Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 11 tháng 02 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mỹ: Nga tăng quân gần Ukraine, xâm lược có thể xảy ra bất cứ lúc nào 

    11/02/2022 

    Reuters 

    Ảnh vệ tinh của công ty Maxar về các khu lều đóng quân của Nga gần biên giới với Ucrania, tháng 2/2022.

    Ảnh vệ tinh của công ty Maxar về các khu lều đóng quân của Nga gần biên giới với Ucrania, tháng 2/2022. 

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm thứ Sáu 11/2 rằng Nga hiện đang tập trung thêm quân gần Ukraine và một cuộc xâm lược có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể trước khi Thế vận hội Mùa đông bế mạc trong tháng này.

    Các hình ảnh vệ tinh thương mại do một công ty tư nhân của Mỹ công bố cho thấy các đợt triển khai quân sự mới của Nga tại một số địa điểm gần Ukraine.

    Trong thông điệp mạnh nhất của ông gửi đến những người Mỹ ở Ukraine cảnh báo họ cần rời khỏi đất nước đó ngay, Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ không đưa quân đến giải cứu công dân Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Nga.

    "Mọi chuyện có thể trở nên điên rồ một cách nhanh chóng", ông Biden nói với NBC News.

    Trong chuyến thăm Australia, Ngoại trưởng Blinken nói trong một cuộc họp báo: "Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà một cuộc xâm lược có thể nổ ra bất cứ lúc nào, và xin nói rõ là có cả khả năng nó xảy ra ngay trong thời gian Thế vận hội".

    Thế vận hội ở Bắc Kinh bế mạc vào ngày 20/2.

    “Nói đơn giản là chúng tôi tiếp tục nhận thấy những dấu hiệu rất đáng lo ngại về sự leo thang của Nga, bao gồm cả các lực lượng mới đang đến biên giới Ukraine”, vẫn lời ông Blinken.

    Nga đã tập trung hơn 100.000 quân đến gần Ukraine, và trong tuần này, Nga tiến hành tập trận chung ở nước láng giềng Belarus cũng như thực hiện tập trận hải quân ở Biển Đen.

    Moscow phủ nhận chuyện có kế hoạch xâm lược Ukraine, nhưng nói rằng họ có thể thực hiện hành động "quân sự-kỹ thuật" nhất định, trừ khi một loạt yêu sách của họ được đáp ứng, bao gồm cả việc NATO phải hứa không bao giờ kết nạp Ukraine và rút lực lượng khỏi Đông Âu.

    Trong tuần này, một số nước phương Tây đã tung ra các biện pháp ngoại giao để thuyết phục Nga xuống nước, nhưng Moscow đã gạt đi, không nhượng bộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đến thăm Nga hôm 7/2, và Nga công khai chế nhạo Ngoại trưởng Anh Liz Truss trong chuyến thăm hôm 10/2.

    Các cuộc đàm phán bốn bên tại Berlin giữa Nga, Ukraine, Đức và Pháp, một phần của tiến trình hòa bình lâu dài để xử lý cuộc xung đột giữa Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn, cũng không đạt được tiến triển nào vào ngày 10/2.

    Paris cho biết phái đoàn Nga đồng ý tổ chức thêm các cuộc đàm phán nhưng yêu cầu Kyiv đàm phán trực tiếp với phe ly khai, đó là "lằn ranh đỏ" mà Ukraine đã bác bỏ từ năm 2014.

    Maxar Technologies có trụ sở tại Hoa Kỳ, là công ty đang theo dõi tình hình các lực lượng của Nga tập trung, cho biết các hình ảnh được chụp hôm 9 và 10/2 cho thấy các hoạt động triển khai mới ở một số địa điểm ở miền tây nước Nga, Belarus và Crimea.

    Tại Crimea, Maxar xác định có 550 lều đóng quân và hàng trăm phương tiện mới được triển khai tại sân bay Oktyabrskoye phía bắc thành phố Simferopol, cũng như các đợt triển khai gần các thị trấn Novoozernoye và Slavne.

