Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 25 tháng 02 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Tổng thống Ukraine: ‘Chúng tôi bị bỏ lại một mình’ trong cuộc chiến với Nga

    Huyền An

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/02/ntdvn_1-111.jpeg

    Ảnh chụp trong một video Tổng thống Ukraine phát biểu trước quốc gia ngay sau nửa đêm được đăng tải trên Twitter ngày 25/2/2022. 

    Ông Zelensky tiết lộ đã liên hệ trực tiếp với 27 lãnh đạo châu Âu nhưng đáp lại ông chỉ là sự im lặng.

    Theo hãng tin CNN, vào tối muộn ngày 24/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh tổng động viên, cấm nam giới từ 18-60 tuổi rời khỏi đất nước. Sắc lệnh kêu gọi nhập ngũ này có hiệu lực trong 90 ngày.

    Tổng thống Ukraine: Chúng tôi bị bỏ rơi

    Trong một video phát biểu trước quốc gia ngay sau nửa đêm, ông Volodymyr Zelenskiy nói:

    “Chúng tôi đã bị bỏ lại một mình để bảo vệ nhà nước của chúng tôi. Ai sẵn sàng chiến đấu cùng chúng tôi? Tôi không thấy ai cả. Ai sẵn sàng cung cấp cho Ukraine sự đảm bảo để trở thành thành viên NATO? Tất cả đều sợ hãi”.

    Ông Zelenskiy cũng nói rằng, 137 người Ukraine gồm cả quân nhân và dân thường, đã thiệt mạng kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào đầu ngày thứ Năm. Ông nói, 316 người khác đã bị thương.Ukraine President Reveals “Enemy’s” Brutal Plans for His Family

    Tổng thống nói thêm rằng ông và gia đình vẫn ở Ukraine, mặc dù Nga xác định ông là “mục tiêu số một”.

    “Họ muốn tiêu diệt Ukraine về mặt chính trị bằng cách hạ bệ nguyên thủ quốc gia.

    Tôi đang ở trong khu chính phủ cùng với những người khác.

    Kẻ thù đã chỉ định tôi là mục tiêu số một, và gia đình tôi là mục tiêu số hai”.

    Звернення Зеленського. Головне:

    — через російське вторгнення загинули 137 громадян загинуло, з них 10 офіцерів, 316 поранено
    — загинули 13 прикордонників о. Зміїного
    — «за наявною інформацією ворог позначив мене як ціль номер 1, а мою родину як ціль номер 2» pic.twitter.com/qGMQ8a5Vcf

    — Радіо Свобода (@radiosvoboda) February 24, 2022

    Ông Zelensky tiết lộ đã liên hệ trực tiếp với 27 lãnh đạo châu Âu để hỏi về vấn đề này nhưng đáp lại ông chỉ là sự im lặng.

    “Hôm nay, tôi đã hỏi trực tiếp lãnh đạo 27 quốc gia châu Âu liệu Ukraine có được gia nhập NATO hay không. Mọi người đều sợ hãi, không trả lời. Nhưng chúng ta không sợ, chúng ta không sợ bất cứ điều gì“, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

    Đặc biệt, trong cuộc điện đàm Thủ tướng Áo Karl Nehammer, Tổng thống Zelensky từng chia sẻ rằng, “không biết Ukraine sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa”.

    Đáng chú ý là, vào đêm trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố về một “hoạt động quân sự đặc biệt” ở khu vực Donbass, ông Zelensky tuyên bố Ukraine “không đơn độc” và được nhiều quốc gia phương Tây ủng hộ.

    NATO nêu lý do án binh bất động

    Theo Reuters, vào ngày 24/2, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiết lộ lý do NATO không gửi quân tới Ukraine như đã từng triển khai ở Afghanistan hay Libya là do “Ukraine không đưa ra yêu cầu như vậy với họ”.

    Bà Le Drian nói rằng, vì Ukraine không phải là thành viên của NATO nên từ góc độ hiệp ước, NATO không có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine. Theo bà, Ukraine đang yêu cầu viện trợ nhân đạo và tài chính, cũng như thiết bị quân sự, do đó, phương Tây đã và sẽ tiếp tục đáp ứng yêu cầu này.

