Header Ads

  • Breaking News

    Ấn tượng Tết Nhâm Dần: Bỏ chợ ra đường!

    Ảnh: Nhiều chủ vườn tâm sự chợ hoa Tết ở Công viên 23 tháng 9 năm nay ít khách hơn mọi năm

    Thành ngữ “đông như chợ Tết” đã thành lạc hậu với tết Nhâm Dần. Chợ tết năm nay người mua kẻ bán lèo tèo đến mức có thể chạy xe máy thong dong trong chợ nếu không bị dân phòng bảo vệ chặn đường.

    Tác giả Gió Bấc có bài bình luận và lý giải vì sao chợ tết vỉa hè năm nay ở Việt nam có vẻ phát triển mạnh thay vì những chợ truyền thống.

    Các siêu thị ầm ĩ quảng cáo chương trình khuyến mãi nhưng người nghe chủ yếu là các nhân viên đang ngồi ngáp vặt. Ngược lại, từ thành thị đến nông thôn, lể đường đã thành chợ.

    Không chỉ nông dân tự sản tự tiêu nông sản mà cả tiểu thương lẫn các thương lái đã đưa nhiều chuỗi cửa hàng ra lề đường.

    Trên dọc đường đi khách hàng có thể mua đủ loại hàng tết rau quả, hoa tươi, bánh mức, thực phẩm tươi sống, hàng công nghệ.

    Bỏ chợ ra đường là ấn tượng rõ nét của Tết Nhâm Dần. Đây là bước tiến hay lùi của xã hội?

    “Buôn có bạn, bán có phường” trong thời sản xuất tiểu nông xa xưa, ông bà ta đã chú ý việc tập trung và chuyên sâu hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hà nội nổi tiếng với 35 phố phường chuyên môn hóa ngành nghề.

    Sài Gòn nổi tiếng với chợ Bến Thành sang trọng với những chợ đầu mối lâu đời.

    Tết là cơ hội mua sắm, không chỉ cho sinh hoạt Tết mà còn cho cả năm, Người ta không chỉ ăn uống, quà cáp mà còn sắm sửa, trang trí nhà cửa, …

    Tết và chợ gắn liền nhau và là điểm nhấn quan trọng trong cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người Việt.

    Chính nhu cầu mua bán quá lớn trong dịp Tết đã phát sinh thêm những chợ đột xuất mang tính thời vụ như chợ hoa Nguyễn Huệ lừng lẫy một thời gắn với hoài niệm của biết bao người Sài Gòn.

    Ở mỗi tỉnh thành, huyện thị, chợ Tết cũng là nơi tập trung đông đúc nhất nên ở nông thôn có lệ từ 26 (nếu năm đủ), 25 âm lịch (nếu năm thiếu) sẽ bán chợ đêm cho đến cuối năm để đáp ứng yêu cầu mua bán không gò bó giờ giấc.

    Nhiều ngôi chợ huyện ngày thường chỉ bán 1 buổi sáng, đến Tết đã mở bán 24/24.

    Tết cũng là cơ hội để nông dân, thợ thủ công tự sản tự tiêu hàng hóa như hoa kiểng, tranh dân gian, đồ thờ mỹ nghệ, đồ gia dụng thủ công ….

    Những hàng hóa này có thể được bày bán ở dọc các đường phố quanh chợ tạo thêm sự sung túc đông vui cho chợ Tết. Đây là những hoạt động thời vụ, không chuyên, nhỏ lẻ.

    Có người mang vài cành mai vài chậu cúc, vạn thọ nhà trồng. Có người đặt cái bàn vè tranh cắt bóng… Có những bà già quê bày một gánh bánh on, mứt gừng, mứt me….

    Thế nhưng Tết Nhâm Dần nổi lên ấn tượng khác. Hầu hết các mặt đường, lề đường từ thành thị về đến nông thôn, quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ đều bày bán đủ loại mặt hàng.

    Người bán không phải là người tự sản tự tiêu tại địa phương mà mua bán chuyên nghiệp từ nhiều nơi khác nhau họ mua hàng từ người sản xuất, nhà cung cấp rồi đem ra lề đường bán lẻ.