    Tại Belarus, họ xác định có một đợt triển khai quân, xe quân sự và máy bay trực thăng mới tại sân bay Zyabrovka gần Gomel, cách biên giới với Ukraine chưa đầy 25 km. Và ở phía tây nước Nga, họ phát hiện một đợt triển khai lớn về binh lính và các lực lượng mới tại khu vực huấn luyện Kursk, cách biên giới Ukraine khoảng 110 km về phía đông.

    (Reuters)

    Khủng hoảng Ukraina : Giải thích về Các Thỏa thuận Minsk

    Ngoại trưởng bốn nước trong "Khuôn khổ Normandie", từ trái qua phải : ngoại trưởng Pháp Jean Jean-Marc Ayrault, Đức Frank-Walter Steinmeier, Nga Sergey Lavrov và Ukraina Pavlo Klimkin trước khi họp tại Minsk, Belarus, ngày 29/11/2016. AP - Sergei Grits 

    Kiev và các nước phương Tây đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng biên giới giữa Ukraina và Nga theo đường đàm phán hòa bình, tránh xung đột vũ trang. Một trong những hướng ngoại giao được nhắc nhiều trong thời gian gần đây là hội nghị bốn bên theo « Khuôn khổ Normandie » gồm Ukraina, Nga, Pháp và Đức, cũng như việc triển khai Các Thỏa thuận Minsk. 

    Vậy Các Thỏa thuận Minsk gồm những điểm gì ? Liệu đây có phải là giải pháp ngoại giao duy nhất hiện nay để tránh chiến tranh ? Trang TV5 Monde ngày 08/02/2022 lần lượt giải thích những câu hỏi này.

    Tại sao lại là Các Thỏa thuận Minsk ? 

    Thỏa thuận Minsk II được ký ngày 12/02/2015, chỉ vài tháng sau thất bại của Nghị định thư Minks (Minsk Protocol, ký ngày 05/09/2014). Cuộc đàm phán Minsk II kéo dài suốt 16 tiếng và chỉ chấm dứt khi tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ; « Chúng ta đã tìm được một thỏa thuận về cơ bản ». Tại Dinh Độc Lập ở Minsk, thủ đô của Belarus, bốn nguyên thủ Nga, Ukraina, Pháp, Đức ký thỏa thuận đình chiến ở Ukraina và đổi lại, các bên thực hiện một số cam kết.

    Nghị định thư Minsk (Minsk I) và Thỏa thuận Minsk (Minsk II) khác nhau ở điểm nào ?

    Nghị định thư Minsk (Minsk Protocol, Minsk I)

    Nghị định thư Minsk được các đại diện của Nhóm liên lạc ba bên về Ukraina (gồm Nga, Ukraina và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu, OSCE) ký ngày 05/09/2014 tại Minsk, thủ đô Belarus, nhằm chấm dứt thù nghịch trong vùng Donbass.

    Vào thời điểm đó, miền đông Ukraina là nơi giao tranh dữ dội giữa một bên là lực lượng trung thành với Nhà nước Ukraina và bên kia là lực lượng ly khai tại những vùng nói tiếng Nga, được Matxcơva yểm trợ. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée vào tháng 03/2014, hố sâu ngăn cách trở nên nghiêm trọng hơn ở vùng Donbass.

    Nghị định thư Minsk năm 2014 chỉ giúp hạ nhiệt căng thẳng trong một thời gian ngắn. Chiến tranh tái bùng phát ngay cuối năm đó.

    Thỏa thuận Minsk (Minsk II Agreements)

    Trước tình hình căng thẳng tái bùng phát và thất bại của Minsk I, thỏa thuận thứ hai đã được ký ngày 12/02/2015, vẫn tại thủ đô của Belarus, nên được gọi là tắt Minsk II, còn tên đầy đủ là « Tập hợp các biện pháp để áp dụng Các Thỏa thuận Minsk ». Mục tiêu vẫn không thay đổi : Giảm căng thẳng ở Donbass qua việc tuân thủ lệnh ngừng bắn ký ngày 05/09/2014.

