Kể từ đầu năm 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi phòng chống COVID-19 là một trận chiến chống lại một ‘kẻ thù vô hình’, huy động nhân viên y tế, công an và quân đội ở mức độ chưa từng có. Nhưng vào cuối tháng 12, Bộ Công an đã bắt giữ Giám công ty Việt Á Phan Quốc Việt và tiến hành điều tra vụ án tham nhũng liên quan đến COVID-19 lớn nhất Việt Nam.
Công ty đã có được doanh thu 175 triệu đô la Mỹ từ việc bán các bộ xét nghiệm COVID-19 đắt đỏ trên khắp Việt Nam. Doanh thu của công ty đạt 6,6 triệu đô la Mỹ chỉ tính riêng tại tỉnh Hải Dương, cho thấy một số vấn đề quản trị nghiêm trọng do sự thao túng chính sách của một mạng lưới các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Vụ việc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giải trình của cơ cấu quản trị và quan chức Việt Nam.
Đã có dấu hiệu cho thấy chính sách quốc gia về COVID-19 của Việt Nam đã bị thao túng vì lợi ích riêng sau khi chính quyền trung ương, Bộ Y tế và chính quyền địa phương liên tục thúc giục hàng loạt và cả bắt buộc phải xét nghiệm. Đến tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã cho xét nghiệm COVID lên tới 73 triệu lượt với chi phí ước tính là 1,26 tỷ đô la Mỹ – cao gấp 4 lần so với số tiền chi cho vắc xin.
Tháng 2 năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã duyệt khoản tài trợ cấp quốc gia cho nghiên cứu đặc biệt trị giá hơn 830.000 USD (18 tỷ) cho dự án sản xuất bộ xét nghiệm COVID-19. Dự án do Học viện Quân y và Việt Á hợp tác sản xuất được đánh giá là thành công tốt đẹp sau khi hoàn thành trong vòng một tháng.
Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng bộ xét nghiệm trên toàn quốc và đề ra mức giá 470.000 bộ xét nghiệm. Tháng 4 năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ tuyên bố bố bộ xét nghiệm của Việt Á đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận sau khi đạt tiêu chuẩn đưa vào danh mục sử dụng khẩn cấp. Các tờ báo và hãng thông tấn lớn tại Việt Nam đã tự hào đưa tin Việt Á được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào tháng 3 năm 2021.
Nhưng tuyên bố chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc WHO chấp nhận bộ xét nghiệm của Việt Á là sai sự thật – WHO chưa bao giờ công nhận bộ xét nghiệm của Việt Á. Nghi ngờ về tuyên bố này đã lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 5 năm 2020, với nghi ngờ đưa tin giả để chiếm được niềm tin của công chúng và tăng doanh số bán hàng.
Những câu hỏi về quyền sở hữu và hoạt động của Việt Á vẫn còn rất lớn. Trong khi Giám đốc và cộng sự chỉ sở hữu 20% cổ phần, 80% cổ phần sở hữu còn lại của công ty vẫn chưa được công khai. Việt Á sở hữu 30% cổ phần của Vinbiocare, một công ty con kinh doanh các sản phẩm sức khỏe vừa được thành lập bởi tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup. Tổng giám đốc Việt Á từng là Tổng giám đốc Vinbiocare và Vingroup đã mua lại cổ phần của Việt Á tại Vinbiocare chỉ 4 tháng trước khi vụ bộ xét nghiệm Việt Á bị phanh phui công khai.
Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về vai trò và tính liêm chính của báo chí trong việc nói lên sự thật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngay cả WHO cũng đã bị thẩm vấn sau khi không đính chính thông tin giả về các xét nghiệm trên báo chí Việt Nam vào tháng Tư. Chỉ sau khi Bộ Công an công khai vào tháng 12 năm 2021, hàng chục tờ báo lớn mới tiết lộ thêm chi tiết xung quanh vụ bê bối và đại diện của WHO tại Việt Nam rằng WHO không chấp thuận Bộ xét nghiệm của Việt Á.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án nhằm vạch trần quy mô của mạng lưới tham nhũng lớn hơn, trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lệnh vụ án chịu giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản điều tra các tổ chức đảng và cán bộ liên quan.
Áp lực ngày càng gia tăng đối với trách nhiệm giải trình của Chính phủ đã được chứng minh tại cuộc họp Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2021 và kỳ họp đặc biệt của Quốc hội vào đầu tháng 1 năm 2022. Như vậy, hộp Pandora hiện đã được mở. Việc bắt giữ và khởi tố ba quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng hàng loạt quan chức địa phương ở Nghệ An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ là bước khởi đầu. Các cuộc thanh tra đang ở các cơ quan có liên quan cũng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Thanh tra chính phủ và Kiểm toán Nhà nước.
Bộ xét nghiệm được định giá quá cao là một vấn đề cực kỳ nhạy về chủ nghĩa thân hữu và sân sau chính trị trong kinh doanh thiết bị y tế. Nhưng vụ án này khác với các vụ tham nhũng khác ở chỗ là đã làm xói mòn lớn niềm tin của công chúng về quyết tâm chống dịch dịch.
Bộ xét nghiệm Việt Á giá cao chỉ là phần nổi của tảng băng tham nhũng trong lĩnh vực y tế và các dự án do nhà nước tài trợ, cũng như việc quan chức cấp cao biến chất.
(*) Tựa do VNTB đặt
Tim Bowie is a Fulbright scholar at the Duke Center for International Development at Duke University.
Không có nhận xét nào