của đài RFA, luật sư bào chữa cho Lê Hữu Minh Tuấn, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:
“Hướng bào chữa của chúng tôi thì vẫn cho rằng là các ông ấy chỉ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà thôi chứ không phải là những hành vi vi phạm pháp luật.
Quan điểm này đã được xác định từ phiên toà sơ thẩm rồi, chúng tôi chỉ yêu cầu phiên toà phúc thẩm đánh giá lại về vụ án.
Nhưng mà cũng phải nói thẳng thắn với nhau thật ra thì đối với những phiên toà có yếu tố liên quan đến chính trị như thế này thì chúng tôi cũng không đặt quá nhiều hy vọng vào việc thay đổi bản án. Vì thông lệ nó là như vậy.”
Trong hơn một năm bị biệt giam tại trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu từ sau phiên sử sơ thẩm, Lê Hữu Minh Tuấn bị từ chối quyền được tiếp xúc luật sư với lý do rất khéo léo và thức thời là do COVID. Phiên xử phúc thẩm bị bị đẩy lùi mà không có lý do chính đáng được đưa ra.
Phiên xử ngày hôm nay, dù được cho là công khai nhưng có lẽ lại cũng sẽ đầy công an chìm nổi và không ai được phép tham gia. Một phiên phúc thẩm nhưng không tuân theo các trình tự tố tụng đầy đủ; và dĩ nhiên, ai cũng biết rõ đây chỉ là một phiên toà “cho vui” nhằm thể hiện tính ưu việt của hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Còn kết quả phiên phúc thẩm của án an ninh quốc gia này sẽ vẫn y như cũ tức 11 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt giam vào ngày 12 tháng 6 năm 2021 sau khi Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội Nhà Báo là ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thuỵ lần lượt bị bắt giam và khởi tố bị can vào ngày 21/11/2019 và 23/05/2020 theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Cả ba nhà báo đã bị tuyên án tổng cộng 37 năm tù giam và 9 năm quản chế trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 5/1/2021. Một phiên toà gây chấn động với các mức án nặng nề giành cho các nhà báo dũng cảm thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội của mình.
Nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thuỵ không kháng cáo và đã được đưa đi thi hành án sau phiên xử sơ thẩm 15 ngày. Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện đang chấp án tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy chấp án trại giam An Phước Bình Dương và đang có yêu cầu giám đốc thẩm do các sai phạm trong quá trình điều tra xét xử của cơ quan điều tra.
https://vietnamthoibao.org/vntb-phien-xu-phuc-tham-le-huu-minh-tuan-thanh-vien-hoi-nha-bao-doc-lap-viet-nam/
Một cuộc chiến Ukraine khác ở… Việt Nam
Bên cạnh cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đang diễn ra, còn một cuộc chiến khác đang sôi động từng giờ tại… Việt Nam, từ những người ủng hộ chế độ độc tài Putin, và hậu thuẫn sau lưng là cả một bộ máy của Tuyên giáo Hà Nội được phát động liên tục với một chiến dịch cũng rầm rộ và ầm ĩ không kém bom đạn Nga nã vào Ukraine.
Từ ngày đầu của những đoàn xe tăng Nga tiến vào Ukraine, báo chí nhà nước đã mô tả hành động của Putin như là một biện pháp chẳng đặng đừng để cứu nguy cho hai vùng đất đang đòi ly khai là Donetsk và Luhansk, và nhân cớ đó muốn tiến chiếm cả thủ đô Kyiv của Ukraine. Lệnh của Tuyên giáo cho báo chí Việt Nam là tránh nhắc đến chuyện hai vùng đất này, mà chỉ được đào sâu chuyện bất hòa giữa hai nhà lãnh đạo Putin và Zelensky.
“Đơn giản là khi nói về chuyện Nga mượn cớ tiến quân, Hà Nội cảm thấy nhột nhạt vì chuyện này có thể được liên hệ đến việc mượn cớ đánh quân Khmer Đỏ ở Tây Ninh rồi tiến sang chiếm cả Campuchia năm 1979, lập chính quyền thân Hà Nội trên đất nước này”, một nhà báo giấu tên nói.
Thái độ thiên vị cho hành động xâm lược của Nga là điều mà bất kỳ ai cũng nhìn thấy ở Việt Nam. Chỉ khoảng 12 tiếng đồng hồ trước hành động điên rồ của Putin, chỉ đạo cụ thể bắt đầu được truyền giới dư luận viên AK47, và các diễn đàn thông tin của nhà nước… lập tức mô tả chuyện “lịch sử” không thể tách rời Nga và Ukraine, sự “phản bội” với lãnh tụ cộng sản Lenin của Ukraine, và bao gồm chuyện Ukraine đang không biết thân biết phận với đàn anh, muốn dựa vào NATO để làm áp lực với Nga… Từ các server bí mật chỉ có các nhóm tuyên truyền viên mới có thể truy cập được, những câu chuyện nguồn cơn “lịch sử”, các kiểu giải thích mang tính bôi nhọ được phát đi, từ đó, giới tuyên truyền cứ sao chép và dán lại đầy trên các status và diễn đàn.
