Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 17 tháng 02 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ukraine, Russian-backed rebels trade accusations of shelling in potential escalation

    Ukrainian military says kindergarten was hit, accuses Russian-backed forces of ‘special cynicism’; Russian separatists claim Kyiv is escalating the conflict

    By AFP Today. 17/02/2022

    Ukrainian servicemen survey the impact areas from shells that landed close to their positions during the night on a front line outside Popasna, Luhansk region, eastern Ukraine, on February 14, 2022. (AP/Vadim Ghirda)

    Ukrainian servicemen survey the impact areas from shells that landed close to their positions during the night on a front line outside Popasna, Luhansk region, eastern Ukraine, on February 14, 2022. (AP/Vadim Ghirda)

    KYIV, Ukraine — Ukraine and Russia-backed separatists in an eastern district of Lugansk traded allegations of an escalation in fighting Thursday, after US claims that Moscow is seeking a pretext to invade.

    Ukraine has been in conflict with rebels in the east of the country since 2014, in a war that has cost thousands of lives, but the latest reports will intensify fears of Russian intervention.

    The Ukrainian military’s command center in the east alleged that Russian-backed forces “with special cynicism” had fired heavy artillery at the village of Stanytsia-Luganska.

    “The shells hit a kindergarten,” it said. “According to preliminary data two civilians were injured. Public infrastructure was also damaged. Half of the settlement was left without electricity.”

    Ukraine’s Foreign Minister Dmytro Kuleba did not mention any injuries but condemned the alleged shelling.

    “We call on all partners to swiftly condemn this severe violation of Minsk agreements by Russia amid an already tense security situation,” he said, referring to a 2014 international accord supposed to halt the war.

    Photographs on the command center’s Facebook account showed civilians sheltering in a cellar and a kindergarten playroom with rubble strewn on the floor and a shell hole in the wall. 

    Separately, Russian news agencies reported that the separatist force in Lugansk has claimed that Ukraine has escalated fighting.

    “Over the past 24 hours, the situation on the line of contact has escalated significantly,” Yan Leshchenko, head of the People’s Militia in the self-declared Lugansk republic, told reporters.

    “The enemy, on the direct orders of the Kyiv military-political leadership, is making attempts to escalate the conflict.”

    Ukraine and its Western allies say Russia has deployed a huge potential invasion force on Ukraine’s borders, and US intelligence has accused Moscow of seeking to create a pretext by faking an atrocity.

    NATO says more than 100,000 Russian forces are on the border, but Moscow insists it is seeking a diplomatic route to resolve its security concerns and roll back the West’s influence in Eastern Europe.

    https://www.timesofisrael.com/ukraine-russian-backed-rebels-trade-accusations-of-shelling-in-potential-escalation/

    Nóng: OSCE xác nhận có khai hỏa đạn pháo ở miền Đông Ukraine

    Theo thông tin mới nhất vừa được AFP đăng tải, đại diện OSCE xác nhận, nhiều loạt đạn pháo đã bắt đầu trút xuống Đông Ukraine. 

    Theo thông tin vừa được AFP đăng tải cách đây ít phúc, các giám sát của Tổ chức An ninh & Hợp tác (gọi tắt là OSCE) đã xác nhận, một loạt đạn pháo vừa rơi xuống khu vực phía Đông Ukraine.

    Thông tin ban đầu từ OSCE cho biết, loạt đạn pháo này đã rơi xuống khu vực ranh giới giữa Nga và lực lượng ly khai tự xưng được phía Nga ủng hộ. Chỉ trước đó ít giờ, cũng đã có thông tin về việc Ukraine khai hỏa bằng súng cối về phía lãnh thổ ly khai.

    Hiện tại, tình hình ở Ukraine đang diễn biến cực kỳ căng thẳng, phương Tây và Nga liên tục chỉ trích lẫn nhau. Gần đây nhất, nỗ lực rút quân của Nga để xoa dịu tình hình đã không thành, thậm chí Moscow còn đổ thêm quân tới sát biên giới với Ukraine.

    Trong khi đó, giới quan sát lo ngại rằng, việc phe ly khai tự xưng sở hữu quá nhiều vũ khí hạng nặng, sẽ có thể khiến tình hình sớm vượt ra ngoài tầm kiểm soát, khi các lực lượng vũ trang này bắt đầu khai hỏa đáp trả lại quân chính phủ Ukraine.