    Ngoài ra, khi được hỏi liệu NATO có chắc chắn không gửi quân hay không, Ngoại trưởng Pháp cho rằng các biện pháp trừng phạt có hiệu quả hơn, đồng thời cho rằng về lâu dài, đòn đánh vào kinh tế và tài chính đối với Nga mạnh hơn bất kỳ sự can thiệp quân sự nào.Huyền AnhTheo The Guardian

    Trung Quốc - Iran hậu thuẫn Nga xâm chiếm Ukraina

    Arh tư liệu: Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp đồng nhiệm Iran Hassan Rohani, Matxcơva, Nga, ngày /03/2017 REUTERS/Sergei Karpukhin 

    Khác hẳn với phương Tây, Trung Quốc và Iran không lên án Nga xâm chiếm Ukraina. Ngày 25/02/2022, Bắc Kinh tránh sử dụng cụm từ « xâm chiếm » khi nói về việc Nga tấn công Ukraina. Tổng thống Iran, trong một cuộc điện đàm với ông Putin, tuyên bố « ủng hộ » nước Nga.  

    Trả lời báo chí sáng nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, từ chối chỉ trích Matxcơva xâm chiếm Ukraina, một nước có chủ quyền. Hãng tin Anh Reuters ghi nhận quan chức này cũng tuyệt nhiên tránh né dùng cụm từ « xâm chiếm » khi nói về sự kiện này. Một lần nữa, Trung Quốc khẳng định nguyên tắc « toàn vẹn lãnh thổ » của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng quan chức này nói thêm « lịch sử Ukraina phức tạp », hoàn cảnh hiện tại rất « đặc biệt ». Trung Quốc « thông cảm  với những băn khoăn chính đáng của nước Nga về vấn đề an ninh ». 

    Hôm qua, vào lúc tổng thống Vladimir Putin ra lệnh mở một « chiến dịch quân sự đặc biệt » vào Ukraina, Bắc Kinh thông báo cho phép nhập khẩu lúa mì từ tất cả các vùng, miền của Nga. Trước đây, Trung Quốc chỉ nhập khẩu lúa mì của 7 vùng của Nga. Thỏa thuận này đã được Bắc Kinh và Matxcơva thông qua từ đầu tháng 02/2022 vào dịp tổng thống Vladimir Putin công du Trung Quốc. 

    Iran ủng hộ Nga 

    Từ Teheran, tổng thống Ebrahim Raissi ngay trong ngày 24/02/2022 đã có một cuộc điện đàm với nguyên thủ Nga, Vladimir Putin. Theo giới quan sát, đây là cách gián tiếp chứng tỏ Iran ủng hộ Nga trên hồ sơ Ukraina. Thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết : 

    « Tổng thống Raissi đã tố cáo NATO mở rộng sang sườn đông. Theo ông, đây là nguồn gốc gây căng thẳng và đe dọa ổn định, hòa bình của nhiều nước độc lập. Lãnh đạo Iran còn đi xa hơn nữa khi nói thêm, Teheran mong rằng các diễn biến trên hiện trường ở thời điểm này sẽ phục vụ lợi ích của các dân tộc và khu vực. 

    Lập trường của Teheran không gây bất ngờ. Không có chuyện Iran lên án quyết định của Nga. Thật vậy, Iran cũng đang hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng từ các biện pháp trừng phạt do Mỹ ban hành. Hơn nữa, Iran càng lúc càng xích gần lại với nước Nga và Trung Quốc để làm đối trọng với áp lực của phương Tây. Tổng thống Raissi tháng trước đã sang Matxcơva, hội kiến tổng thống Nga. 

    Teheran và Matxcơva chuẩn bị cho một thỏa thuận hợp tác trong vòng 20 năm và đôi bên đã cộng tác với nhau trong các lĩnh vực quân sự, hạt nhân và cả kinh tế. Teheran cũng đã ký một hiệp định hợp tác chiến lược 25 năm với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt nước Nga của phương Tây có thể thúc đẩy Iran tăng tốc, xích lại gần Nga và Bắc Kinh ».


