“3 đảo” bị Bắc Kinh quân sự hóa là Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 20-3, Hãng tin AP dẫn lời Đô đốc John C Aquilino, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, nói Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ‘3 đảo’ (thực tế là 3 đá) trên Biển Đông và cho rằng đây là động thái đe dọa các nước láng giềng.
Điều 13 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 giãi thích: “Các bãi cạn nửa nổi nửa chìm là các vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước”.
Chế độ pháp lý của các bãi cạn, đá: khi toàn bộ hoặc một phần bãi cạn nửa nổi, nửa chìm ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể dùng làm đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; khi chúng hoàn toàn ở cách lục địa hoặc ở cách một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì chúng không có lãnh hải riêng và các đường cơ sở thẳng chỉ được kéo đến hay xuất phát từ các bãi này khi trên đó có các công trình thiết bị nhân tạo thường xuyên nhô trên mặt nước.
Theo tài liệu của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thì Đá Vành Khăn là mỏm đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc chiếm hữu thực thể này đầu tiên vào năm 1995.
Đô đốc John C. Aquilino, trái, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), xem video về các công trình và tòa nhà của Trung Quốc trên máy bay phản công P-8A Poseidon của Mỹ bay tại nhóm đảo Trường Sa ở Biển Đông vào Chủ nhật ngày 20-3-2022. Một máy bay của Hải quân Hoa Kỳ chở một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ đã bị liên tục đe dọa rời khỏi vùng trời trên các đảo do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông đang tranh chấp trên sóng vô tuyến điện, dưới sự chứng kiến của hai nhà báo của Associated Press được mời lên tàu. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Cuối tháng 6-2017, AMTI ghi nhận hình ảnh cập nhật cho thấy rằng một mặt Trung Quốc tập trung đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á về những nguyên tắc cơ bản nhằm quản lý tranh chấp Biển Đông, mặt khác, Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và lưỡng dụng trên quần đảo Trường Sa.
AMTI cho rằng Trung Quốc xây kho chứa tên lửa mới, hệ thống rađa/ liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi gợi ý rằng mặc dù khu vực đang cố gắng giải quyết tranh chấp theo biện pháp hòa bình, thì Trung Quốc vẫn quyết tâm bành trướng thế lực và sức mạnh của mình.
Vẫn theo AMTI, Đá Chữ Thập tiếp tục là căn cứ hiện đại nhất của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang xây dựng bốn kết cấu ngầm rất lớn ở mỗi đá có thể được dùng chứa đạn dược và nhiều nhu yếu phẩm khác.
“Họ đã thúc đẩy tất cả năng lực và việc tăng cường vũ khí hóa đang gây bất ổn cho khu vực”, ông Aquilino trả lời Hãng tin AP từ trên máy bay do thám P-8A Poseidon của hải quân Mỹ bay gần các tiền đồn do Trung Quốc kiểm soát trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt chặng bay, chiếc máy bay của Mỹ liên tục nhận cảnh báo xâm phạm từ phía Trung Quốc. “Hãy tránh xa ngay lập tức để tránh đánh giá sai lầm” là một trong các cảnh báo như vậy.
Tuy nhiên, máy bay của hải quân Mỹ đã bất chấp những cảnh báo này và tiếp tục hành trình. “Đây là một máy bay hải quân Mỹ có quyền miễn trừ quốc gia. Máy bay chúng tôi đang tiến hành các hoạt động quân sự hợp pháp ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào”, phi công Mỹ đáp lại cảnh báo của Trung Quốc.
Đô đốc John C Aquilino cho rằng động thái của Trung Quốc đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trên Biển Đông thành căn cứ quân sự.
Phía Trung Quốc và Việt Nam chưa đưa ra phản ứng nào về các tuyên bố của đô đốc John C Aquilino và phía Mỹ.
Một đường băng do Trung Quốc xây bên cạnh các công trình và tòa nhà tại đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn thuộc nhóm đảo Trường Sa ở Biển Đông, hôm Chủ nhật 20-3-2022. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Các cấu trúc của Trung Quốc được chụp vào ngày 8-2-1999( ảnh trên) và ngày 20-3-2022, tại Đá Vành Khăn ở Biển Đông đang tranh chấp. Trái ngược hoàn toàn với những cam đoan trước đây của Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp thành căn cứ quân sự, Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, Adm John C. Aquilino cho biết Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số một số đảo mà nước này xây dựng. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Các công trình và tòa nhà của Trung Quốc tại đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Johnson thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hôm Chủ nhật, 20-3-2022. Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số một số đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. 3 hòn đảo được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, thiết bị gây nhiễu và laser và máy bay chiến đấu. Trung Quốc ngày càng hung hăng đe dọa tất cả các quốc gia hoạt động gần đó, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết hôm Chủ nhật. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Hải quân Hoa Kỳ AWO2 Riley Junge từ Ohio xem video về các cấu trúc và tòa nhà của Trung Quốc trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hoa Kỳ bay tại nhóm đảo Trường Sa ở Biển Đông vào Chủ nhật 20-3-2022. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Đô đốc John C. Aquilino, trái, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (INDOPACOM), đến Căn cứ Không quân Clark, tỉnh Pampanga, miền bắc Philippines vào Chủ nhật 20-3-2022. (Ảnh AP/ Aaron Favila).
Không có nhận xét nào