    Phản ứng ngay lập tức với thông tin về việc một loạt đạn pháo vừa được khai hỏa ở miền Đông Ukraine, giá vàng đã bất ngờ tăng mạnh.

    Thời gian vừa qua, giá dầu thô cũng tăng đồng thời, khiến giới chuyên gia lo ngại xung đột ở Ukraine có thể ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế thế giới.

    Covid-19 và hồ sơ Miến Điện khuấy động Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN

    Ngoại trưởng một số nước ASEAN (Miến Điện vắng mặt) và tổng thư ký khối này tham dự trực tiếp hội nghị ngoại trưởng ở Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 17/02/2022. REUTERS - CINDY LIU 

    Sau khi bị hoãn vào tháng Giêng, Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN đã mở ra vào hôm nay 17/02/2022 tại Phnom Penh, thủ đô Cam Bốt, nước hiện là chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á. Hai sự kiện nổi bật được ghi nhận: Thành viên Miến Điện tiếp tục bị cấm tham gia cuộc họp, và nhiều ngoại trưởng khác chỉ tham gia hội nghị một cách gián tiếp vì Covid-19.  

    Hội nghị ngoại trưởng ASEAN mở ra hôm nay là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của các bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN sau hơn một năm gián đoạn vì dịch Covid-19. Thế nhưng, dịch bệnh vẫn tác hại đến hội nghị, vì chỉ có 6 trên 10 ngoại trưởng hiện diện tại cuộc họp bao gồm ngoại trưởng nước chủ nhà Cam Bốt Prak Sokhonn, cùng với các đồng nhiệm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Lào. 

    Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn cũng đã đến Phnom Penh dự họp, nhưng vì bị xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19 nên đã phải tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến, tương tự như hai đồng nhiệm Brunei và Thái Lan, đã loan báo trước là sẽ không đến Cam Bốt họp trực tiếp vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 

    Riêng ngoại trưởng Miến Điện thì không được mời họp do việc chính quyền quân sự tại Naypyidaw bị đánh giá là thiếu thiện chí trong việc giải quyết khủng hoảng đã bùng lên sau cuộc đảo chánh tháng 2 năm 2021. 

    Theo Reuters, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã cố tìm cách đưa chính quyền quân sự Miến Điện tham gia trở lại các cuộc họp của ASEAN, nhưng đã vấp phải sự chống đối của một số thành viên khác trong khối. Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia đã kêu gọi Cam Bốt không mời các tướng lĩnh Miến Điện cho đến khi họ thực hiện cam kết được đưa ra vào năm ngoái để chấm dứt các hành động đàn áp nhằm tạo điều kiện cho một tiến trình hòa bình. 

    Trước cuộc họp, ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã bày tỏ thái độ “thất vọng” trước tình trạng thiếu tiến bộ trong việc thực hiện kế hoạch hòa bình cho Miến Điện. 

    ASEAN đã không chính thức công nhận chính phủ quân sự, vốn đã bị các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Anh và Liên Hiệp Châu Âu, cùng với một số các nước khác. 

    Trong một thông cáo gần đây, bộ Ngoại Giao Miến Điện cho biết họ lấy làm tiếc về quyết định của ASEAN trong việc cấm đại diện của tập đoàn quân sự, điều mà họ cho là mâu thuẫn với nguyên tắc đại diện bình đẳng của khối. 

    Tình báo Estonia: Nga có thể tấn công quân sự ‘chừng mực’ vào Ukraine 

    Reuters 

    Cờ Ukraine dài 200 mét được trưng bày tại sân vận động Olympiyskiy ở Kyiv, Ukraine, nhân Ngày Đòan kết 16/2/2022.

    Cờ Ukraine dài 200 mét được trưng bày tại sân vận động Olympiyskiy ở Kyiv, Ukraine, nhân Ngày Đòan kết 16/2/2022. 

    Nga đang tiếp tục điều quân đến biên giới Ukraine và có thể sẽ mở một cuộc tấn công quân sự “chừng mực” nhắm vào Ukraine, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Estonia cho hay.