    Cuộc chiến siêu quyền lực mới giữa Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc

    Tâm Như 

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/Elisabeth-Arnold.jpg

    Minh họa: Elisabeth Arnold/Unsplash 

    Bắc Kinh và Moscow ngày càng nắm tay nhau mạnh mẽ hơn trong cuộc đối đầu với phương Tây so với thời Chiến tranh Lạnh. Việc huy động quân sự táo bạo của Nga ở trong và chung quanh Ukraine là cuộc giao tranh lớn đầu tiên của một trật tự mới trên chính trường quốc tế, khi ba cường quốc tranh giành ảnh hưởng đe dọa vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ. Những thách thức này chẳng khác so với những gì mà Hoa Kỳ và liên minh của họ từng đối diện trong Chiến tranh Lạnh.

    Không như quan hệ Trung Quốc-Liên Xô những năm 1950, hiện Nga là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho châu Âu, trong khi Trung Quốc không phải là đối tác nghèo khó bị tàn phá bởi chiến tranh mà là cường quốc sản xuất của thế giới có lực lượng quân đội ngày càng mở rộng. Khi triển khai quân sự nhằm vào Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin muốn phương Tây viết lại những thỏa thuận an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh cho châu Âu, cũng như chứng minh rằng Nga có khả năng quân sự để đưa ra những quyết định bất chấp phản đối và các lệnh trừng phạt kinh tế phương Tây. Putin cũng đồng thời chuyển các đơn vị quân sự ra khỏi biên giới của Nga và Trung Quốc, thể hiện sự tin tưởng vào mối quan hệ của ông với  chính phủ Bắc Kinh. Trên thực tế hai cường quốc này đang phối hợp để định hình lại trật tự toàn cầu có lợi cho họ.

    Cuộc hôn phối mới giữa Bắc Kinh và Moscow khiến Hoa Kỳ phải cạnh tranh với hai đối thủ cùng một lúc trong những khu vực khác nhau về mặt địa lý trên thế giới, nơi Hoa Kỳ có các đối tác thân thiết cũng như lợi ích kinh tế và chính trị sâu sắc. Chính phủ  Biden phải đối diện với nhiều quyết định quan trọng, cũng như phải cân nhắc để xem cần nên thực hiện những ưu tiên của Hoa Kỳ như thế nào, chẳng hạn gia tăng chi tiêu quân sự, yêu cầu các đồng minh đóng góp nhiều hơn, bố trí lực lượng bổ sung ở nước ngoài và phát triển các nguồn năng lượng đa dạng hơn để giúp giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Moscow.

    Tình trạng khó khăn của Hoa Kỳ hiện nay một phần xuất phát từ thái độ của chính phủ Washington vào cuối Chiến tranh Lạnh. Với tư cách là siêu cường duy nhất trên toàn cầu, Hoa Kỳ thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới, mở rộng Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự quan trọng thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu, bao gồm các thành viên cũ của Hiệp Ước Warsaw và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

    Sự thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới đáp lại ước mơ kéo dài hàng thập niên của các quốc gia Đông Âu: Đó là được thoát khỏi móng vuốt thống trị của Moscow. Putin coi sự cạnh tranh với phương Tây như một trò chơi có tổng số bằng không, đặt mục tiêu đưa nước Nga nổi bật từ thời Liên Xô trở thành một cường quốc có tiếng nói quan trọng hơn đối với các nước láng giềng; trong khi đó, Cộng sản Trung Quốc coi những phong trào dân chủ ở nhóm quốc gia cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là âm mưu do Hoa Kỳ thiết kế để có thể được sử dụng chống lại Bắc Kinh.

    Gần mười năm qua cơ quan an ninh Hoa Kỳ bắt đầu lưu ý đến điều mà năm 2015 Ngũ Giác Đài từng gọi là “sự tái xuất hiện của việc cạnh tranh quyền lực”. Mối quan tâm lớn nhất bây giờ không phải là cuộc chiến chống khủng bố mà là các cuộc xung đột trong tương lai, trong đó Trung Quốc là “một sự thách thức về tốc độ bành trướng” – như lời Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin nhiều lần nhận định.

    Đặng Sơn Duân - Dù Kiev có thất thủ, Ukraine sẽ là mồ chôn Sa hoàng Putin 

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEi2kbUQpmesQPLzrfYBmUlr-eYnT3eafFiYooCBzInBSM_iBVbEm3y6J-R-9tC9ns_1CPnfs_6WqdvsoU-pF7Trfr48VffhPM0EtHLJms59W7dbq-5EHyB5f8By5_RWNzoL9-u7rCnzby96yJXTqnxrlrpPjCShvjKH4SyasOf7hwdiu5J8PeNFnPMMrQ=w400-h225

    Những tin tức về chiến tranh lúc nào cũng nhiễu loạn, nhưng có nhiều thông tin cho biết quân đội Ukraine đã tái chiếm sân bay Hostomel ở gần Kiev vào sáng nay và vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ đường không của Nga ở đây.