    Phổ biến nhất là hoa và trái cây tết, hai mặt hàng thông dụng.

    Ngoài ra các mặt hàng bánh mứt, thực phẩn chế biến, quần áo, hàng công nghệ phẩm cũng theo chân tiểu thương bỏ chợ chạy ra đường

    Một thí dụ điển hình là trên quốc lộ 1A từ Ngã Ba Thủ Thừa lên đến Cầu Voi hàng chục năm qua đã hình thành chợ dưa hấu tập trung dài hơn 2 km có khoảng vài trăm gian hàng hàng.

    Năm nay đã phát sinh thêm hàng chục dựa dưa khác nằm rải rác trên quốc lộ ở những đoạn đường khác.

    Ở Sài Gòn, sau khi xóa chợ hoa Nguyễn Huệ thì làng hoa Gò Vấp, Công Viên Gia Định, là những chợ hoa tập trung nhưng năm nay người ta có thể mua mai, đào và tất cả các loại hoa ở bất cứ con đường nào của Sài Gòn.

    Ở nông thôn, có những thớt thịt heo nổi lên đoạn đường trống trải, nhiều bải đất trống lề đường bày bán giày dép, quần áo, hàng nhựa.

    Với trái cây, hoa kiểng thì khỏi bàn, cứ vài trăm thước có một bải bán hoa kiểng trái cây. Hoàn toàn không phải hàng tự tiêu tự sản mà là cây kiểng được trao chuốt tạo hình chuyên nghiệp. Mai thường, mai dáng cổ, mai bonsai, mai tạo hình ngọn đước…

    Bông giấy cũng phổ biến đặc biệt là bông giấy một gốc nhiều màu.

    Cúc tiger thân cao trồng trong châu xi măng vốn là mặt hàng sang trọng trong các chợ hoa nay cũng đổ bộ về đồng nằm rải rác trên đường.

    Ảnh: dưa hấu bán dọc quốc lộ ở Long an

    Song song vói việc bùng nổ của chợ lề đường là tình trạng thưa thớt, heo hắt của các chợ Tết truyền thống.

    Các siêu thị cũng không thoát tình trạng vắng vẻ dù cho hệ thống loa nội bô và các tờ rơi quảng cáo khuyến mãi được truyền phát khắp nơi.

    Vì sao có hiện tượng bỏ chợ ra đường? Hiện tượng này tốt hay xấu cho xã hội? Câu trả lời chính xác xin dành cho các chuyên gia, nhà quản lý.

    Nhưng trong cái nhìn trực quan cảm tính của người quan sát xin nêu ra đây vài suy nghĩ

    Tình trạng buôn bán nhỏ lẽ tạm bợ lề đường ở Miền Nam chỉ bắt đầu phát sinh thời bao cấp ngăn sông cấm chợ.

    Hoạt động thương mại bình thường bị bóp nghẹt, hàng hóa khan hiếm, đời sống khó khăn thiếu thốn nên từ cái áo cũ đến kỹ vật ngày cười đều có thể trở thành hàng hóa bán mua.

    Một cô giáo hiền thục trên bục giảng buổi sáng có thể biến thành bà bán hàng chợ trời sẵn sàng nanh nọc ứng phó với công an, nhân viên trật tự.

    Những bà mẹ quê chân chất có thể trở thành con buôn đường dài độn thịt heo, tôm khô vào bụng vào ngực để qua mặt quản lý thị trường.

    Tình trạng mà Đảng và Nhà nước gọi tên là chợ tạm, quán cóc, buôn bán tự phát không tuân theo sự lãnh đạo của Đảng vẫn tiếp tục âm ỉ hoạt động từ ấy đến nay ở mức độ thấp hơn.

    Ảnh: hàng bán bên trong chợ Bà Chiểu

    Nhưng mấy tháng phong thành chống dịch như chống giặc trên toàn quốc vừa qua đã kích hoạt việc mua bán nhỏ lẻ trên lề đường bùng phát.