    Cuộc tấn công sẽ bao gồm pháo kích bằng phi đạn và chiếm “địa hình quan trọng” tại Ukraine, ông Mikk Marran, tổng giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài Estonia, nói.

    “Hiện nay, chúng tôi đánh giá là họ sẽ tránh những thành phố đông dân, vì phải mất nhiều quân để kiểm soát những khu vực này. Nhưng không biết rõ là binh sĩ Nga sẽ khai thác đường nào,” ông nói tại một cuộc họp báo.

    Một khả năng khác có thể là gia tăng cường độ giao tranh tại hai vùng ly khai ở đông Ukraine mà Nga hậu thuẫn, theo tình báo Estonia. Leo thang như vậy “rất có khả năng xảy ra”, và theo cách này “Nga có thể phủ nhận chính đáng và tránh chế tài,” ông Marran nói.

    “Nếu Nga thành công tại Ukraine, thì sẽ càng khuyến khích họ tăng áp lực lên vùng Baltic trong những năm tới,” ông nói. “Đe dọa chiến tranh đã trở thành công cụ chính sách chủ chốt của ông Putin.”

    Tình báo Estonia biết có khoảng 10 quân đoàn chiến đấu của quân đội Nga tiến về biên giới Ukraine, nơi đã triển khai 100 quân đoàn chiến đấu Nga tức khoảng 170.000 binh sĩ, ông Marran cho hay.

    Số này gồm những binh sĩ thường xuyên được triển khai tại các khu vực xung quanh Ukraine, nhưng cũng có cả các binh sĩ tại Belarus mà Nga đưa đến để tập trận gần biên giới Ukraine.

    Một số binh sĩ có thể ở lại Belarus quá ngày 20/2 kết thúc cuộc tập trận, một lo ngại đáng kể cho liên minh NATO mà trong đó có các nước vùng Baltic, ông Marran nói. “Việc này sẽ giảm bớt thời gian chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào khu vực Baltic.”

    DHS Hoa Kỳ: Tin tặc Nga nhắm mục tiêu vào các nhà thầu quốc phòng

    Jack Phillips

    Một sinh viên kỹ thuật tham gia một thử thách tấn công mạng gần Paris, vào ngày 16/03/2013. (Ảnh: AFP/Getty Images/Thomas Samson) 

    Tin tặc Nga bị cáo buộc đã lấy được công nghệ thông tin quốc phòng nhạy cảm bằng cách nhắm mục tiêu vào các nhà thầu Mỹ, một số cơ quan liên bang cho biết trong một thông báo đăng hôm thứ Tư (16/02).

    Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng do Bộ An ninh Nội địa điều hành (CISA), Cục Điều tra Liên bang (FBI), và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cho hay, ít nhất là từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2022, các cơ quan này “đã quan sát thấy việc nhắm mục tiêu thường xuyên vào các nhà thầu quốc phòng được thông quan của Hoa Kỳ do các tin tặc mạng mà nhà nước Nga tài trợ.”

    “Các tổ chức này đã nhắm mục tiêu vào cả [nhà thầu quốc phòng] lớn và nhỏ và nhà thầu phụ với các cấp độ khác nhau của các giao thức và tài nguyên an ninh mạng,” thông báo cho hay. Các nhà thầu làm việc trong một số lĩnh vực bao gồm phát triển hỏa tiễn và vũ khí, thiết kế phương tiện và phi cơ, giám sát và trinh sát, và hệ thống thông tin liên lạc đã bị nhắm mục tiêu.

    Trong thông báo này, các cơ quan không cung cấp chi tiết cụ thể về cách họ thu thập được bằng chứng về việc các tin tặc do nhà nước Nga bảo trợ được cho là đã nhắm mục tiêu vào các nhà thầu quốc phòng của Hoa Kỳ. Cũng không rõ là cơ quan hay các cơ quan nào của Nga đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ tấn công mạng này.

    Thông báo này cũng được công bố trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga gia tăng liên quan đến việc quân đội Nga đóng quân gần Ukraine, trong đó các quan chức Tòa Bạch Ốc liên tục nói trong những tuần gần đây rằng Moscow đang lên kế hoạch tấn công.

