Header Ads

  • Breaking News

    Chuyển động quân sự, Trung Quốc và khủng hoảng Ukraine

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

     


    China’s top leaders have spent days weighing how far Beijing should go to back Russian President Vladimir Putin and how to manage a partnership many call a marriage of convenience as opposed to one of conviction.

    1. Chuyển động quân sự

    Hoa Kỳ

    Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson đã trở về căn cứ ở San Diego, kết thúc 8 tháng triển khai ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhân dịp này, các chỉ huy trên nhóm tác chiến tàu sân bay này đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về chuyến triển khai, theo Defense News.

    Cụ thể, tàu này có kế hoạch được triển khai đến Trung Đông nhưng phút chót đã hủy kế hoạch và quay lại khu vực phụ trách của Hạm đội 7. Chỉ huy nhóm tác chiến Dan Martin cũng kể những chi tiết thú vị về việc tàu chiến Trung Quốc luôn xuất hiện và bám theo nhóm tàu sân bay mỗi khi nó đến gần Biển Đông và những cuộc rượt đuổi, cắt đuôi tàu Trung Quốc trong vùng biển này.

    Những thông tin chi tiết về vụ tai nạn của chiến đấu cơ F-35C cũng lần đầu tiên được hé lộ. Chẳng hạn, những máy bay còn ở trên không trung khi tai nạn xảy ra đã phải hạ cánh xuống tàu USS Abraham Lincoln ở gần đó để tiếp liệu, theo Defense News.

    Hiện tàu USS Abraham Lincoln vẫn hoạt động ở Biển Philippines, tham gia cuộc tập trận Jungle Warfare ở gần đảo Okinawa.

    Không quân Thái Bình Dương thông báo triển khai 4 oanh tạc cơ B-52H đến căn cứ Andersen ở đảo Guam. Ngày 12.2, 2 oanh tạc cơ B-52H đã bay từ đảo Guam đến Biển Đông, hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng, Mỹ triển khai B-52H đến Biển Đông.

    Trung Quốc

    Trung Quốc thông báo tiến hành cuộc tập trận tại một khu vực nhỏ ở phía nam Quảng Đông trong ngày 17.2.

    Đài Loan xác nhận một máy bay dân sự Y-12 của Trung Quốc đã bay gần không phận quần đảo Mã Tổ do Đài Bắc kiểm soát. Phía Đài Loan cho rằng Trung Quốc muốn kiểm tra phản ứng của quân đội Đài Loan với chuyến bay này.

    Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng phủ nhận tin đồn rằng một máy bay quân sự Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo Pratas.

    Ngày 16.2, Đài Loan cũng lần đầu tiên ghi nhận một máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 của Trung Quốc xuất hiện trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan không nói rõ chiếc trực thăng này có phải cất cánh từ một tàu chiến hay không.

    2. Trung Quốc và cuộc khủng hoảng Ukraine

    Phát biểu tại Singapore Airshow ngày 16.2, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, đại tướng Kenneth Wilsbach cảnh báo Trung Quốc có thể lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để tiến hành một số hành động khiêu khích ở châu Á, theo AFP.

    “Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu họ cố gắng làm chuyện gì đó có thể mang tính khiêu khích và xem cộng động quốc tế phản ứng thế nào”.

    Ông không nêu cụ thể về những gì Trung Quốc có thể làm trong cuộc khủng hoảng Ukraine, chỉ nói rằng có lẽ có một số lựa chọn cho Bắc Kinh.”

    Trước đó, một số quan chức Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc đang theo dõi thái độ của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Ukraine để rút ra cách phản ứng của Mỹ nếu Bắc Kinh có hành động gây hấn với Đài Loan, theo Bloomberg.

    Đại diện của Đài Loan ở Mỹ Tiêu Mỹ Cầm cũng thừa nhận Đài Bắc đang theo dõi tình hình Ukraine với thái độ âu lo.

