Tỉnh Arakan màu đỏ là một tỉnh của Miến Điện
Có bao giờ chúng ta lại nghĩ đến một nước Miến Điện láng giềng cách Việt Nam bởi nước Lào chật hẹp, lại phức tạp đến như vậy? Miến Điện ngày nay gọi là Myanmar. một quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương với diện tích 676,578 cây số vuông lớn gấp 2 nước Việt Nam (331,699 km2) cộng lại, dân số Miến Điện 53.5 triệu còn Việt Nam lại gấp đôi gần 100 triệu. Chúng ta nghe nhiều về Miến Điện khi có bà Aung Sang Sui Kyi lãnh giải Nobel Hòa bình, bà từ giả chồng con ở nước Anh đơn thân độc mã trở về tranh đấu cho một nước Miến Điện được tự do dân chủ.
Số bà tướng sang trọng và số lận đận, tình duyên trắc trở nay lại bị bọn thảo khấu quân phiệt Miến Điện bạo ngược bỏ tù bà đến 100 năm tù. Năm nay bà đã 74 tuổi, lại thêm 100 năm tù là thì bà phải sống đến 174 năm để bóc lịch cho hết hạn, nếu bà mất ở tuổi đại thọ 100 thì còn 74 năm tù phải ở âm ty.
Hôm nay đọc Asia Times mới nhìn ra một góc khuất khác của Miến Điện, qua bài phỏng vấn mới thấy đây một đất nước không phải như mình được biết, ở đó vô cùng phức tạp với các dân tộc thiểu số trong đó có người Arakan. Một tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương.
Gần đây các nước trong khối ASEAN đang đánh bóng một nhân vật trẻ ở Miến Điện, anh ta là một thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, Tổng Tư Lệnh tư lệnh quân kháng chiến Arakan có 30,000 quân. Tỉnh này trước đây độc lập (thiết nghĩ nó như vùng cao nguyên của người thượng du Việt Nam xưa kia, sau này thành đất của Hoàng Triều Cương Thổ).
Arakan có biên giới phía Tây giáp bờ biển Vịnh Bengal, Phía Bắc giáp Bangladesh và Ấn Độ, Phía Đông có dãy núi cao Arakan làm bình phong ngăn với phần còn lại của Miến Điện. Xưa kia, vùng đất này chỉ tiếp cận với biển Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1937, Arakan thành một tỉnh của Miến Điện đổi tên Rakhine. Tuy là một tỉnh của Miến Điện nhưng người Arakan vẫn mơ về chủng tộc và lịch sử của họ, cho nên họ thành lập quân đội, hành chánh và thuế khóa….
Dưới đây là phần phỏng vấn của nhà báo Asian Times với thiếu tướng Tổng Tư Lệnh quân Arakan gọi là Arakan Army (AA):
Giới thiệu thiếu tướng Tổng Tư Lệnh AA Twan Mrat Naing của báo Asian Times:
Huy hiệu của quân độ Arakan (AA)
Thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, là chỉ huy phiến quân trẻ nhất và thành công nhất ở Miến Điện. Lực lượng mà ông lãnh đạo có tên Quân Đội Arakan (Arakan Army – AA), đã bắt đầu từ một số ít tân binh vào tháng 4/2009, nay thành một trong những quân đội dân tộc hùng mạnh nhất của quốc gia bị chiến tranh tàn phá.
AA ra đời tiến hành cuộc chiến chống lại Quân Đội Miến Điện vào năm 2012 tại tỉnh Kachin phía bắc, tay trong tay Quân Đội Độc Lập Kachin (KIA). Sau đó, AA đã chiến đấu bên cạnh với Quân Đội Liên Minh Dân Chủ Quốc Gia Miến Điện (MNDAA) ở phía đông bắc tiểu tỉnh Shan trước khi phát động cuộc nổi dậy ở tỉnh Rakhine (còn được gọi là Arakan), ở đó hàng nghìn người đã đổ xô gia nhập hàng ngũ AA.
Nhờ lệnh ngừng bắn không chính thức đạt được vào cuối năm 2020 với Quân Phiệt Miến Điện hiện nay, tỉnh Rakhine đã không chứng kiến tình trạng bất ổn và bạo lực nhấn chìm phần còn lại của đất nước Miến Điện kể từ cuộc đảo chính nền dân chủ của quân đội vào ngày 1/2/2021. Trong khoảng trống đó, AA và Liên Minh Thống Nhất của họ thuộc cánh chính trị của Arakan (ULA) đã xây dựng một nền hành chính hiện đang điều hành phần lớn tiểu bang, đặc biệt là các khu vực phía bắc.