    CISA cũng cho biết những người do Nga hậu thuẫn sử dụng “các chiến thuật phổ biến nhưng hiệu quả để truy cập vào các mạng mục tiêu, bao gồm hành vi lừa đảo qua email, thu thập thông tin xác thực, kỹ thuật phun/ép buộc mật khẩu, và khai thác lỗ hổng đã biết nhắm vào các tài khoản và mạng có bảo mật yếu”, theo thông báo trên. “Những người này lợi dụng mật khẩu đơn giản, hệ thống chưa được vá và những nhân viên không nghi ngờ để có được quyền truy cập ban đầu trước khi di chuyển ngang qua mạng để thiết lập tính ổn định và lọc dữ liệu.”

    Các cơ quan này đã kêu gọi các nhà thầu quốc phòng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bảo mật bổ sung, trong đó có sử dụng mật khẩu mạnh và kích hoạt xác thực đa yếu tố cho người dùng.

    “Bằng cách có được các tài liệu nội bộ độc quyền và liên lạc qua email, các đối thủ có thể điều chỉnh các kế hoạch và ưu tiên quân sự của riêng họ, đẩy nhanh các nỗ lực phát triển công nghệ, thông báo cho các nhà hoạch định chính sách ngoại giao về ý định của Hoa Kỳ, cũng như nhắm mục tiêu các nguồn tuyển dụng tiềm năng”, các cơ quan này cũng cảnh báo, đồng thời cho biết thêm rằng những tin tặc tấn công mạng “sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào [các nhà thầu] cung cấp thông tin quốc phòng của Hoa Kỳ trong tương lai gần.”

    Năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu nước này thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Putin và các quan chức Nga khác từ lâu đã bác bỏ tuyên bố từ Hoa Kỳ rằng các tin tặc do Nga bảo trợ đứng sau các cuộc tấn công mạng.

    Ông Putin nói với NBC News năm ngoái: “Chúng tôi đã bị buộc tội đủ thứ. Nào là can thiệp bầu cử, nào là tấn công mạng, vân vân và vân vân. Và không một lần, không một lần, không một lần nào, họ bận tâm đưa ra bất kỳ bằng chứng hay chứng cứ nào. Chỉ là những lời buộc tội vô căn cứ.”

    Đại sứ quán Nga tại Hoa Thịnh Đốn đã không phúc đáp ngay yêu cầu bình luận về thông tin này.

    Biểu tình của các tài xế xe tải tiếp diễn ở Canada

    Suốt ba tuần qua, thủ đô Ottawa của Canada đã bị người biểu tình phản đối hạn chế covid-19 làm cho tê liệt, đặc biệt với các rào chắn mang tên “đoàn xe tự do” của họ. Ngoài ra hành động bấm còi liên tục cũng khiến dân chúng và các chính trị gia phải đau đầu.

    Hôm thứ Ba, chính phủ liên bang đã thông báo nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh đối với du khách quốc tế. Các quy tắc về tụ tập sẽ được nới lỏng ở tỉnh Ontario (bao gồm Ottawa) từ thứ Năm. Khi thủ hiến Ontario Doug Ford thông báo về các điều chỉnh này, ông nói đấy là vì điều kiện y tế cộng đồng đã cải thiện chứ không phải do áp lực biểu tình. Nhưng nhiều người Canada cũng thắc mắc liệu cánh xe tải có phải là một nguyên nhân.

    Trong khi đó, một đề nghị của đảng Bảo thủ đối lập, trong đó yêu cầu Thủ tướng đảng Tự do Justin Trudeau soạn kế hoạch dỡ bỏ tất cả hạn chế, đã bị các đồng minh của ông bỏ phiếu chống. Hiện cánh xe tải vẫn đang đỗ rất nhiều trước Đồi Quốc hội. Và chính phủ cũng khó có thể sử dụng quyền hạn khẩn cấp của mình.

    Citibank rút dần khỏi mảng ngân hàng bán lẻ

    Từng là hình ảnh phổ biến ở các thành phố trên thế giới, các chi nhánh màu xanh lam đặc trưng của Citigroup ngày càng khó phát hiện hơn. Ngân hàng Mỹ đang thu hẹp hoạt động bán lẻ của mình. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung vào mảng ngân hàng thương mại và quản lý tài sản. Hầu hết các chi nhánh còn lại của nó sẽ chỉ nằm ở Mỹ.

