Theo như những điều này đã bộc lộ những khó khăn của Mỹ trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng ứng chiến và quyết liệt của một quân đội, một quốc gia, sau khi các quan chức tình báo Mỹ nói sự khó khăn trong đánh giá ý chí chiến đấu của người Ukraine và Afghanistan dẫn đến những dự đoán thiếu chính xác về tình hình chiến sự ở 2 nước này.
Trong suốt một tháng đối phó với chiến dịch quân sự của Nga, người dân Ukraine học cách pha bom xăng theo hướng dẫn từ chính phủ, sau đó tự mình phá hủy xe bọc thép. Binh sĩ Ukraine kiên nhẫn phục kích và bắn tên lửa do phương Tây hỗ trợ vào xe tăng Nga để phản công. Tổng thống nước này mỗi ngày đều truyền đi các thông điệp tại thủ đô, kêu gọi toàn dân chiến đấu chống lại đối thủ.
Trong khi 7 tháng trước tại Afganistan, khi Taliban tràn vào thủ đô Kabul, phần lớn quân đội Afghanistan buông vũ khí. Tổng thống của họ sơ tán đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), để lại đất nước cho các tay súng Taliban.
Những tình tiết trên đều trái ngược với đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ về diễn biến chiến sự ở cả hai nước, rằng quân đội Afghanistan có thể cầm cự được trong 6 tháng sau khi Mỹ rút quân, và Kyiv có thể thất thủ trong vòng 2-4 ngày.
Điều này đã bộc lộ những khó khăn của Mỹ trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng ứng chiến và quyết liệt của một quân đội, một quốc gia.
Có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm khả năng lãnh đạo đất nước, nguồn cung mà một nước cần đến khi đối mặt với xung đột, sức mạnh của đối thủ, và nhận thức của người dân về đối thủ, theo New York Times.
Người dân ở Zhytomyr, Ukraine, tập ném bom xăng, ngày 1/3. Ảnh: Reuters.
Khó lòng đánh giá ý chí chiến đấu
“Đánh giá ý chí chiến đấu trước một cuộc xung đột như thế này khá khó. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm ra cách làm điều đó”, Thượng nghị sĩ Angus King, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện, nói.
“Nếu chúng ta biết trước người Ukraine sẽ phản ứng mạnh đến mức nào, chúng ta có thể đã chuẩn bị được nhiều thiết bị hơn và gửi viện trợ đến nhanh hơn, dựa trên giả định rằng họ có cơ hội chiến thắng”, ông nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho biết các cơ quan tình báo đang đánh giá rất tốt về việc Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống phòng thủ của một quốc gia trước một cuộc tấn công tiềm tàng là điều khó khăn.
“Ý chí chiến đấu không phải là một lĩnh vực mà người ta có thể đi thu thập, không giống như việc ước tính lực lượng không quân có bao nhiêu máy bay chiến đấu đang hoạt động. Đây là một điều mang tính chủ quan”, ông nói.
Một số cựu quan chức tình báo cho rằng chỉ có sĩ quan huấn luyện và làm việc với các lực lượng đối tác mới có thể đánh giá chính xác ý chí chiến đấu của họ.
Tuy nhiên, thông tin đó đôi khi bị bỏ qua khi nó được chuyển cho các nhà phân tích ở Washington, theo Marc E. Polymeropoulos, một cựu quan chức cấp cao của CIA giám sát các hoạt động ở châu Âu và Trung Đông và từng phục vụ nhiều lần ở Afghanistan.
Một binh sĩ Ukraine ở chiến tuyến gần Kyiv, ngày 20/3. Ảnh: AFP.
“Nếu hỏi các sĩ quan thực địa về ý chí chiến đấu của một lực lượng đối tác, họ sẽ đánh giá dựa trên thực tế làm việc với đối tác đó”, ông nói. "Tôi nghĩ rằng bất kỳ sĩ quan thực địa nào cũng sẽ nói rằng quân đội chính quy Afghanistan không có ý chí chiến nếu quân đội Mỹ rời đi. Họ sẽ nhất quán nói đi nói lại điều đó”.
Các quan chức tình báo cũng nói rằng họ đã không thể dự đoán được khả năng lãnh đạo của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - người được tin là chìa khóa quan trọng trong việc tập hợp đất nước tham gia kháng chiến.