    Đây là một chiến thắng quan trọng đối với Ukraine, bởi nó giúp nâng cao nhuệ khí và kéo dài thời gian trước khi Kiev thất thủ.

    Việc Putin bất chấp rủi ro triển khai lực lượng đổ bộ đường không chiếm sân bay Hostomel, mở đầu cầu tiến vào Kiev nhanh nhất có thể, cho thấy ý đồ đánh chiếm thủ đô Ukraine chớp nhoáng. 

    Mục đích có thể là bắt sống toàn bộ chính quyền Ukraine, hạ gục mọi ý chí kháng cự và tuyên bố chiến thắng trước khi phương Tây kịp đưa ra phản ứng.

    Cuộc chiến tốc chiến tốc thắng trong vài chục tiếng đồng hồ sẽ giúp Nga có thế thượng phong khi đàm phán để hạ nhiệt với phương Tây, khi tình thế trở thành sự đã rồi.

    Tuy tái chiếm được sân bay Hostomel, nhưng việc Kiev thất thủ là gần như không thể tránh khỏi bởi đại quân của Nga trước sau gì cũng sẽ đến theo đường bộ. 

    Nhưng khoảng thời gian ngắn trụ lại được này sẽ cho phép Kiev tổ chức lực lượng kháng chiến, mở màn cho một cuộc chiến tranh lâu dài. Phương Tây có đủ thời gian bàn bạc và chốt các biện pháp trừng phạt của họ. 

    Tuy không trực tiếp tham chiến, nhưng NATO có thể hậu thuẫn (bí mật hoặc ra mặt) quân kháng chiến bằng vũ khí, thông tin tình báo, trinh sát, tấn công mạng và cả tài chính…

    Một cuộc chiến tranh kéo dài, cộng thêm sức ép từ các lệnh trừng phạt đè nặng lên nền kinh tế sẽ là mồ chôn của Sa hoàng Putin.

    ĐẶNG SƠN DUÂN 25.02.2022 (Tựa bài do Thụy My đặt)

    Thế giới hôm nay: 25/02/2022

    https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/02/Ukraine-war.jpg

    Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

    Giới chức Ukraine cho biết quân đội Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, làm dấy lên lo ngại về các chất thải hạt nhân ở đó. Có tin cho thấy nhân viên Chernobyl đang bị bắt làm con tin. Từ rạng sáng hôm qua theo giờ địa phương, quân đội Nga đã tiến vào Ukraine từ Nga ở phía đông, từ Crimea ở phía nam và Belarus ở phía bắc, với tin đồn cho thấy quân đội Belarus cũng tham chiến. Chính phủ Ukraine nói Nga đã tấn công hơn 200 lượt chỉ trong ngày thứ Năm. Người ta còn nhìn thấy quân đội Nga gần Hostomel, một sân bay gần Kyiv, mặc dù dường như Ukraine đã đẩy lùi cuộc tấn công.

    Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nghiêm khắc lên Nga vì “nhất định phải đáp trả động thái xâm lược” của nước này. Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng tài sản của 4 ngân hàng Nga, bao gồm VTB, ngân hàng lớn thứ hai đất nước, và đặt ra nhiều hạn chế nhắm vào giới tinh hoa Nga. Ngoài ra công nghệ cao cũng bị hạn chế xuất khẩu sang Nga. Ông Biden nói cuộc xâm lược phản ánh “tham vọng đế quốc của Putin” và “tầm nhìn xấu xa của ông ta về tương lai của thế giới, một nơi mà các nước dùng vũ lực để đoạt được điều mình muốn.”

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ cấm Aeroflot, hãng hàng không lớn nhất Nga, bay vào không phận Anh. Cũng như Biden, ông hứa kiểm soát xuất khẩu để chống lại Nga. Trong khi đó EU dự kiến công bố cấm vận vào cuối ngày thứ Năm. Song xem ra các nước phương Tây không thể tách Nga khỏi hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng SWIFT như Ukraine mong muốn. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cho biết liên minh sẽ gửi thêm quân đến sườn phía đông giáp Nga và Ukraine, nhưng không có kế hoạch đưa quân vào Ukraine.