    13 điểm của Thỏa thuận Minsk II

    - Ngừng bắn từ nửa đêm 15/02
    - Rút hết vũ khí hạng nặng
    - Kiểm tra lệnh hưu chiến
    - Đối thoại
    - Tha bổng và ân xá bằng thông qua một đạo luật
    - Trả tự do và trao đổi “toàn bộ con tin và những người bị bắt giữ trái pháp luật trên cơ sở nguyên tắc “đổi toàn bộ”
    - Bảo đảm an ninh cho trợ giúp nhân đạo
    - Xác định “các cách tái lập hoàn toàn các quan hệ kinh tế - xã hội”
    - Khôi phục hoàn toàn quyền kiểm soát biên giới Nhà nước của chính phủ Ukraina trong toàn khu vực xung đột
    - Tất cả các lực lượng vũ trang nước ngoài rút khỏi Ukraina
    - Tiến hành cải cách Hiến Pháp ở Ukraina
    - Thảo luận về bầu cử địa phương
    - Thành lập các nhóm làm việc

    Nguồn gốc của những thỏa thuận này ? 

    Các Thỏa thuận Minsk là kết quả của quá trình đàm phán giữa hai tổng thống Nga Vladimir Putin và Ukraina Petro Porochenko. Tuy nhiên, cũng phải kể đến cuộc họp ngoại giao bán chính thức tại lâu đài Bénouville ngày 06/06/2014, nhân kỷ nhiệm Ngày quân đồng minh đổ bộ vào vùng Normandie (Pháp), nên sau được gọi là « Khuôn khổ Normandie ».

    Tham dự cuộc họp trên có bốn nguyên thủ Pháp, Đức, Nga và Ukraina và lần đầu tiên vấn đề hòa bình tại Ukraina trở thành trọng tâm cuộc đàm phán ngoại giao. Những đề xuất khác nhau trong khuôn khổ thượng đỉnh này đã được thông qua sau đó và được Nhóm liên lạc ba bên (Ukraina, Nga, OSCE) ký kết. Hai thỏa thuận hòa bình Minsk I và Minsk II ra đời nhờ « Khuôn khổ Normandie ».

    Trong hai ngày công du ba nước Nga, Ukraina, Đức (06-07/02/2022), tổng thống Pháp khẳng định muốn « tái khởi động » hội nghị bốn bên theo « Khuôn khổ Normandie » để giảm tình hình căng thẳng hiện nay ở biên giới Ukraina.

    Thỏa thuận Minsk thực sự giúp chấm dứt xung đột Ukraina ? 

    Trả lời AFP, chuyên gia Jean de Gliniasty của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) và là cựu đại sứ Pháp tại Matxcơva cho rằng vần đề chính nằm ở chỗ « hội nghị bốn bên theo khuổn khổ này đã bị tê liệt từ 8 năm nay vì Ukraina không muốn ». Trong khi đó, Matxcơva cũng trách Paris và Berlin ủng hộ Kiev nên từng tẩy chay và chỉ mới chấp nhận tái khởi động hôm 26/01/2022.

    Còn theo ông Arnaud Dubien, giám đốc Đài Quan sát Pháp-Nga ở Matxcơva, « khuôn khổ Normandie, rõ ràng là một lối thoát ». Trong bối cảnh hiện nay, đối với tổng thống Nga Putin, « Pháp là một trong số các lá bài, dù thứ yếu nhưng không hẳn là không thú vị ». Cuối cùng, bà Sylvie Bermann, cựu đại sứ Pháp ở Trung Quốc, Anh và Nga thì đánh giá tình hình « khó khăn » nên « các thỏa thuận Minsk hiện vẫn là giải pháp duy nhất được đặt lên bàn ».

    Ngoại trưởng các quốc gia Bộ Tứ hội kiến tại Melbourne, Úc

    Daniel Y. Teng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/02/original-min-1200x755-1.jpg

    (Từ trái qua phải) Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng Phụ nữ Úc Marise Payne, Thủ tướng Úc Scott Morrison, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Văn phòng Nghị viện Khối thịnh vượng chung Melbourne ở Melbourne, Úc, hôm 11/02/2022. (Ảnh: APP Image/Pool/David Crosling) 

    Hôm 11/02, bốn vị ngoại trưởng của các quốc gia Bộ Tứ – bao gồm Úc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Nhật Bản – đã hội kiến tại Melbourne cho vòng đàm phán thứ tư.