“Không có Lenin, làm gì có Ukraine, vậy mà hôm nay chúng nó lật tượng Lenin, đánh chúng nó là đúng”. Loại tuyên bố như vậy được thấy ở nhiều nơi, tương tự như kiểu “không có bác Hồ làm gì có Việt Nam hôm nay”. Hầu hết các kiểu nói ngớ ngẩn như vậy luôn được yểm trợ từ nhiều “loại” đồng chí, gửi bình luận tán thành hay ủng hộ, khiến cho nhiều người không biết lạc vào đều cảm thấy bối rối.
“Cần phải dẫn chứng phương Tây nằm sau cuộc xung đột này”, một tin nhắn từ ban Tuyên giáo gửi xuống các tòa soạn báo, và ngay sau đó, nhiều tờ báo như Zing, VOV, VTC, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân… lập tức mô tả Tổng thống Nga Putin như một người hùng đơn độc trong việc chống lại âm mưu thôn tính và ảnh hưởng của phương Tây, nên việc buộc phải tấn công Ukraine là một biện pháp chẳng đặng đừng. Zing News, một tờ báo có khuynh hướng độc lập, so với nhiều tờ báo khác, cũng phải “cúng cụ” một bài lớn “Phương Tây sai lầm nhưng tai họa trút xuống đầu của Ukraine”.
Báo Tuổi Trẻ, một tờ báo lớn ở Sài Gòn đã phải triệu hồi một phóng viên từng học ở Nga về để góp ý và làm bài theo lệnh. Tuy nhiên phải nói rằng nhiều nhà báo, cây viết có tư duy “cuồng Nga” hay “cuồng Putin” nhân dịp này cũng bộc lộ quan điểm thoải mái, chứ không dè dặt như trước đây, như bài “Ukraine từ chối đàm phán, buộc Nga phải tiếp tục chiến dịch quân sự” trên báo Tuổi Trẻ. Ngay sau đó, nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang phản ứng và nói rằng đây là ngôn luận của truyền thông Nga, báo Tuổi Trẻ không thể đại diện Nga phát ngôn về chuyện “buộc” xâm lược vô lý như vậy. Sau đó vài giờ, tựa bài báo này được lẳng lặng đổi lại là “Nga nói: “Buộc tiếp tục chiến dịch quân sự vì Ukraine từ chối đàm phán”.
Ngày thứ hai của cuộc chiến, khi Ukraine trở thành tâm điểm chính nghĩa, Ban Tuyên giáo chính thức phát công văn đến từng tờ báo, căn dặn không được nói theo báo chí phương Tây, chỉ đưa tin theo tình hình và không bình luận. Mọi nhận định phải trích hay dựa theo phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam. Thế nhưng ngay cả Bộ Ngoại giao cũng hoàn toàn chết cứng trước các diễn biến dồn dập và thất bại thuộc về ông Putin. Để đối phó, người ta lại ra lệnh không được đưa tin Ukraine thành tin chính trên các tờ báo.
“Chiến tranh lạnh đã kết thúc từ gần nửa thế kỷ nhưng có vẻ Ban Tuyên giáo rất hăm hở khi tìm lại được không khí đối đầu như thời Liên Xô cũ. Lệnh cứ nhắc đi nhắc lại là phải phân tích các thế khó của Ukraine khi chọn đứng với phương Tây chứ không phải là với đồng minh cộng sản cũ. Đồng thời cũng nhắc là phải viết gợi ý cho người đọc về những âm mưu muốn tiêu diệt Nga và Trung Quốc của phương Tây”, một nhà báo kỳ cựu ở Sài Gòn giấu tên, cho biết.
Hà Nội đang vào thế khó, muốn ra mặt bênh vực Nga thì lại sợ khó ăn nói về sau, nếu một khi Trung Quốc mượn cớ tương tự mà lấn chiếm biển đảo; ngược lại, bênh Nga lúc này thì cũng kẹt, khi mối quan hệ làm ăn Việt-Ukraine đang ngày càng lớn mạnh. Năm 2021, tổng kim ngạch của hai quốc gia đã đạt $478.33 triệu, và trên đà tăng gần 30%. Nhưng rõ ràng, tình cảm cho một đàn anh cộng sản cũ vẫn còn mặn nồng nên chỉ còn cách ủng hộ nửa kín nửa hở như hiện nay mà thôi.
Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an, ông Lê Văn Cương, ngay từ ngày đầu đã ra mặt, bán công khai thay cho nhà nước, trả lời trên đài VTC một cách ngớ ngẩn rằng “không có chuyện Nga xâm lược Ukraine, không có xâm lược đâu”, ông Cương nói và cười với vẻ thú vị mà không ai hiểu nổi, so với thực tế thì hoàn toàn khác biệt. Trong việc cung cấp thông tin về thời sự, vị tướng của nhà nước Việt Nam pha trộn vô số suy nghĩ thờ phụng Nga và Putin. Hơn thế, ông ta còn sỉ vả Tổng thống Ukraine là không có khả năng lãnh đạo, rằng thảm cảnh hôm nay mà 47 triệu dân Ukraine đối mặt là do sai lầm của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ông Cương khẳng định phương Tây sẽ làm ngơ và không giúp gì, vì ông ví Ukraine như một chiếc giỏ rách, không ai dại gì mà giúp, và chắn chắn Ukraine sẽ phải thất bại trước Nga.
Một ngày sau khi bản video này được phát đi trên YouTube, tin tức thế giới cho biết Ukraine đang được viện trợ vũ khí và tiền của cho cuộc chiến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Và Nga sau hai ngày bị trừng phạt kinh tế, phong tỏa quốc tế, đã bước đầu thiệt hại hơn $250 tỷ.
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng cao vào đầu tháng 3
Ảnh minh họa chụp tại Mỹ Xuyên - ĐBSCL trước đây.
AFP
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ tăng cao từ ngày 1 đến 10/3, tuy vậy mùa khô năm nay không quá nghiêm trọng như năm ngoái.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL được Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo sẽ có xu thế tăng theo triều cường đầu tháng hai âm lịch với ranh mặn 4g/l lớn nhất tuần này có thể từ 35 đến 50km tại các cửa sông Cửu Long và từ 55 đến 65km trên sông Vàm Cỏ.
Tuy nhiên, Cục Thuỷ lợi được truyền thông Nhà nước dẫn lời hôm 28/2 cho rằng từ tháng 4/2022, xâm nhập mặn có xu thế giảm dần.
Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi được tờ BNews dẫn lời rằng, qua theo dõi nguồn nước thượng nguồn đổ về thì dự kiến trong tháng 3, ĐBSCL sẽ có mức độ triều cường lớn nhất của mùa khô này.
Theo Tổng cục Thủy lợi, dòng chảy trên thượng nguồn sông Mê kông tại trạm Kratie (Campuchia) và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) trong tháng 2 đều có xu thế giảm.
Cũng trong ngày 28/2 Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn cho biết mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-1,0m.
Trước đó, hôm 7/2, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam trong bản tin dự báo nguồn nước ĐBSCL cho rằng ĐBSCL sẽ bị mặn xâm nhập sớm vào đầu mùa khô 2021-2022 do các đập thuỷ điện ở Trung Quốc hạn chế xả nước khiền dòng chảy về khu vực này bị giảm mạnh.
Theo Viện Thuỷ lợi, các hồ chứa ở Trung Quốc xả nước hạn chế và lợi dụng cột nước cao để phát điện là một trong những nguyên nhân chính khiến khu vực ĐBSCL bị mặn xâm nhập sớm.
Cao điểm xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào ngày 25-28/2
Ảnh minh họa.
AFP
Tình hình xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6-13km, với phạm vi xâm nhập mặn sâu nhất mùa khô năm nay tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75 km và được dự báo và có đỉnh mặn cao nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 25/2-4/3/2021.
Báo Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn từ ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia loan tin như vừa nêu ngày 25-26/2.
Theo dự báo, phạm vi xâm nhập mặn ở mức 4g/l, sâu nhất mùa khô năm 2021 tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75 km, trên các sông Vàm Cỏ từ 85-95 km, sông Cái Lớn từ 45-55 km.
Ngoài ra, cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ ngày 25 - 28/2.
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và triều cường.
Ông Trần Bá Hoằng cho báo trong nước hay các vùng ven biển ĐBSCL sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Dự đoán hạn, mặn năm nay tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2020.
Cụ thể, khoảng 37.800ha lúa đông xuân vụ 2020 - 2021 ở các vùng ven biển ĐBSCL và khoảng 40.000- 50.000ha cây ăn trái có nguy cơ gặp khó khăn về nguồn nước.
Không chỉ riêng ĐBSCL, khu vực Bắc Bộ được dự báo sẽ thiếu hụt nguồn nước trên lưu vực sông từ 20-30% kể từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay.
Trong khi đó, tại Trung Bộ và Tây Nguyên, mực nước trên các sông biến đổi chậm và theo xu thế xuống dần từ nay đến tháng 4. Đồng thời lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở khu vực này phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-50%.
Không có nhận xét nào