    Hàng nghìn người đã xuống đường ở một số thành phố Nga để bày tỏ tức giận trước cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin. Liên quan đến việc này, nhóm nhân quyền OVD-Info cho biết hơn 1.700 người đã bị cảnh sát bắt giữ. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi chế độ Putin bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny vào năm ngoái. Ông Navalny lên án cuộc chiến, và nói nó “được thiết kế để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề của Nga.”

    Cuộc xâm lược của Nga khiến giá dầu thô Brent lần đầu tiên tăng vọt lên 100 đô la/thùng kể từ năm 2014. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm mạnh trong phiên mở cửa, tương tự như các sàn châu Á và châu Âu. Chỉ số chứng khoán RTS theo đồng đô la của Nga giảm gần 50%, trong khi chỉ số MOEX tính bằng đồng rúp giảm 45%. Mặc dù cả hai chỉ số đều đã lấy lại một nửa giá trị bị mất, chúng vẫn rất biến động. Đồng rúp Nga giảm xuống mức thấp nhất từ ​​trước đến nay so với đồng đô la, còn giá vàng lên cao nhất 17 tháng.

    Ông Zelensky ban bố thiết quân luật ở Ukraine nhưng kêu gọi người dân bình tĩnh. Ông cho biết đất nước sẽ cung cấp vũ khí cho bất kỳ ai muốn chiến đấu. Ông cũng chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Trong khi đó, Lithuania gần đó đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong khi chính phủ Moldova đã kêu gọi quốc hội làm điều tương tự. Moldova cho biết sẽ đóng cửa không phận từ thứ Năm.

    Một số người Ukraine đã di tản để đảm bảo an toàn. Đường cao tốc từ thủ đô Kyiv đến Lviv, một thành phố phía tây giáp Ba Lan, đã bị tắc nghẽn, trong khi giá taxi tăng vọt. Người dân Kyiv được khuyến cáo nên trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm dưới lòng đất trong khi thị trưởng thủ đô áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm. Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Đức đều cho biết đang chuẩn bị tiếp nhận người tị nạn Ukraine.

    Tác động kinh tế của chiến tranh Nga-Ukraine

    Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm chấn động nền kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á và châu Âu đồng loạt sụt giảm ngay sau khi mở cửa. Chỉ số RTS tính theo đồng đô la của Nga cũng giảm gần 50%, trước khi phục hồi một phần. Giá dầu cũng lần đầu tiên lên trên 100 USD/thùng kể từ năm 2014, còn giá khí đốt châu Âu tăng 30% vào đầu phiên giao dịch.

    Các thị trường thường sẽ vượt qua căng thẳng địa chính trị, song tác động của cuộc khủng hoảng này có thể khác. Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Gián đoạn do xung đột và các lệnh trừng phạt có thể dẫn đến vũ khí hóa thương mại năng lượng và hàng hóa cơ bản. Các biện pháp trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho Nga, nhưng cũng thúc đẩy nước này đi tìm quan hệ tài chính chặt chẽ hơn với các nền kinh tế ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc.

    Tác động ngắn hạn sẽ là lạm phát cao hơn và tăng trưởng thấp hơn. Song vẫn chưa rõ tác động dài hạn lên chuỗi cung ứng toàn cầu và các thị trường tài chính.

    Châu Âu họp bàn biện pháp đáp trả Nga

    Người châu Âu đứng trước tác động tiêu cực của chiến tranh trên lục địa của mình sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào đầu giờ thứ Năm. Họ cũng đang bắt đầu xem xét những hậu quả tiềm ẩn khi EU áp trừng phạt khắc nghiệt lên Nga. Hiện các lãnh đạo EU đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga và Belarus tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Brussels. Người châu Âu vốn đã chật vật do giá năng lượng tăng, nay các lệnh trừng phạt có thể càng làm cho ngân sách của họ eo hẹp hơn.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đi đầu các nỗ lực ngoại giao của phương Tây nhằm giải quyết khủng hoảng, gọi cuộc xâm lược là một “bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.” Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Nga sẽ “phải trả một cái giá đắt.” Nhưng khi đàm phán kéo dài, các nhà lãnh đạo châu Âu dường như gặp khó khăn trong việc thống nhất các biện pháp trừng phạt.