    Trọng tâm trong nghị trình cuộc họp này là các vấn đề như an ninh khu vực – bao gồm Nga, Trung Quốc, và Bắc Hàn – hợp tác kinh tế, các công nghệ mới nổi, biến đổi khí hậu, các vấn đề nhân đạo, và ứng phó với COVID-19.

    Thủ tướng Úc Scott Morrison đã xuất hiện trước giới báo chí trước khi cuộc họp bắt đầu, để sau đó chào đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Ngoại trưởng Úc Marise Payne, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi.

    Ông Morrison đã ca ngợi cuộc đối thoại như một nguồn trợ lực trong một thế giới “rất mong manh, phân mảnh, và đầy tranh chấp”.

    “Tôi cảm thấy được trấn an bởi quan điểm của chúng tôi, tôi cảm thấy được trấn an bởi sự thấu hiểu mà mỗi nước cùng chia sẻ, tôi cảm thấy được trấn an bởi sự hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ mà Úc đã nhận được từ các đối tác Bộ Tứ,” ông nói với các phóng viên, nhắc đến chiến dịch chèn ép kinh tế do Bắc Kinh khởi xướng chống lại hàng xuất cảng của Úc.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/02/20220211001622349733-original-min-1200x800-1.jpg

    (Từ trái qua phải) Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Ngoại trưởng Úc kiêm Bộ trưởng Phụ nữ Marise Payne, Thủ tướng Úc Scott Morrison, Ngoại trưởng Ấn Độ, Tiến sĩ S. Jaishankar và Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa tại Văn phòng Nghị viện Khối thịnh vượng chung Melbourne ở Melbourne, Úc, hôm 11/02/2022. Hội nghị Ngoại trưởng Úc năm 2022 là dịp các bộ trưởng ngoại giao của Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Ấn Độ họp để thảo luận về sự hợp tác của các quốc gia trong các lĩnh vực bao gồm kinh tế, an ninh, và đại dịch virus corona. (Ảnh: AAP Image/Pool/Darrian Traynor) 

    “Chúng tôi sẽ tiếp tục luôn đứng lên vì các giá trị gắn kết chúng tôi nhiều nhất. Khi làm như vậy, chúng tôi chống lại những ai tìm cách cưỡng ép chúng tôi.”

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã ca ngợi Thủ tướng Úc Morrison vì sự đi đầu của ông trong việc thúc đẩy Bộ Tứ.

    Ông cho hay, “Đây là một nhóm các quốc gia được tập hợp lại với nhau không phải vì điều mà chúng ta chống lại, mà là vì điều mà chúng ta ủng hộ. Điều mà chúng ta ủng hộ là một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.” 

    “Đây là khu vực năng động nhất trên thế giới, với các nền kinh tế phát triển nhanh nhất, một nửa dân số của thế giới, những người xứng đáng được sống tự do, các quốc gia xứng đáng có quyền tự do làm việc cùng nhau và giao hảo với những quốc gia mà họ lựa chọn,” ông nói thêm. “Cùng nhau, chúng ta có thể chứng minh rằng chúng ta có tác dụng trong việc mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta.”

    Trong chuyến công du đầu tiên đến Úc, Ngoại trưởng Jaishankar của Ấn Độ cho biết lý do Bộ Tứ hoạt động tốt như vậy là do mối bang giao song phương giữa Úc và Ấn Độ rất bền chặt, trong khi Ngoại trưởng Hayashi của Nhật Bản cho biết mối bang giao giữa Úc và Nhật đã đạt đến “tầm cao mới”, ám chỉ tới hiệp ước “mang tính lịch sử” vừa được ký kết — Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (RAA). Thỏa thuận này sẽ mang lại sự hợp tác nhiều hơn trong các vấn đề quốc phòng.

    Ngoại trưởng Úc Payne cho biết các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào các thách thức ở “quy mô khác” so với các thập niên về trước.

    Bà nói trong một thông cáo báo chí: “Có nhiều hơn một chế độ độc tài đang đặt ra thách thức trong môi trường thế giới hiện tại – CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn), và cả Trung Quốc nữa — và họ sẽ là một phần trong các cuộc thảo luận của chúng tôi.”

    “Sự hợp tác của chúng tôi trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phát triển theo cấp số nhân, và đối với cả hai người chúng tôi [Ngoại trưởng và Thủ tướng Úc], thật rất đáng mừng khi chứng kiến nhiều đối tác trong khu vực của chúng tôi tham gia đến vậy.”