Một lý do dẫn đến đánh giá sai lầm là chính phủ Ukraine, bao gồm cả ông Zelensky, ban đầu nghi ngờ tình báo Mỹ về cảnh báo tấn công.
Giữa tháng 2, Thượng nghị sĩ King đã yêu cầu các quan chức tình báo dự đoán cách xử lý của ông Zelensky nếu Nga tiến quân vào Ukraine.
Ông King nhắc lại trường hợp của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, nói rằng nếu ông Ghani không bỏ chạy khi đối mặt với quân đối thủ đang tiến công, thì Kabul có thể trụ được lâu hơn.
Các quan chức trả lời rằng tổng thống Ukraine đã công khai hạ thấp khả năng xảy ra một cuộc tấn công, nhưng khi đó họ không dự đoán được ông Zelensky sẽ phản ứng như thế nào.
Một lớp dạy kỹ năng chiến đấu cho dân thường ở Lutsk, Ukraine, trong tháng 3. Ảnh: New York Times.
Mỹ có đánh giá thấp Ukraine?
Trước ngày 24/2, các chuyên gia Ukraine “rõ ràng và nhiều lần” nói với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ rằng chính phủ và người dân Ukraine “có thể sẽ chống lại”, một quan chức Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, khi được Thượng nghị sĩ Cotton hỏi, ông Scott D. Berrier, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, cho biết trong tháng này rằng trước chiến dịch của Nga, ông nghĩ rằng người Ukraine chưa thực sự sẵn sàng ứng phó.
Sau đó, ông tự nhận sai sót và nói: “Tôi đã nghi ngờ về ý chí chiến đấu của họ. Đó là một đánh giá không tốt của tôi. Họ đã chiến đấu dũng cảm và đáng kính trọng”, ông Berrier nói.
Trong tuần trước, các lực lượng Ukraine chuyển từ thế phòng thủ sang phản công khi sử dụng xe tăng và máy bay chiến đấu để trả đòn quân đội Nga bên ngoài Kyiv và các thành phố khác.
Điều này thể hiện rõ ý định của Ukraine là nhằm đánh bại đối thủ và giành chiến thắng, chứ không còn đơn thuần là phòng thủ.
Hàn hàng rào chống tăng tại một nhà máy ở Odessa, Ukraine. Ảnh: New York Times.
Theo các cơ quan tình báo Mỹ, Nga trước đó tin rằng họ sẽ gặp phải sự kháng cự yếu ớt từ quân đội Ukraine và có thể nhanh chóng tiến quân vào Kyiv, thay vì kéo dài như hiện giờ.
“Không ai nghi ngờ ý chí của người Ukraine, nhưng với quy mô quân đội nhỏ, các nhà phân tích đánh giá khả năng chiến đấu trên chiến trường hiện đại của họ có giới hạn”, theo Douglas H. Wise, một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của CIA, và là cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng.
"Với quy mô của quân đội Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga, các nhà phân tích đã dựa vào những con số để đánh giá rằng Ukraine sẽ không chiếm ưu thế”, Wise nói.
Dù hiện chỉ còn rất ít người tin rằng Ukraine chắc chắn thua, một số nhà lập pháp cho rằng chính quyền Biden vẫn đang đánh giá thấp quân đội Ukraine.
Các quan chức tình báo tin rằng chiến dịch quân sự của Nga đang thất bại. Tuy nhiên, họ cho rằng Điện Kremlin sẽ điều chỉnh chiến thuật, tăng gấp đôi tần suất các hoạt động quân sự, hoặc tìm cách leo thang tình hình nhằm buộc phương Tây chấm dứt ủng hộ Ukraine.
Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã hoàn thành các mục tiêu chính trong giai đoạn đầu chiến dịch và hiện sẽ tập trung vào việc hoàn toàn “giải phóng” vùng Donbas thuộc miền Đông Ukraine, theo Interfax.
Trong khi đó, ở mặt trận ngoại giao, Nga và Ukraine đang dần hiểu nhau hơn về các vấn đề thứ yếu nhưng tiến triển trên các câu hỏi chính yếu còn hạn chế, ông Vladimir Medinsky - trưởng đoàn đàm phán của Moscow - nói ngày 25/3.