    Citi đã thực hiện các giao dịch bán một số chi nhánh ngân hàng bán lẻ ở nước ngoài của mình, bao gồm cả ở Úc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Đợt chuyển nhượng lớn tiếp theo có thể là ở Ấn Độ. Ngân hàng Axis, bên cho vay khu vực tư nhân lớn thứ ba của nước này, được đồn là sắp mua lại mảng ngân hàng bán lẻ của Citi ở đó với giá khoảng 2,5 tỷ đô la.

    Citi không đơn độc: HSBC và ANZ cũng đã thu gọn mạng lưới chi nhánh của họ. Nhưng sự rút lui của Citi gây ấn tượng mạnh vì quy mô của những tham vọng trước đây và những bước đi tiên phong mà họ đã thực hiện đối với những công nghệ hiện đã trở nên quen thuộc, như máy ATM và thanh toán điện tử. Nhưng việc cắt bỏ các hoạt động ở châu Á của họ sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng: trong năm 2021, chúng chỉ chiếm 1,6% thu nhập của tập đoàn.

    Walmart chấp nhận giảm lợi nhuận để tăng thị phần

    Walmart, vốn báo cáo thu nhập quý 4 (kết thúc vào tháng Giêng) hôm thứ Năm, đã hoạt động tốt hơn hầu hết các nhà bán lẻ khác khi đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây. Để giải quyết tình trạng tắc nghẽn cổ chai và giữ cho các kệ hàng luôn đủ hàng, gã bán lẻ khổng lồ đã thuê tàu chở hàng cho riêng mình, chuyển hàng hóa sang các cảng ít tắc nghẽn hơn và kéo dài thời gian làm việc. Người mua sắm đã đáp lại nỗ lực của nhà bán lẻ này, đổ xô đến các cửa hàng của Walmart và giúp tăng thị phần hàng tạp hóa của họ ở Mỹ. Trong quý ba, doanh số bán hàng trong nước tại cùng một cửa hàng đã tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, và thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 1,45 đô la, đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích.

    Nhưng các nhà đầu tư ít ấn tượng hơn về tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty, vốn đã giảm 0,4 điểm phần trăm. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn, tình trạng thiếu lao động và các áp lực lạm phát khác, nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vẫn cam kết “giá thấp hàng ngày”. Các giám đốc điều hành của công ty đang đặt cược rằng, hiện tại, công ty có thể chấp nhận giảm lợi nhuận để tăng thị phần. Họ có thể sẽ phải hối hận.

    Yuval Noah Harari bình luận về tình hình Ukraine trên The Economist

    Trọng tâm trong cuộc khủng hoảng Ukraine là một câu hỏi cơ bản về bản chất lịch sử và bản chất nhân loại: liệu có thay đổi được không? Có một trường phái tư tưởng kiên quyết phủ nhận khả năng thay đổi. Nó nói thế giới là một khu rừng, trong đó kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh và điều duy nhất ngăn cho nước này khỏi bị nước khác đánh bại là sức mạnh quân sự.

    Trong khi đó một trường phái khác cho rằng rừng rậm hoàn toàn không phải là quy luật tự nhiên. Con người đã tạo ra nó và con người có thể thay đổi nó. Trái ngược với những quan niệm sai lầm phổ biến, bằng chứng rõ ràng đầu tiên về chiến tranh có tổ chức chỉ mới cách đây có 13.000 năm. Ngay cả sau thời điểm đó cũng có nhiều thời kỳ không chiến tranh. Không như lực hấp dẫn, chiến tranh không phải là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Cường độ và sự tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ, kinh tế và văn hóa cơ bản. Khi những yếu tố này thay đổi, chiến tranh cũng thay đổi.

    Mỹ tin rằng ông Putin đang gửi thêm binh sĩ đến biên giới Ukraine, chứ không rút quân

    Bất chấp những đảm bảo từ Điện Kremlin rằng các lực lượng Nga đang được rút khỏi biên giới Ukraine, các quan chức Mỹ tin rằng Moscow thực sự đang bổ sung thêm binh sĩ.

