Võ Thái Hà tổng hợp
Tướng Mỹ: Bắc Kinh có thể lợi dụng khủng hoảng Ukraina để ‘‘khiêu khích’’ ở châu Á
Binh sĩ Ukraina trong một cuộc tập trận ở vùng Donetsk, phía đông Ukraina, ngày 15/02/2022. AP - Vadim Ghirda
Khủng hoảng Ukraina có thể tạo bối cảnh thuận lợi để Trung Quốc có các hành động « khiêu khích » ở châu Á. Đó là nhận định của một tư lệnh không quân Mỹ hôm nay, 16/02/2022.
Theo AFP, trả lời báo giới bên lề Triển lãm hàng không tại Singapore, tướng Kenneth Wilsbach, tư lệnh không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, nhấn mạnh : Sự ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Nga trong các căng thẳng hiện nay giữa Matxcơva và phương Tây, đặt ra nhiều câu hỏi về các ý đồ của Trung Quốc tại châu Á. Tướng Kenneth Wilsbach nêu bật lo ngại về việc Trung Quốc theo sát các diễn biến tại châu Âu, để khi gặp thời cơ, có các hành động khiêu khích ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, « nhằm trắc nghiệm phản ứng của cộng đồng quốc tế ».
Tư lệnh không quân tại khu vực Thái Bình Dương cũng cho biết đã có các thảo luận với các đối tác và các « thực thể » tại khu vực về những hệ quả của tuyên bố chung Bắc Kinh – Matxcơva, đưa ra hồi đầu tháng Hai 2022. Trong tuyên bố chung nói trên, Trung Quốc và Nga phản đối việc mở rộng khối NATO.
Chính quyền Nga hiện duy trì hơn 100.000 binh sĩ tại các khu vực giáp biên giới Ukraina. Phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị tấn công Ukraina một lần nữa, sau khi đã sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014. Trong khi đó, Nga khẳng định chỉ muốn được bảo đảm về an ninh, trước thái độ thù địch từ phía Kiev và NATO.
Các lực lượng không quân dưới quyền của tướng Kenneth Wilsbach, có trụ sở chính tại Hawai, có vai trò then chốt, nếu một xung đột bùng phát tại khu vực Thái Bình Dương.
Dư luận Đông Nam Á lo ngại Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông
Theo AFP, từ nhiều năm nay, Bắc Kinh bị cáo buộc gây căng thẳng trong khu vực, đặc biệt với việc tăng cường quân sự hóa các đảo và thực thể địa lý tại Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này. Nhiều đòi hỏi của Trung Quốc bị các quốc gia ven biển như Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei bác bỏ.
Hãng tin Bloomberg hôm nay, 16/02, dẫn lại một kết quả thăm dò dư luận Đông Nam Á của Viện Singapore Iseas-Yusof Ishak Institute, theo đó các hành động lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông là mối lo ngại hàng đầu của dân chúng trong vùng, nhất là tại các quốc gia tranh chấp (tỉ lệ là 71,2% đối với Philippines, 56,9% với Malaysia, và 55,3% với Việt Nam). Nhìn chung, hơn 58% người được khảo sát tỏ ra không tin tưởng vào Trung Quốc. Gần một nửa trong số này lo sợ Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để đe dọa chủ quyền của đất nước mình.
76% dân Đông Nam Á, theo khảo sát trên, coi Trung Quốc là một cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất, vượt xa Hoa Kỳ (9,8%).
Tổng thống Mỹ: Vẫn có khả năng Nga sẽ tấn công Ukraine
16/02/2022
Tổng thống Joe Biden phát biểu về Ukraine tại Tòa Bạch Ốc ngày 15/2/2022.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/2 thúc đẩy Nga lùi bước trước vực thẳm chiến tranh và cho biết các báo cáo về việc Nga rút một số lực lượng ra khỏi biên giới Ukraine là chưa được kiểm chứng.
“Hỡi các công dân Nga: Các bạn không phải là kẻ thù của chúng tôi, và tôi tin là các bạn không muốn một cuộc chiến tranh đẫm máu, hủy diệt chống lại Ukraine,” ông Biden nói trong bài diễn văn truyền hình từ Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Biden nhấn mạnh Mỹ “không tìm cách đối đầu trực tiếp với Nga” nhưng nếu Nga tấn công vào người Mỹ tại Ukraine thì “Chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ.”