    Anh Daniel Y. Teng sống và làm việc tại Sydney. Anh tập trung vào các vấn đề quốc gia bao gồm chính trị liên bang, phản ứng COVID-19, và bang giao Úc-Trung. Quý vị có thể liên lạc với anh tại daniel.teng@epochtimes.com.au.

    Việt Phương biên dịch

    Các cảng Ukraina bị cô lập do các cuộc tập trận của Nga

    Tầu tấn công đổ bộ Kaliningrad của Hải Quân Nga tiến vào cảng Sevastopol ở Crimée. Ảnh do bộ phận báo chí bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày 10/02/2022. © AP - Russian Defense Ministry Press Service 

    Các cuộc đàm phán ngoại giao về hồ sơ Ukraina vẫn trong tình trạng bế tắc sau cuộc họp tại Berlin vào hôm qua 10/02/2022 giữa các cố vấn tổng thống Ukraina, Nga, Pháp và Đức trong khuôn khổ « công thức Normandie ». Cố vấn tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, ông Andriy Yermak cho biết, các cuộc đàm phán không tiến triển, nhưng các bên sẽ gặp lại nhau trong những tuần tới.  

    Trong khi đó, biên giới Ukraina vẫn phải đối mặt với áp lực quân sự, và lần này là ở sườn phía nam tại vùng Biển Đen, nơi hải quân Nga bắt đầu tập trận.

    Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình :

    Trong những tuần gần đây, hải quân Nga đã điều động 6 tàu chiến từ biển Baltic đến Địa Trung Hải. Sau khi được tiếp nhiên liệu ở Syria, những chiến hạm này đã tiến vào eo biển Bosphorus và hiện đang ở biển Đen.

    Điện Kremlin thông báo, từ Chủ nhật và kéo dài trong vòng một tuần, hải quân Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận, có bắn tên lửa và pháo quanh vùng Crimée ở biển Azov và biển Đen, sát thành phố lớn Odessa của Ukraina.

    Đối với chính phủ Ukraina, đây là vụ phong tỏa biển Đen chưa từng có, chưa từng thấy từ 8 năm qua, bởi trong ít nhất một tuần, sẽ không có con tàu nào được ra vào hải phận Ukraina.

    Trong những ngày tới, tất cả các cảng của Ukraina sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài do sự hiện diện quân sự của Nga, và với các cuộc tập trận quân sự khác đang diễn ra ở phía bắc, ở Belarus, đây thực sự là một vòng lửa bao quanh lãnh thổ Ukraina mà không ai biết ý định sau cùng của Nga thực sự là gì.

    Hồng Kông thay đổi chiến lược chống Covid-19

    Năm ngoái, Hồng Kông trải qua nhiều tháng không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng nào nhờ các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ cũng như chế độ xét nghiệm, truy dấu và kiểm dịch nghiêm ngặt. Song thành tích đó không còn duy trì được nữa. Chỉ trong tuần qua thành phố này ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới, đợt bùng dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay.

    Ở lãnh thổ này đang có hai thí nghiệm tự nhiên về covid. Đầu tiên là, một khi Omicron qua đi, liệu có thể thực thi chiến lược “zero covid chủ động” — tức là dập dịch ngay khi xuất hiện cụm ca nhiễm hay không. Chính phủ đã quyết định không thể đóng cửa hoàn toàn cả thành phố. Thay vào đó họ hy vọng các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm chỉ cho phép tụ tập hai người, sẽ giúp dập được địch.

    Thứ hai là liệu Omicron có thực sự nhẹ hơn các biến thể trước đối với nhóm người cao tuổi chưa tiêm chủng hay không. Do thành công trước đó của Hồng Kông (và lỗi của chính phủ), chỉ mới có 34% dân số trên 80 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, dù đã có thể tiếp cận vắc-xin Sinovac và Pfizer từ cả năm nay.