    Tuy nhiên, theo Blomberg dẫn lời hai quan chức cấp cao, phía Đài Loan đánh giá rằng nguy cơ Trung Quốc tấn công hòn đảo này là thấp bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung vào việc tổ chức Đại hội đảng lần thứ 20 vào cuối năm nay.

    Dự báo này cách đây không lâu.

    “ Tuy nhiên, theo tôi, rất khó có khả năng Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công toàn diện Đài Loan trong lúc này, đặc biệt khi mà Bắc Kinh sẽ tiến hành Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 vào cuối năm nay. Hơn nữa, năng lực quân sự của Trung Quốc vẫn chưa đủ để tiến hành một cuộc tấn công toàn diện Đài Loan.

    Khả năng cao nhất là Trung Quốc sẽ thiết kế điều được mô tả là “một cuộc xâm nhập nhỏ” để thử phản ứng của chính quyền Biden. Đó có thể là một cuộc tấn công vào quần đảo Pratas, một cuộc đối đầu trên không với chiến đấu cơ Đài Loan hoặc một cuộc tấn công mạng lớn.”

    Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal tiết lộ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã họp nhiều ngày để thảo luận sâu về mức độ ủng hộ Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

    “ Những người quen thuộc với các vấn đề này cho biết, với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất đang tụ tập trong khu lãnh đạo Trung Nam Hải khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đang diễn ra sôi nổi, cuộc tranh luận tập trung xoay quanh các nguyên tắc cũng như thực tế mà Bắc Kinh phải đối mặt.

    Những người này cho biết, bất cứ điều gì mà bảy nhà lãnh đạo cao nhất quyết định sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc khủng hoảng, và cuộc thảo luận của họ sau đó sẽ được trình bày trước Bộ Chính trị gồm 25 thành viên, sẽ được triệu tập vào cuối tháng này.

    Bắc Kinh nhận thức được rằng bằng cách liên kết chặt chẽ Trung Quốc với Nga trong các vấn đề an ninh châu Âu, họ có nguy cơ khiến châu Âu xa lánh hơn và càng đẩy các nước ở lục địa này vào quỹ đạo của Mỹ.

    Ở cấp độ thực tế hơn, Bắc Kinh cảm thấy cần phải bảo vệ các lợi ích kinh tế và an ninh của riêng mình tại các khu vực có thể bị Điện Kremlin đe dọa. Đáng chú ý, Ukraine là một thành viên của sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập, chương trình cho vay và xây dựng cơ sở hạ tầng rộng lớn được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của thương mại từ Đông Nam Á sang châu Âu.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới đường ống rộng lớn ở Trung Á để đảm bảo nguồn cung cấp dầu và khí đốt, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung cấp. Nhiều quốc gia mà những đường ống đó đi qua từng là thành viên của Liên Xô.

    Carl Minzner, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, cho biết: “Putin là một cơn đau đầu lớn đối với Bắc Kinh. “Tiền lệ cho sự can thiệp của Nga vào các vùng đất thuộc Liên Xô cũ sẽ làm tăng rủi ro đối với các đường ống dẫn năng lượng Trung Á của Trung Quốc”.

    Ngoài ra, việc để Nga tự do can thiệp vào không gian thời hậu Xô Viết có khả năng làm tổn hại đến những nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm thay thế Nga trở thành cường quốc chính ở Trung Á.

    Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang cân nhắc rủi ro về các hạn chế tài chính và thương mại từ Washington nếu Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa để giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ trong trường hợp có một cuộc xâm lược, theo những người có hiểu biết về cuộc thảo luận.”

    3. ASEAN

    Ngư dân Indonesia tìm thấy vật thể giống tên lửa “sản xuất tại Mỹ’’ - Tvonenews

    Thái Lan muốn mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - Reuters

    Ứng viên tổng thống Philippines chủ trương hiện diện quân sự ở Biển Đông - Reuters

    Báo cáo của ISEAS về Đông Nam Á 2022 - ISEAS

    Không có nhận xét nào