Ông Biden cho hay Mỹ và các đồng minh NATO đã sẵn sàng cho những gì sắp xảy ra và Nga sẽ trả giá đắt về kinh tế nếu xâm chiếm Ukraine.
Tổng thống Mỹ cảnh báo vẫn có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và chuyện một số lực lượng Nga đã rút khỏi biên giới Ukraine chưa được Mỹ kiểm chứng.
“Chúng ta sẵn sàng đáp trả quyết liệt đối với một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc này vẫn rất có khả năng xảy ra,” ông Biden tuyên bố.
Tổng thống Biden chưa tin Nga rút quân và vẫn có thể xâm lược Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba (15/2) đã kêu gọi Nga hãy lùi lại trước bờ vực chiến tranh. Ông cũng cho rằng những tin tức phản ánh Nga đã đang rút một số binh lính khỏi biên giới Ukraine chưa được xác minh.
“Gửi tới người Nga: Quý vị không phải là kẻ thù của chúng tôi, và tôi không tin quý vị muốn một cuộc chiến tranh đẫm máu, hủy diệt với Ukraine”, ông Biden nói trong bài phát biểu quốc dân từ Nhà Trắng được phát sóng trên truyền hình.
Tổng thống Biden nói Mỹ “không theo đuổi xung đột trực tiếp với Nga”, nhưng nếu Nga tấn công vào người Mỹ tại Ukraine, thì “chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ”.
Ông Biden cũng nói rằng Mỹ và các đồng minh NATO đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy ra và rằng Nga sẽ phải trả giá đắt về kinh tế nếu họ phát động cuộc xâm lược vũ trang nhằm vào Ukraine.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn có khả năng và các báo cáo phản ánh một số binh lính Nga đã đang rút khỏi biên giới Ukraine vẫn chưa được Mỹ xác minh.
“Chúng tôi sẵn sàng phản ứng quyết đoán đối với một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Cuộc tấn công này vẫn rất có khả năng xảy ra”, ông Biden nói.
Trước đó, cũng trong ngày 15/2, Nga loan báo một số đơn vị quân đội nước này đang quay lại căn cứ sau khi hoàn thành diễn tập tại khu vực biên giới gần Ukraine.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi luôn luôn nói quân đội sẽ quay lại căn cứ sau khi các màn diễn tập kết thúc. Đây là thời điểm điều đó xảy ra”.
Hiện không rõ Nga đang rút bao nhiêu quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine. Trước đó, báo giới phương Tây cho rằng Moscow đã huy động khoảng 130.000 quân tới miền bắc, miền đông và miền nam của Ukraine.
Cùng với Mỹ, Anh và Ukraine cũng đưa ra phản ứng thận trọng trước thông tin Nga đã đang rút quân khỏi biên giới Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói trên truyền thông rằng: “Người Nga đã tuyên bố rằng họ không có kế hoạch xâm lược, nhưng chúng ta vẫn cần phải thấy một cuộc rút quân quy mô toàn diện, động thái đó mới chứng minh tuyên bố của họ là sự thật”.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Kiev sẽ chỉ tin Nga đang giảm leo thang căng thẳng nếu thực sự thấy quân đội nước này đang rút lui khỏi khu vực biên giới.
“Nếu chúng tôi nhìn thấy Nga rút quân, chúng tôi sẽ tin về việc giảm leo thang”, hãng tin Interfax của Ukraine dẫn lời Ngoại trưởng Kuleba.
Xuân Thành (T/h)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói thẳng nhiều điều trước tổng thống Nga sau hội đàm
Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Đức Olaf Scholz được Tổng thống Putin đón ở 'chiếc bàn dài' hôm 15/02 trong hội đàm kéo dài nửa ngày làm việc, theo các hãng thông tấn
Ông Olaf Scholz, thủ tướng Đức được các báo châu Âu khen là dám nói thẳng với Tổng thống Nga về "nhiệm kỳ không thể là vĩnh viễn" của ông ta tại họp báo chung 15/02 ở Moscow.