Nay đặc biệt là thành viên trong ba liên minh chống quân sự quan trọng – Liên minh Brotherhood, Liên minh phương Bắc và Ủy ban Tham vấn và Thương lượng Chính trị Liên tỉnh (FPNCC) kết hợp lại chiếm hầu hết các sắc tộc của quốc gia và các lực lượng chiến đấu. Nếu AA tiếp tục chiến đấu toàn lực, một số người tin rằng nó có thể có khả năng thách thức nghiêm trọng đối với Quân Phiệt Miến Điện hiện nay.
Trong cuộc phỏng vấn dài với truyền thông quốc tế, Twan Mrat Naing gần đây đã nói chuyện trên phương tiện truyền thông với phóng viên cao cấp Bertil Lintner của Asia Times về tương lai của AA và triển vọng cho cuộc nội chiến vòng xoáy tại Miến Điện.
Cuộc phỏng vần bắt đầu:
Thiếu tướng Twan Mrat Naing, Tổng Tư Lệnh quân đội Arakan, tham dự cuộc họp của lãnh đạo các nhóm vũ trang dân tộc Miến Điện tại trụ sở quân đội United Wa State ở tỉnh Shan phía bắc Miến Điện vào ngày 6 tháng 5 năm 2015. (Ảnh: Twitter)
Asia Times: Tình hình ở Arakan (tỉnh Rakhine) đã tương đối yên ổn kể từ khi ông có một thỏa thuận ngừng bắn không chính thức với quân đội Miến Điện ngay sau cuộc bầu cử tháng 11/2020. Tuy nhiên, trên thực tế là phần còn lại của Miến Điện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, ông còn mong đợi sự bình yên này sẽ kéo dài bao lâu nữa?
Twan Mrat Naing: Lệnh ngừng bắn không chính thức và không ổn như vậy. Chúng tôi đã sẵn sàng rút kiếm. Không rõ lệnh ngừng bắn sẽ kéo dài bao lâu, nhưng chúng tôi mong muốn có một lệnh ngừng bắn có ý nghĩa vì lợi ích chung. Quân Đội Đảo Chánh Miến Điện [Hội đồng hành chính nhà nước] đang rối ren với nhiều đối đầu khắp nơi. Chúng tôi biết họ rất tức giận vì chúng tôi đã thiết lập chính quyền của riêng của mình với các phần vụ chuyên môn tư pháp, thuế, an ninh công cộng và các tổ chức chính phủ khác.
Asia Times: Mối quan hệ của ông với các tổ chức vũ trang dân tộc khác ở Miến Điện, không chỉ các đồng minh của ông mà còn với Liên minh Quốc gia Karen (KNU), Đảng Cấp tiến Quốc gia Karenni (KNPP) và Quân đội Karenni, và Hội đồng Phục Hồi của Tỉnh Shan (RCSS)?
Twan Mrat Naing: Quân đội Arakan đang tích cực tham gia với các hoạt động của Liên Minh Brotherhood và Liên Minh Phương Bắc, và chúng tôi vẫn là thành viên của FPNCC (Federal Political Negotiation and Consultative Committee). Chúng tôi cũng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với KNU, KNPP cũng như hầu hết các tổ chức vũ trang dân tộc khác.
Asia Times: Đánh giá tổng thể của ông về hiệu quả hoạt động của Quân Đội Đảo Chánh Miến Điện kể từ khi họ nắm quyền vào ngày 1/02/2020? Các cuộc đàm phán có thể thực hiện được không hay đấu tranh vũ trang là con đường duy nhất?
Twan Mrat Naing: Hệ thống y tế của Quân Đội Đảo Chánh Miến Điện đang sụp đổ, về kinh tế đất nước đang phá sản và tê liệt về mặt chính trị. Quân Đội Đảo Chánh Miến Điện là hoang tưởng và đã trở thành một tổ chức chính trị hạ đẳng hơn bao giờ hết. Và quân đội của họ được điều động quá mức trên nhiều mặt. Chính quyền họ đã nhận ra mình đang ở giữa một lốc, và họ không có nhiều thời gian suy nghĩ cho bất kỳ sai lầm nào.
Một khi chuỗi chỉ huy và sự liên kết của họ bị phá vỡ với sự phân tán của cấu trúc nội bộ, họ có thể bị thổi bay như một đoàn quân chạy loạn. Nhưng chúng ta không thể xem thường sự hung bạo của họ – họ sẽ làm bất cứ điều gì để duy trì quyền lực, và họ đã thể hiện điều đó một cách man rợ.
Đối với tôi, dường như các cuộc đàm phán hòa bình với họ rất khó xảy ra trong hoàn cảnh hiện nay. Với sự thù địch như vậy, các cuộc đàm phán hòa bình sẽ chỉ là những cuộc cãi vã chính trị, không phải là những cuộc đàm phán thực sự.