    Không thể chờ chú bô đội, bà tổ trưởng đi chợ hộ với giá trên trời với những đơn hàng combo đính kèm, cần thịt phải mua thêm trứng sữa, cần đường phải tậu rau xanh.

    Người sản xuất không thể để hàng hóa, nông sản mục nát, thối rữa trong khi chờ nhò nước thu mua giải cứu.

    Người dân phải tự cứu, tự giải quyết ách tắc bằng kiểu mua bán nhỏ lẻ, Khi đã sinh, đã thành thói quen thì khó diệt.

    Tết là cơ hội mua bán, lề đường thành chợ là tất nhiên.

    Nguyên nhân thứ hai để mua bán lề đường bùng phát là cung cách quan lý chặn tận cổ lột sạch da của chình quyền nhà sản.

    Ngày xưa, chợ tết được mở rộng phạm vi hoạt động, có khu vực riêng cho người tự sản tự tiêu, người mua bán thời vụ, họ chỉ phải đóng thuế hoa chi mà không phải đóng môn bài như tiêu thương chuyên nghiệp, cố định.

    Ngày nay, muốn được bán hàng trong chợ tết thì đủ thứ thủ tục tiền lót tay, thuế phí.

    Ra lề đường bày bán thật thong dong, nếu là đường phố thì thương thảo với chủ nhà, trà nước cho công an khu vực. Nếu là nông thôn thì tha hồ vô tư.

    Trong xã hội ổn định, người tiêu dùng thông minh sẽ ưu tiên chọn mua hàng có thương hiệu, nguồn gốc để yên tâm về chất lượng, giá cả.

    Nhưng ở Việt Nam, siêu thị vẫn để lẫn hàng điêu, giá cả thì khi thăng khi giáng.

    Bách Hóa Xanh, một trong những hệ thống bán lẻ được ưu tiên hoạt động cung ứng hoàng hóa trong mùa dịch giờ chừng như đã đổi màu. Không còn thân thiện, chất lượng và giả cả hàng hóa đã mất quân bình.

    Người tiêu dùng không có yếu tố xác đáng để lấy niềm tin, chất lượng làm tiêu chuẩn lựa chọn nên đã điền vào chỗ trống bằng tiêu chuẩn thuận tiện và giá rẻ.

    Đa số người Việt đi lại bằng xe máy nên mua sắm lề đường là thuận tiện nhất.

    Không phải mất thì giờ, chi phí gửi xe, chỉ dừng xe, chân trên chân dưới là có thể chạm tay chọn hàng. Việc gì phải mất thì giờ đi vô chợ.

    Thói quen và niềm tin vào giao dịch mua bán lề đường hình thành qua mùa dịch đủ tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm với các đối tác lề đường.

    Đứng về khoa học quản lý việc buôn bán lề đường sẽ vô hiệu hoàn toàn các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HCCP phải quản lý theo chuỗi từ nguyên liệu lên đến bàn ăn.

    Những quy tắc về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, trách nhiệm hậu mãi vv…., của việc buôn bán lề đường cũng là thứ xa xỉ đừng mơ.

    Ảnh hưởng kinh tế giảm sút nặng nề trong năm qua, thu nhập người dân nói chung giảm sút.

    Tiêu chuẩn giá rẻ của hàng hóa lề đường đánh đúng vào nhu cầu số đông của người tiêu dùng nên nó càng là sự lựa chọn ưu tiên.

    Nói cho cùng, bỏ chợ ra đường là thành quả của chống dịch như chống giặc, mỗi phường xã là một pháo đài, lô cốt của Thủ tướng anh minh.

    Nó sẽ kép lùi văn hóa tiêu dùng của xã hội xuống hàng trăm năm mà việc khắc phục không phải dễ dàng nếu chính phủ thật sự có quyết tâm.

    E rằng Chính phủ đang bận mướt mồ hôi vì nhiều việc khác nên nhân dân anh hùng cứ yên tâm mua bán lề đường.

    Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

    Thoi Bao De


    Không có nhận xét nào