    Sắp công bố số liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ

    Số liệu đo lường lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang cho tháng 1 sẽ được công bố vào thứ Sáu này. Nó sẽ giúp xác định ngân hàng trung ương Mỹ muốn tăng lãi suất đến đâu. Các nhà dự báo cho rằng chỉ số giá của chi tiêu tiêu dùng cá nhân, vốn không tính chi phí thực phẩm và năng lượng đầy biến động, có thể đã tăng 0,5% trong tháng 1 so với tháng 12, tức tiếp tục đà tăng của những tháng trước. Nếu con số lần này cao hơn, Fed có thể sẽ kích hoạt chu kỳ thắt chặt lãi suất bằng việc tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong tháng 3.

    Một số lãnh đạo Fed dường như thích cách tiếp cận dần dần hơn, có thể bắt đầu với mức tăng 0.25 trong tháng tới. Các thước đo kỳ vọng lạm phát, vốn dựa trên giá thị trường, cũng đã giảm trong những tuần gần đây. Và với việc Nga xâm lược Ukraine, họ sẽ không muốn gây thêm căng thẳng trên thị trường tài chính.

    Massive Russian Navy Armada Moves Into Place Off Ukraine 

    Russian Navy Build-Up Ukraine

    Click To Enlarge. Russia's naval build-up covers both the Black Sea, next to Ukraine, and the Mediterrean. Part of the forces deployed appear focused on anti-ship capabilities. This may be to counter NATO aircraft carrier response options.

    Kremlin: Các lệnh trừng phạt sẽ gây ra các vấn đề, nhưng Moscow có cách giải quyết 

    25/02/2022 

    Reuters 

    Phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov

    Phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov 

    Điện Kremlin hôm thứ Sáu 25/2 nói các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga vì nước này xâm lược Ukraine sẽ gây ra nhiều vấn đề cho Moscow, nhưng không phải là không thể vượt qua được, nếu xét đến việc Nga sẽ mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các nước châu Á.

    Đã có cuộc tấn công bằng tên lửa vào thủ đô Ukraine hôm 25/2, cùng lúc các lực lượng Nga đẩy mạnh tiến công, còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khẩn cầu cộng đồng quốc tế hãy làm nhiều hơn nữa, ông nói rằng các lệnh trừng phạt được công bố cho đến nay vẫn chưa đủ.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận về các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng nhắm vào chính Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Ông Peskov cho rằng Nga đã chủ động giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài để tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt.

    "Mục tiêu chính ... là đảm bảo hoàn toàn tự cung tự cấp và thay thế hoàn toàn nhập khẩu nếu cần", ông Peskov nói. "Nhìn chung, mục tiêu này đã đạt được”, ông nói tiếp.

    "Chắc chắn sẽ có vấn đề, nhưng không phải là không thể vượt qua được", vẫn lời ông Peskov.

    Bộ Kinh tế nói Nga đã sống chung với các lệnh trừng phạt trong một thời gian dài và cho biết họ sẽ tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với châu Á để chống lại mối đe dọa từ phương Tây.

    "Chúng tôi hiểu rằng áp lực trừng phạt mà chúng tôi đã phải đối mặt kể từ năm 2014 giờ đây sẽ gia tăng", bộ này nói, đề cập đến các biện pháp áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea từ tay Ukraine.

    Các nhà phân tích của tập đoàn Citi không có chung suy nghĩ lạc quan như Moscow, nhưng họ thừa nhận rằng Nga có các yếu tố căn bản vững chắc và các lệnh trừng phạt cho đến nay chưa trực tiếp nhắm vào các dòng năng lượng quan trọng.

    "Các lệnh trừng phạt có thể có tác động rất đáng kể", tập đoàn ngân hàng Citi nói trong một văn bản, cảnh báo về tác động lan truyền ở các thị trường rộng lớn hơn.

    "Các yếu tố cơ bản có vẻ vẫn rất vững chắc, không nên bán khống các tài sản ngắn hạn của Nga, nhưng rủi ro từ các lệnh trừng phạt thêm nữa khiến cho việc xem xét có mua không lại là điều quá rủi ro", Citi nói.

    (Reuters)


    Không có nhận xét nào