Asia Times: Ông nhìn nhận thế nào về vai trò của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân chủ (NLD) [của bà Aung San Suu Kyi] trong chính trị quốc gia và Đảng Quốc Gia Arakan (ANP) – đảng chính trị ngầm chính ở tỉnh Rakhine, trong chính trị khu vực?
Twan Mrat Naing: NLD cũng không có phong độ tốt, mặc dù họ đã giành được đa số phiếu bầu thật đáng kinh ngạc trong cuộc bầu cử cuối năm 2020. Nhưng với khả năng lãnh đạo già nua và bất ổn, tương lai của họ không có hứa hẹn và không đáp ứng được kỳ vọng của người dân. NLD cần một ban lãnh đạo mới, hoặc vì lợi ích của người dân Miến Điện, một lực lượng chính trị mới có năng lực khác sẽ lấp vào khoảng trống chính trị ngày nay.
Đối với ANP ở Arakan sẽ phụ thuộc vào một cuộc bầu cử vào năm 2023, như Quân Đội Đảo Chánh Miến Điện đã hứa. Tương lai chính trị của [Miến Điện] là một thảm khốc và không thể đoán trước được. Một trường hợp khác có khả năng xảy ra đối với ANP là họ có thể hợp nhất với ULA , cùng với các đảng và cá nhân khác để thực hiện chính trị, nếu không có cuộc bầu cử nào trong năm tới.
Asia Times: Mục tiêu cuối cùng của ông là độc lập cho Arakan (Rakhine) hay quyền tự trị trong một liên minh liên tỉnh? Ông dự đoán loại cấu trúc nhà nước nào cho tương lai của Miến Điện?
Twan Mrat Naing: Quyền tự quyết và chủ quyền là trọng tâm của các phong trào quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem liệu một Liên Minh Liên Tỉnh Miến Điện sẽ có không gian chính trị mà người dân Arakan của chúng tôi mong muốn hay không.
Chúng tôi muốn ở lại với các anh chị em [dân tộc] của mình, nhưng nếu địa vị chính trị hợp pháp của chúng tôi mà chúng tôi mong muốn không được chấp nhận trong liên minh này, thì chúng tôi sẽ tự mình trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế [muốn được độc lập].
Asia Times: Quân đội của ông mạnh đến mức nào và nó kiểm soát được bao nhiêu Arakan (Rakhine)?
Twan Mrat Naing: Chúng tôi đã huấn luyện hơn 30,000 binh sĩ trong 13 năm (kể từ khi thành lập vào năm 2009), và vẫn còn nhiều chiến binh đang được đào tạo về chỉ huy cũng như khả năng kỹ thuật. Khoảng 70% quân số của chúng tôi là những chiến binh thiện chiến và có kinh nghiệm chiến đấu. Chừng 5,000-6,000 quân được điều động đến các khu vực của các liên minh của chúng tôi, số còn lại ở Arakan (Rakhine).
Chúng tôi kiểm soát khoảng 60% các khu vực ở phía bắc Arakan (Rakhine) nhưng ít hơn ở phía nam. Ở một số khu vực, rất khó để vẽ ra ranh giới kiểm soát rõ ràng giữa chúng tôi và Quân Đội Miến Điện. Họ vẫn kiểm soát các khu vực đô thị và giữ lại những khu vực đó vì những lý do chiến lược, nhưng chúng tôi vẫn để quyền hạn của mình ở những khu vực đó và vẫn còn rất nhiều khu vực tranh chấp.
ảnh: Binh sĩ nổi dậy của Quân đội Arakan tại một địa điểm không được tiết lộ. (Ảnh: Youtube)
Asia Times: Mối quan hệ của ông với Lực lượng Phòng vệ Nhân dân và các đội quân kháng chiến liên quan ở tỉnh Chin gần đó là gì?
Twan Mrat Naing: Cho đến nay, không có sự hợp tác nào đáng kể.
Asia Times: Ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Prothom Alo (Tờ báo lớn Bangladesh) đăng ngày 2/01/2022 rằng ông công nhận quyền con người và quyền công dân của người Rohingyas. Điều đó có nghĩa là ông đang ủng hộ sự trở lại của những người tị nạn Rohingya hiện nay ở Bangladesh và họ quyền có quốc tịch?
Twan Mrat Naing: Chúng tôi công nhận các quyền con người và quyền công dân của tất cả cư dân của Arakan (Rakhine), nhưng một lượng lớn người tị nạn hồi hương trong tình hình hiện tại có thể gây ra một làn sóng bất ổn. Mọi việc hồi hương đều phải tự nguyện và được thực hiện bằng các biện pháp thứ tự và hợp pháp dưới sự giám sát của quốc tế.
Một vấn đề chính đối với hầu hết người Arakan cũng sẽ là cái tên mà những người tị nạn muốn được xác định. “Rohingya” không phải là một thuật ngữ mà hầu hết người Arakan chấp nhận. Không những thế người Arakan thấy điều đó là xúc phạm vì họ cảm thấy rằng lịch sử của họ bị tước đoạt. Họ là những cư dân ban đầu của vùng đất.