Ông Scholz nói: "Tôi có cảm giác ngài tổng thống sẽ còn tại chức lâu nhưng không thể tại chức vĩnh viễn."
Câu này được ông Scholz nói ra khi bình luận về chuyện Ukraine có muốn vào Nato hay không.
Ông Vladimir Putin nêu ra quan ngại an ninh của Nga về chuyện Nato mở rộng tiếp tục sang phía Đông, nhận vào nước láng giềng của Nga là Ukraine.
Theo ông Scholz, đây không thể trở thành một vấn đề "trong nghị trình của tổng thống Putin khi ông còn nắm quyền dài lâu tại Nga".
Thủ tướng Đức cũng nói việc "gây chiến chỉ vì tư cách thành viên [chưa có] của Ukraine trong khối Nato là điều phi lý".
Hai nhà lãnh đạo tuy thế đồng ý rằng an ninh năng lượng cho Đức và EU là rất quan trọng.
Ông Putin xác nhận nước Nga sẽ vẫn bán dầu khí cho Đức và EU.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Putin đề cao quan hệ với Đức và nói "Nga không hề muốn chiến tranh", nhưng nhắc lại rằng an ninh của Nga - không cho Ukraine vào Nato - phải được tôn trọng.
Theo đài Đức Deutsche Welle hôm 15/02 thì ông Putin nhấn mạnh tới quan hệ kinh tế với Đức, bạn hàng quan trọng thứ nhì của Nga, chỉ sau Trung Quốc.
Tại một họp báo riêng sau đó, ông Scholz nói rằng ông "Putin đã sai khi nói rằng phía Ukraine gây ra 'diệt chủng' ở vùng Donbass".
Báo chí châu Âu cũng chú ý về cái bàn rất dài mà ông Putin ngồi để tiếp ông Scholz ở Điện Kremlin, giống như đã tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước.
So sánh hai chuyến thăm, một số báo châu Âu cho rằng ông Macron "mềm yếu hơn" nhà lãnh đạo Đức vì không dám nói câu gì làm phật lòng ông Putin.
Reuters cho rằng những điều ông Scholz cố ý nói ra ở họp báo nhằm "giúp công chúng thấy độ nóng của hội đàm 4 tiếng liền trong phòng họp riêng" với ông Putin.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Người dân Ukraine rước cờ, thể hiện tình ái quốc chống lại đe dọa xâm lăng của Nga
Địa chính trị và nhân quyền
Ông Scholz, tân thủ tướng thuộc đảng cánh tả Đức (SPD) còn không e ngại công khai nói về nhân quyền xấu đi ở Nga, Reuters đưa tin.
Trong ngày thủ tướng Đức sang thăm Moscow, toà án Nga lại đem ông Alexey Navalny ra xử.
Phiên tòa chỉ mới bắt đầu nhưng có nhiều khả năng ông Navalny "bị dán thêm một án tù nữa, có thể tới 10 năm", theo các báo Anh.
Ông Navalny từng được thủ tướng Đức tiền nhiệm, bà Angela Merkel mời sang Berlin chữa bệnh sau khi bị trúng độc tại Nga năm 2020.
Nhưng sau khi ra viện ông Navalny quyết định trở về Nga và bị bắt, xử tù trong vụ án các lãnh đạo EU cho là "nhằm trấn áp đối lập" ở Nga.
Ngay trước chuyến thăm của ông Scholz, phóng viên đài Deutsche Welle của Đức bị Nga cấm hoạt động ở nước này.
Như thế, dù có đồng thuận nhất định về nhu cầu đối thoại tiếp tục, hai nhà lãnh đạo Đức và Nga vẫn còn khác biệt lớn về các giá trị cơ bản.
Sang ngày 16/04, giới chức các nước thuộc Nato nói họ ghi nhận việc Nga "có rút một số đơn vị quân đội" trên tổng số 100 nghìn quân gần biên giới với Ukraine, nhưng chính phủ Ukraine thì nói cần "có thêm bằng chứng" cho việc này.
Không có nhận xét nào