    Ngân hàng trung ương Nga sắp họp trong bối cảnh kinh tế khó khăn

    Kể từ khi Mỹ tiến hành đợt trừng phạt kinh tế đầu tiên lên Nga hồi năm 2014, tổng thống Nga Vladimir Putin luôn tìm cách tăng sức đề kháng của nền kinh tế trước cấm vận. Song các nhà điều hành ngân hàng trung ương của ông vẫn còn nhiều điều phải lo lắng khi họp vào thứ Sáu tới. Khả năng xảy ra chiến tranh với Ukraine khiến đồng rúp lao dốc, trong khi lạm phát tăng nóng ở mức trên 8%. Tháng trước ngân hàng đã tăng lãi suất một điểm phần trăm; khiến các nhà phân tích dự đoán họ sẽ tiếp tục làm vậy.

    Ông Putin cho phép các nhà kỹ trị của mình tự do điều chỉnh chính sách tiền tệ. Nhưng họ bị phụ thuộc vào động thái tiếp theo của ông, trong khi ông lại rất khó đoán. Các lệnh trừng phạt nếu cuộc xâm lược Ukraine nổ ra sẽ không phá hủy nền kinh tế, nhưng có thể làm chao đảo đồng rúp và càng khiến lạm phát tăng. Như thế sẽ phải có nhiều lần tăng lãi suất. Tuy nhiên tin tốt là các động thái ngoại giao đang diễn ra. Các nhà quản lý ngân hàng trung ương Nga cũng phải hồi hộp đón xem như bao người khác.

    Nga và Trung Quốc dấn thêm một bước mới

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEidI6dIn2d5rT0Mx6tdZdcxz-PRULwM2TC1HR64bbreDkHEPzF4Cf49F6bwugdKbHq0v5tGZ2WGZlU3YOmeGI_53ysQE4vsQXNRELIvxAtty8T6LoZb16BISE1-ps9lZ-gEgrjvm4CtOB7YVQGfeFzDIFtP3uOM_u2uReFH9-B-y8NcocdYDbORXnBzmg=w400-h225

    Le Monde chú ý đến thông cáo chung Nga-Trung từ Bắc Kinh, cho đây là sự khẳng định một mô hình quản trị khác với trật tự quốc tế hiện nay. Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã tiến thêm một bước : ủng hộ các yêu sách của nhau và công khai chống lại thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo.

    Cổ vũ cho một « kỷ nguyên mới » với phát triển bền vững, đối thoại, công bằng, tự do, bình đẳng…Bản tuyên bố dài 14 trang của hai nhà độc tài lớn nhất thế giới là Tập Cận Bình và Vladimir Putin được công bố ngày 04/02/2022 sau cuộc hội đàm bên lề Thế vận hội Bắc Kinh, khiến người ta chỉ có thể mỉm cười về tính đạo đức giả của bản hùng ca này. Phía sau chiếc lá nho mệnh danh dân chủ, là một mô hình đối kháng hẳn với dân chủ tự do và trật tự thế giới hiện nay.

    Putin, trị vì từ đầu thế kỷ, và Tập, lên ngôi được mười năm qua, đã gặp nhau 38 lần, đã ký kết vô số văn bản chung. Nhưng lần này tổng thống Nga gọi quan hệ Nga-Trung ở mức « chưa từng có ». 

    Hai chế độ độc tài hợp sức, gây khó khăn cho thế kỷ 21

    Khác biệt ở chỗ nào ? Chuyên gia về châu Á Mathieu Duchâtel của Viện Montaigne so sánh với một thông cáo chung khác ngày 04/02/2016 về « tăng cường ổn định chiến lược thế giới » - chủ yếu chống chạy đua vũ trang ; và « xúc tiến luật pháp quốc tế », vào lúc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc coi việc Nga chiếm Crimée là bất hợp pháp, và yêu sách Trung Quốc trên Biển Đông bị Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye khẳng định vô căn cứ.

    Tuyên bố chung ngày 04/02 vừa rồi đã mở rộng sang chính trị, ngoại giao và ý thức hệ. Bắc Kinh có được sự ủng hộ của Matxcơva đối với cách nhìn về dân chủ, nhân quyền, rằng một nước có thể chọn lựa dạng dân chủ phù hợp với mình. Đổi lại, Trung Quốc lần đầu tiên nói theo giọng điệu Nga về việc không mở rộng NATO và an ninh châu Âu.