    Nhưng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các đơn vị chủ chốt của Nga vẫn đang tiến về biên giới chứ không phải rời đi.

    “Đó là những gì Nga nói. Và sau đó là những gì Nga làm. Và chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự thoái lui nào của các lực lượng này,” ông Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC. “Chúng tôi tiếp tục thấy các đơn vị quan trọng đang di chuyển về phía biên giới, chứ không phải ra khỏi biên giới.”

    “Những gì Washington muốn thấy hoàn toàn ngược lại,” ông nói thêm.

    Một quan chức cấp cao (giấu tên) trong chính quyền Biden nói với hãng tin AP hôm 16/2 rằng Nga đã tăng cường sự hiện diện của mình ở biên giới Ukraine thêm ít nhất 7.000 quân.

    Reuters cũng dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây cho biết các cuộc tập trận của quân đội Nga đang ở giai đoạn cao điểm và nguy cơ Nga gây hấn với Ukraine sẽ vẫn ở mức cao trong phần còn lại của tháng Hai.

    “Không có dấu hiệu đáng tin cậy nào vào thời điểm này cho thấy sẽ có bất kỳ hình thức giảm leo thang quân sự nào”, quan chức giấu tên cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng Nga vẫn có thể tấn công Ukraine mà không báo trước.

    Nga đã công bố video cho thấy xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các đơn vị pháo tự hành rời bán đảo Crimea mà Moscow chiếm giữ từ Ukraine vào năm 2014.

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết việc rút quân sẽ được hoan nghênh nhưng việc di chuyển quân và xe tăng qua lại không đủ để chứng minh điều đó đang thực sự xảy ra.

    “Chúng tôi chưa thấy lực lượng Nga rút lui. Và tất nhiên, điều đó mâu thuẫn với thông điệp về nỗ lực ngoại giao”, ông Stoltenberg phát biểu trước cuộc họp của liên minh tại Brussels. “Những gì chúng ta thấy là họ đã tăng quân số và nhiều quân hơn đang trên đường tới. Vì vậy, cho đến nay, không có sự giảm leo thang nào.”

    Điện Kremlin cho biết đánh giá của NATO là sai. Đại sứ của Moscow tại Ireland cho biết các lực lượng ở miền tây nước Nga sẽ trở lại vị trí bình thường trong vòng 3 đến 4 tuần tới.

    Nga cho biết họ chưa bao giờ lên kế hoạch tấn công Ukraine nhưng muốn vạch ra “lằn ranh đỏ” để ngăn chặn nước láng giềng gia nhập NATO, vốn bị coi là mối đe dọa đối với an ninh của Moscow.

    Nga đã cáo buộc Hoa Kỳ và Anh “tuyên truyền chiến tranh” một cách cuồng loạn sau khi hai nước liên tục cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra và đưa tin trên một số phương tiện truyền thông phương Tây rằng nó sẽ xảy ra vào thứ Tư (16/2).

    Cả hai quốc gia đều nghi ngờ về việc liệu việc rút quân của Nga có thật hay không. Hôm thứ Ba, Tổng thống Joe Biden cho biết hơn 150.000 quân Nga vẫn tập trung gần biên giới Ukraine và một cuộc xâm lược vẫn “rõ ràng là có thể xảy ra”. Đức cũng cho biết họ muốn có bằng chứng.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư cho biết Hoa Kỳ đang khuấy động căng thẳng về Ukraine để ngăn chặn việc thực hiện đường ống dẫn khí Nord Stream 2, hãng tin Interfax đưa tin.

    Bà Zakharova cũng nói rằng Washington đang cố gắng giành lấy thị phần khí đốt châu Âu từ Nga, theo Interfax.

    Trung Quốc, quốc gia đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga khi cả hai nước đều hứng chịu sự chỉ trích ngày càng tăng từ phương Tây, cáo buộc Mỹ “bày ra mối đe dọa chiến tranh và tạo ra căng thẳng”.

