Trung Quốc có thực sự triển khai chiến đấu cơ ra Trường Sa?
22/3.2022
Các cấu trúc của Trung Quốc được chụp vào ngày 8-2-1999( ảnh trên) và ngày 20-3-2022, tại Đá Vành Khăn ở Biển Đông đang tranh chấp.
Chưa có bất kỳ thông tin nào về việc Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ ra Trường Sa được ghi nhận trước đây. Vì thế, nếu bài tường thuật của AP là chính xác, đây là diễn biến leo thang hết sức nghiêm trọng.
1. Trung Quốc quân sự hóa Trường Sa
Trong một bài viết độc quyền ngày 21.3, hãng AP tiết lộ Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ đến các thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ hôm Chủ nhật cho biết Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba hòn đảo mà họ xây dựng ở Biển Đông đang tranh chấp, trang bị cho chúng các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và laser, cùng máy bay chiến đấu trong một động thái ngày càng hung hăng đe dọa tất cả các quốc gia hoạt động gần đó.
Bài viết về quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực được các phóng viên của hãng AP thực hiện sau khi bay cùng với Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trên một máy bay tuần tra P-8 ở Biển Đông trong ngày 20.3.
Việc Trung Quốc quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa không phải là chuyện mới. Quá trình này đã diễn ra trong vài năm gần đây. Từ năm 2018, các nguồn tin từ Mỹ đã khẳng định Trung Quốc triển khai các tên lửa chống hạm và phòng không đến quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, chưa có bất kỳ thông tin nào về việc Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ ra Trường Sa được ghi nhận trước đây. Vì thế, nếu bài tường thuật của AP là chính xác, đây là diễn biến leo thang hết sức nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các nguồn tin trong khu vực của tôi cho biết họ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.
Mặt khác, có vài điểm bất thường trong bài báo của AP liên quan đến chi tiết chiến đấu cơ.
Trước hết, đây là thông tin cực kỳ quan trọng, xứng đáng là một “tin chấn động”. Thế nhưng nó chỉ được AP đề cập sơ sài trong bài viết chủ yếu về hoạt động quân sự hóa nói chung của Trung Quốc. Bài viết của AP cũng không trích dẫn phát biểu trực tiếp của ông Aquilino về chiến đấu cơ.
Chỉ có một câu trích dẫn liên quan đến chiến đấu cơ là:
“Chức năng của các hòn đảo này là mở rộng năng lực tấn công của Trung Quốc ra ngoài bờ biển lục địa của họ. Họ có thể triển khai chiến đấu cơ, oanh tạc cơ cùng với mọi năng lực tấn công của các hệ thống tên lửa”.
Tuy nhiên, ở đây ông Aquilino chỉ đề cập đến khả năng của các thực thể trong việc triển khai chiến đấu cơ.
Thứ hai, nếu Trung Quốc tiến hành bước đi leo thang nguy hiểm này, nhiều khả năng nó sẽ được công bố theo hình thức khác chứ không phải thông qua một chuyến bay tuần tra. Chính quyền Mỹ chắc chắn cũng sẽ đưa ra tuyên bố chính thức bày tỏ quan điểm về sự leo thang này.
Trong một tweet về bài viết của hãng AP, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, cũng cho biết chưa có ai từng quan sát thấy chiến đấu cơ Trung Quốc trên các thực thể ở Trường Sa.
This shows how much collective amnesia we seem to have about the South China Sea disputes. China built all the things Aquilino talks a out between 2016 and 2018. But here we are taking notice AGAIN. Also, no one has ever spotted fighter jets in the Spratlys so far as we know.
The Associated Press @AP
A top U.S. commander says China fully militarized at least three of several islands it built in the disputed South China Sea. U.S. Indo-Pacific commander Adm. John C. Aquilino says the increasingly aggressive moves threaten all nations operating nearby. https://t.co/KjSruYqser
March 21st 2022
Khả năng các phóng viên của hãng AP đã hiểu nhầm các phát biểu của ông Aquilino. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán. Hy vọng phía Mỹ sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về sự việc này.
2. Hàng Không Mẫu Hạm
Ngày 21.3, ít nhất hai máy bay vận tải CMV-22B đã bay từ Okinawa đến căn cứ không quân Clark ở Philippines.
Đây là những máy bay của HKMH/ USS Abraham Lincoln. Sự di chuyển như thế này của chúng thường gợi ý rằng HKMH của Mỹ đã vào hoặc sắp sửa tiến vào Biển Đông.
Trong khi đó, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy HKMH Sơn Đông đã quay trở về Đại Liên sau khi băng qua eo biển Đài Loan ngày 18.3.
Hình ảnh vệ tinh ngày 20.3 cũng cho thấy tàu Liêu Ninh đang tiến hành huấn luyện ở Bột Hải.
3. Vụ tai nạn Y-8
Liên quan đến vụ tai nạn của máy bay Y-8, trang Đông Phương ở Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đã tổ chức tang lễ cho ít nhất 6 phi công hải quân trong những ngày gần đây.
Hai trong đó đó là thượng úy Hoàng Cao Minh và trung úy Chu Hưng Ngọc. Hai người này đều thuộc đơn vị 92697 của quân đội Trung Quốc và đều hy sinh ngày 1.3.
So với sự im lặng tuyệt đối trong những ngày đầu, mạng xã hội Trung Quốc những ngày qua đã bắt đầu nhắc đến sự kiện này.
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
Không có nhận xét nào