    Hai bên phản đối các cuộc « cách mạng màu », gia tăng hợp tác công nghệ thông tin, « quốc tế hóa » việc quản lý internet (có nghĩa là không phải do Mỹ lãnh đạo). Le Monde lo ngại việc hai thế lực toàn trị hợp sức sẽ khiến thế kỷ 21 trở nên rất phức tạp.

    Lợi hại của việc Nga bóp méo thông tin

    Trả lời phỏng vấn Le Monde, phó chủ tịch người Cộng hòa Sec của Liên hiệp Châu Âu Vera Jourova kêu gọi « Hãy ngưng đánh giá thấp nạn bóp méo thông tin của Nga ». Điện Kremlin vận dụng chiến tranh phức hợp (tin tặc, tin giả…) từ lâu, riêng các chiến dịch bóp méo thông tin nhắm vào những điểm yếu của mỗi xã hội. Đôi khi còn viết lại lịch sử, chẳng hạn thuyết phục mọi người là cuộc sống dưới chế độ xô-viết tốt đẹp hơn. Kiểu tuyên truyền này tràn ngập mạng xã hội các nước.

    Về Ukraina, các thông tin nhấn mạnh rằng Kiev và NATO là kẻ tấn công, Ukraina diệt chủng người Nga tại vùng Donbass…Trong năm 2021, đã ghi nhận khoảng 2.700 bản tin loại này, cho thấy đây là một kế hoạch hẳn hoi. Một thăm dò mới đây ở Slovakia cho biết có đến 44% dân số tin rằng NATO là nguyên nhân cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina. Trước nạn tẩy não này, các chính phủ dân chủ khó thể thuyết phục công dân là phải hành động trong hồ sơ Ukraina.

    Tại châu Âu, để bảo vệ tự do ngôn luận, cấm đoán những nội dung hay phương tiện truyền thông chỉ là giải pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Nhưng năm 2022 là năm bầu cử ở Pháp, Hungary, Slovenia ; những kẻ bóp méo thông tin đã hoàn thiện phương pháp, những tin giả được trộn lẫn với một phần tin tức thật.

    Tại sao Tây Âu có thái độ hòa hoãn hơn với Kremlin so với Đông Âu ? Bà Jourova trả lời : « Ở Đông Âu, chúng tôi đã thấy bằng ấy xe tăng Nga trên đường phố, đó là một nhân tố quyết định. Khi bạn chưa từng trải qua, không hề có hồi ức về việc này, bạn có xu hướng tin vào một đất nước có nền văn hóa tuyệt vời và một lịch sử với những con người can đảm. Điều đó đúng, nhưng đừng quên sự độc đoán, ý hướng đế quốc của Vladimir Putin - không chỉ xâm lăng lãnh thổ mà cả tâm trí con người ». 

    Weibo khóa 3.700 tài khoản từ khi diễn ra Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

    Đông Phương

    Weibo khóa 3.700 tài khoản từ khi diễn ra Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

    Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đang diễn ra và nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cũng bận rộn không kém. Đến nay, Weibo đã xóa hơn 65.000 bài đăng và khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn 3.700 tài khoản.

    Theo tin tức ngày 10/2 từ quản trị viên Weibo, trong khi Thế vận hội Mùa đông đang diễn ra sôi nổi, thì nền tảng mạng xã hội này cũng đang phải quản lý nghiêm ngặt các bài đăng, bình luận của cư dân mạng. Tính đến thời điểm hiện tại, theo “Quy ước cộng đồng Weibo” và các quy định khác, có tổng cộng 66.017 bài đăng đã bị xóa, 3.700 tài khoản bị cấm phát ngôn trong 30 ngày hoặc cấm vĩnh viễn tùy theo mức độ.

    Đồng thời, một số kênh truyền thông cá nhân hoặc các tài khoản có dấu tick của Weibo cũng phải gỡ video và không được đăng video trong 30 ngày, vì sử dụng các video xâm phạm bản quyền của Thế vận hội Mùa đông.

    Kể từ khi Thế vận hội 2022 khai mạc vào ngày 4/2, Weibo đã liên tục kiểm duyệt nội dung về chủ đề Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, hễ phát hiện là gỡ bài hoặc khóa tài khoản. 

    Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng hải ngoại chỉ ra rằng, tiêu chuẩn xóa bài của Weibo là tiêu chuẩn kép.

    Cư dân mạng “Li Qi Lizzi” tweet, “Rõ ràng quy định là ‘Không được phép công kích và nhục mạ các vận động viên Olympic Mùa đông, ai vi phạm sẽ bị xóa bài viết và cấm phát ngôn”, nhưng các bài đăng mắng chửi vận động viên trượt băng tốc độ đường ngắn của Hàn Quốc Hwang Dae-heon vẫn xuất hiện khắp nơi. Chi bằng nói thẳng là ‘Không được phép mắng chửi các vận động viên Olympic Trung Quốc có phong độ thi đấu thất thường, còn vận động viên nước khác thì tùy ý'”. 

    Cư dân mạng DongWang cho biết: “Weibo đã xóa hơn 41.000 bài đăng công kích vận động viên trượt băng nghệ thuật Chu Dịch (người đã từ bỏ quốc tịch Mỹ và thi đấu cho đội tuyển Trung Quốc) sau khi cô này ngã trên sân thi đấu, với lý do ‘gây gổ và kích động’. Theo thống kê, Weibo đã cấm 850 tài khoản phát ngôn”.

    Nhật Bản chấm dứt hàng thập niên viện trợ cho Trung Quốc

    Winnie Han

    https://img.etviet.com/2022/02/GettyImages-1237363620-700x420.jpg

    Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida, nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản hôm 21/12/2021. (Ảnh: Yoshikazu Tsuno/Getty Images) 

    Các chuyên gia: Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đi vào ngõ cụt chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại bằng sự dối trá.

    Viện trợ dài hạn của Nhật Bản dành cho Trung Quốc sẽ kết thúc vào tháng 3 năm nay, Các chuyên gia cho biết, viện trợ chính thức, bao gồm tài chính, công nghệ và đào tạo, đã tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong hơn 40 năm, mà đáng tiếc là ĐCSTQ đã che giấu người dân Trung Quốc và khiến đất nước này thậm chí ngày càng xa rời dân chủ và tự do.

    Theo một báo cáo của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (pdf), Viện Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản báo cáo đã kết thúc hoàn toàn khoản viện trợ nói trên.

    Trước đó vào tháng 10/2018, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo Nhật Bản sẽ chấm dứt viện trợ cho Trung Quốc trong chuyến thăm của ông tới quốc gia đang phát triển này.

    Ông Bokudo Mizoguchi, Giám đốc Viện Văn hóa, Lịch sử và Chính trị Á Châu, nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển kinh tế Trung Quốc từ những năm 1980, trong khi rất đáng tiếc là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không nói sự thật với đất nước Trung Quốc.

    ĐCSTQ đã và đang làm xấu đi mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc bằng những lời nói dối của mình. Ông nói: “Chừng nào chế độ này còn tồn tại, thì [quan hệ Nhật-Trung] là một nút thắt không bao giờ có thể tháo gỡ được.”

    “Chính phủ và người dân Nhật Bản đã và đang giúp đỡ những người [dưới chế độ ĐCSTQ], những người coi chúng tôi là kẻ thù.” Kể từ khi ĐCSTQ được thành lập vào năm 1949, mọi tuyên truyền và chế độ của nó đều được xây dựng trên sự dối trá; ông Bokudo Mizoguchi nói rằng Nhật Bản có tín ngưỡng và tự do tôn giáo, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đối đãi với tín ngưỡng và tôn giáo như một kẻ thù.

    Lập trường chính thức này phù hợp với dư luận, như Giáo sư Yasuhiro Matsuda thuộc Viện Văn hóa Phương Đông tại Đại học Tokyo nói với VOA hồi tháng 10/2018, “Giống như Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, Nhật Bản đã kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia giàu có hơn, dân chủ hơn và kết nối với quốc tế thông qua viện trợ nước ngoài”, tuy nhiên, ngược lại, phía Trung Quốc đang ngày càng rời xa những điều đó.

    “Đây là một lý do quan trọng khiến người Nhật chỉ trích và kêu gọi chấm dứt viện trợ [cho Trung Quốc].”


    Không có nhận xét nào