Đoàn đàm phán Ukraine và Nga đã tiến hành bốn vòng thương lượng nhưng chưa có bước đột phá lớn, trong bối cảnh giao tranh có dấu hiệu sẽ chuyển sang giai đoạn giằng co kéo dài.
Trong suốt một tháng đối phó với chiến dịch quân sự của Nga, người dân Ukraine học cách pha bom xăng theo hướng dẫn từ chính phủ, sau đó tự mình phá hủy xe bọc thép. Binh sĩ Ukraine kiên nhẫn phục kích và bắn tên lửa do phương Tây hỗ trợ vào xe tăng Nga để phản công. Tổng thống nước này mỗi ngày đều truyền đi các thông điệp tại thủ đô, kêu gọi toàn dân chiến đấu chống lại đối thủ.
Trong khi 7 tháng trước tại Afganistan, khi Taliban tràn vào thủ đô Kabul, phần lớn quân đội Afghanistan buông vũ khí. Tổng thống của họ sơ tán đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), để lại đất nước cho các tay súng Taliban.
Những tình tiết trên đều trái ngược với đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ về diễn biến chiến sự ở cả hai nước, rằng quân đội Afghanistan có thể cầm cự được trong 6 tháng sau khi Mỹ rút quân, và Kyiv có thể thất thủ trong vòng 2-4 ngày.
Điều này đã bộc lộ những khó khăn của Mỹ trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng ứng chiến và quyết liệt của một quân đội, một quốc gia.
Có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm khả năng lãnh đạo đất nước, nguồn cung mà một nước cần đến khi đối mặt với xung đột, sức mạnh của đối thủ, và nhận thức của người dân về đối thủ, theo New York Times.
Người dân ở Zhytomyr, Ukraine, tập ném bom xăng, ngày 1/3. Ảnh: Reuters.
Khó lòng đánh giá ý chí chiến đấu
“Đánh giá ý chí chiến đấu trước một cuộc xung đột như thế này khá khó. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm ra cách làm điều đó”, Thượng nghị sĩ Angus King, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện, nói.
“Nếu chúng ta biết trước người Ukraine sẽ phản ứng mạnh đến mức nào, chúng ta có thể đã chuẩn bị được nhiều thiết bị hơn và gửi viện trợ đến nhanh hơn, dựa trên giả định rằng họ có cơ hội chiến thắng”, ông nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho biết các cơ quan tình báo đang đánh giá rất tốt về việc Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống phòng thủ của một quốc gia trước một cuộc tấn công tiềm tàng là điều khó khăn.
“Ý chí chiến đấu không phải là một lĩnh vực mà người ta có thể đi thu thập, không giống như việc ước tính lực lượng không quân có bao nhiêu máy bay chiến đấu đang hoạt động. Đây là một điều mang tính chủ quan”, ông nói.
Một số cựu quan chức tình báo cho rằng chỉ có sĩ quan huấn luyện và làm việc với các lực lượng đối tác mới có thể đánh giá chính xác ý chí chiến đấu của họ.
Tuy nhiên, thông tin đó đôi khi bị bỏ qua khi nó được chuyển cho các nhà phân tích ở Washington, theo Marc E. Polymeropoulos, một cựu quan chức cấp cao của CIA giám sát các hoạt động ở châu Âu và Trung Đông và từng phục vụ nhiều lần ở Afghanistan.
Một binh sĩ Ukraine ở chiến tuyến gần Kyiv, ngày 20/3. Ảnh: AFP.
“Nếu hỏi các sĩ quan thực địa về ý chí chiến đấu của một lực lượng đối tác, họ sẽ đánh giá dựa trên thực tế làm việc với đối tác đó”, ông nói. "Tôi nghĩ rằng bất kỳ sĩ quan thực địa nào cũng sẽ nói rằng quân đội chính quy Afghanistan không có ý chí chiến nếu quân đội Mỹ rời đi. Họ sẽ nhất quán nói đi nói lại điều đó”.
Các quan chức tình báo cũng nói rằng họ đã không thể dự đoán được khả năng lãnh đạo của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - người được tin là chìa khóa quan trọng trong việc tập hợp đất nước tham gia kháng chiến.
Một lý do dẫn đến đánh giá sai lầm là chính phủ Ukraine, bao gồm cả ông Zelensky, ban đầu nghi ngờ tình báo Mỹ về cảnh báo tấn công.