    Các nhà phân tích quân sự cho rằng một dấu hiệu chính của việc rút quân sẽ là liệu các bệnh viện dã chiến và kho nhiên liệu có bị dỡ bỏ và các đơn vị từ vùng viễn đông của Nga – hiện đang tham gia các cuộc tập trận lớn ở Belarus trong tuần này – có trở về căn cứ cách đó hàng nghìn dặm hay không.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy quân Nga sẽ rút quân. “Khi quân đội rút đi mọi người sẽ thấy điều đó, nhưng hiện tại, đó chỉ là một tuyên bố,” BBC dẫn lời ông nói trong chuyến thăm miền tây Ukraine.

    Trước đó, ông Zelensky đã chỉ định ngày thứ Tư là ngày Đoàn kết quốc gia để đáp lại các báo cáo từ phương Tây rằng Nga có thể xâm lược vào ngày đó.

    Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết tin tặc vẫn đang tấn công trang web của họ và đã thành công trong việc tìm ra các lỗ hổng trong mã lập trình.

    Một quan chức an ninh cấp cao của Ukraine cho biết quốc gia duy nhất quan tâm đến các cuộc tấn công mạng như vậy là Nga. Tuy vậy, Điện Kremlin bác bỏ thông tin cho rằng Nga có liên quan, nhưng không ngạc nhiên khi Kyiv đổ lỗi cho Moscow.

    Xuân Lan

    Mỹ: ‘Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết thương mại’ 

    AP 

    Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai than phiền về hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc

    Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai than phiền về hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc 

    Mỹ cáo buộc Trung Quốc không đáp ứng các cam kết của họ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nói rằng Washington đang tìm những cách mới để đấu tranh với các hành vi thương mại hung hăng của Trung Quốc.

    Trong báo cáo thường niên về việc tuân thủ các quy tắc WTO của Trung Quốc, Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hôm 16/2 nói rằng Trung Quốc không giữ lời hứa mở cửa thị trường cho cạnh tranh nước ngoài khi gia nhập cơ quan có trụ sở tại Geneva với 164 thành viên hồi năm 2001.

    “Thay vào đó, Trung Quốc đã duy trì và mở rộng cách tiếp cận phi thị trường do nhà nước lãnh đạo đối với kinh tế và thương mại,” Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nói. “Các chính sách và thực tiễn của Trung Quốc thách thức tiền đề của các quy tắc WTO và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động và doanh nghiệp trên toàn thế giới.”

    Bên cạnh những điều khác, Mỹ lặp đi lặp lại những cáo buộc lâu nay rằng Trung Quốc dùng trợ cấp và quy định để tạo thuận lợi cho các công ty của mình khiến các công ty đối thủ của nước ngoài gặp bất lợi; tràn ngập thị trường thế giới với thép, nhôm và các sản phẩm giá rẻ khác; và ép buộc Mỹ và các công ty nước ngoài khác phải bàn giao công nghệ quý giá thì mới được phép tiếp cận thị trường Trung Quốc.

    Báo cáo của Mỹ cho biết: “Giới lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra tự tin vào cách tiếp cận phi thị trường do nhà nước lãnh đạo đối với nền kinh tế và thương mại và cảm thấy không cần tuân thủ các chuẩn mực toàn cầu”.

    Văn phòng thương mại Mỹ cho biết họ đang tiếp tục nói chuyện với Trung Quốc về ‘đạt được thay đổi thực sự cách hoạt động kinh tế và thương mại’. Và họ đang làm việc với các đồng minh – và thông qua WTO – để gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc.

    Không nêu chi tiết, báo cáo cho biết Mỹ đang tìm hiểu những cách thức mới ‘để sử dụng một cách chiến lược các công cụ thương mại trong nước cần thiết để đạt được một sân chơi bình đẳng hơn với Trung Quốc vì lợi ích người lao động và doanh nghiệp Mỹ’.

    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh thuế lên khoảng 360 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc – và chính quyền Biden vẫn giữ nguyên mức thuế này.

    Để giảm căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được cái gọi là thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng 1 năm 2020. Trong số những cam kết, Trung Quốc đã đồng ý tăng cường mua nông sản Mỹ.

    Nhưng trong một báo cáo hồi tuần trước, ông Chad Bown thuộc Viện Thương mại Quốc tế Peterson đã tính toán Trung Quốc chỉ mua được 57% hàng Mỹ theo mức mà họ đã cam kết.


    Không có nhận xét nào