Giữa tháng 2, Thượng nghị sĩ King đã yêu cầu các quan chức tình báo dự đoán cách xử lý của ông Zelensky nếu Nga tiến quân vào Ukraine.
Ông King nhắc lại trường hợp của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, nói rằng nếu ông Ghani không bỏ chạy khi đối mặt với quân đối thủ đang tiến công, thì Kabul có thể trụ được lâu hơn.
Các quan chức trả lời rằng tổng thống Ukraine đã công khai hạ thấp khả năng xảy ra một cuộc tấn công, nhưng khi đó họ không dự đoán được ông Zelensky sẽ phản ứng như thế nào.
Một lớp dạy kỹ năng chiến đấu cho dân thường ở Lutsk, Ukraine, trong tháng 3. Ảnh: New York Times.
Mỹ có đánh giá thấp Ukraine?
Trước ngày 24/2, các chuyên gia Ukraine “rõ ràng và nhiều lần” nói với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ rằng chính phủ và người dân Ukraine “có thể sẽ chống lại”, một quan chức Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, khi được Thượng nghị sĩ Cotton hỏi, ông Scott D. Berrier, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, cho biết trong tháng này rằng trước chiến dịch của Nga, ông nghĩ rằng người Ukraine chưa thực sự sẵn sàng ứng phó.
Sau đó, ông tự nhận sai sót và nói: “Tôi đã nghi ngờ về ý chí chiến đấu của họ. Đó là một đánh giá không tốt của tôi. Họ đã chiến đấu dũng cảm và đáng kính trọng”, ông Berrier nói.
Trong tuần trước, các lực lượng Ukraine chuyển từ thế phòng thủ sang phản công khi sử dụng xe tăng và máy bay chiến đấu để trả đòn quân đội Nga bên ngoài Kyiv và các thành phố khác.
Điều này thể hiện rõ ý định của Ukraine là nhằm đánh bại đối thủ và giành chiến thắng, chứ không còn đơn thuần là phòng thủ.
Hàn hàng rào chống tăng tại một nhà máy ở Odessa, Ukraine. Ảnh: New York Times.
Theo các cơ quan tình báo Mỹ, Nga trước đó tin rằng họ sẽ gặp phải sự kháng cự yếu ớt từ quân đội Ukraine và có thể nhanh chóng tiến quân vào Kyiv, thay vì kéo dài như hiện giờ.
“Không ai nghi ngờ ý chí của người Ukraine, nhưng với quy mô quân đội nhỏ, các nhà phân tích đánh giá khả năng chiến đấu trên chiến trường hiện đại của họ có giới hạn”, theo Douglas H. Wise, một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của CIA, và là cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng.
"Với quy mô của quân đội Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga, các nhà phân tích đã dựa vào những con số để đánh giá rằng Ukraine sẽ không chiếm ưu thế”, Wise nói.
Dù hiện chỉ còn rất ít người tin rằng Ukraine chắc chắn thua, một số nhà lập pháp cho rằng chính quyền Biden vẫn đang đánh giá thấp quân đội Ukraine.
Các quan chức tình báo tin rằng chiến dịch quân sự của Nga đang thất bại. Tuy nhiên, họ cho rằng Điện Kremlin sẽ điều chỉnh chiến thuật, tăng gấp đôi tần suất các hoạt động quân sự, hoặc tìm cách leo thang tình hình nhằm buộc phương Tây chấm dứt ủng hộ Ukraine.
Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã hoàn thành các mục tiêu chính trong giai đoạn đầu chiến dịch và hiện sẽ tập trung vào việc hoàn toàn “giải phóng” vùng Donbas thuộc miền Đông Ukraine, theo Interfax.
Trong khi đó, ở mặt trận ngoại giao, Nga và Ukraine đang dần hiểu nhau hơn về các vấn đề thứ yếu nhưng tiến triển trên các câu hỏi chính yếu còn hạn chế, ông Vladimir Medinsky - trưởng đoàn đàm phán của Moscow - nói ngày 25/3.
Đoàn đàm phán Ukraine và Nga đã tiến hành bốn vòng thương lượng nhưng chưa có bước đột phá lớn, trong bối cảnh giao tranh có dấu hiệu sẽ chuyển sang giai đoạn giằng co kéo dài.
Không có nhận xét nào