Dân số Hồi giáo đã đến theo nhiều làn sóng khác nhau, và sau đó chủ yếu là khi đất nước nằm dưới sự cai trị của Anh. Nếu họ đã sống ở Arakan (Rakhine) trong nhiều thế hệ, họ có thể trở thành công dân. Nhưng đó cũng là một câu hỏi về danh tính.
Asia Times: Cơ hội nào để người Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Cơ đốc giáo có thể chung sống hòa bình với nhau ở Arakan (Rakhine)?
Twan Mrat Naing: Có thể đạt được điều đó khi chúng ta không bị người ngoài thao túng, và sử dụng nhóm này chống lại nhóm kia. Rõ ràng là tỉnh Arakan (Rakhine) của chúng tôi chưa bao giờ có mức độ ổn định xã hội và hòa hợp chủng tộc như trong thời gian từ 1941 đến 2019. Giờ đây, chúng ta đã ổn định xã hội hơn, căng thẳng chủng tộc đã bắt đầu giảm và có thể tìm thấy các hoạt động xã hội tích cực hơn. Đây là những thay đổi có thể thấy được và rất nhiều thay đổi hơn nên được bắt đầu từ bên trong.
Asia Times: Quan điểm của ông về các tổ chức Rohingya như Tổ chức Đoàn kết Rohingya (RSO) và Quân đội Cứu nguy Arakan Rohingya (ARSA)?
Twan Mrat Naing: Chúng tôi không có bất kỳ mối quan hệ nào với một trong hai tổ chức trên. RSO dường như trưởng thành hơn về mặt chính trị so với ARSA. Nhưng ARSA có nhiều chi nhánh hơn và hoạt động tích cực hơn. Ông có thể thấy những gì ARSA đã và đang làm chống lại các nhà lãnh đạo cộng đồng của chính họ tại các ngôi làng bên trong Arakan (Rakhine) và tại các trại tị nạn ở Bangladesh. Một số người Hồi Giáo có học thức ở cộng đồng đang thao túng ARSA và khai thác môi trường chính trị đầy khó khăn một cách vô trách nhiệm.
Asia Times: Người hàng xóm nước ngoài duy nhất của ông là Bangladesh. Ông sẽ mô tả mối quan hệ của mình với chính quyền và người dân bên kia biên giới như thế nào, chẳng hạn như cộng đồng Marma? Và xa hơn một chút, Ấn Độ?
Twan Mrat Naing: Marma, và Magh (Mog of Tripura) có cùng huyết thống với chúng tôi, cũng như những cư dân dân tộc khác trên khắp vùng ba biên giới. Họ hiểu sâu sắc về phong trào của chúng tôi và thông cảm với chúng tôi.
Đối với các cơ quan chức năng của Bangladesh, điều đó không quá tệ nhưng cũng chưa phải là quá tốt. Chúng tôi chưa nhận thấy rằng chính phủ Bangladesh có chính sách hoặc chiến lược rõ ràng cho mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức với chúng tôi.
Nó nên được cải thiện, họ nên tiến lên một bước và làm như vậy một cách chủ động. Một mối quan hệ tốt hơn sẽ có lợi cho cả hai bên, và quan trọng hơn, trong việc đối phó với những người tị nạn, phân phối viện trợ, đại dịch và các vấn đề an ninh. Để phục vụ tốt hơn lợi ích của người dân hai bên, mối quan hệ cũng có thể được mở rộng bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác.
Asia Times: Liệu các quốc gia khác như Trung Cộng và Nhật Bản có thể đóng vai trò nào để đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Arakan (Rakhine) với phần còn lại của Miến Điện không? Còn về cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay thì sao?
Twan Mrat Naing: Về lý thuyết, họ có thể đóng một vai trò quan trọng nhưng thực tế thì phức tạp hơn. Những thay đổi phải đến từ bên trong, và điều đó có vẻ khả thi và thực tế hơn đối với tôi. Nhưng tỷ lệ có hay không vẫn chưa rõ ràng. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung cộng không ảnh hưởng đến chúng tôi và không phải là mối quan tâm của chúng tôi.
Asia Times: Và cuối cùng, một câu hỏi cá nhân: tại sao và khi nào ông quyết định cầm vũ khí chống lại quân đội Miến Điện và sự cai trị của chính quyền trung ương hiện nay?
Twan Mrat Naing: Miến Điện không có không gian chính trị lành mạnh để giải quyết những bất bình đẳng chính trị và quyền lợi. Tôi sẽ không khóc vì mặt trăng. Cơ sở lý luận của tôi là chúng ta không yêu cầu những gì chúng ta muốn từ kẻ thù của chúng ta, kẻ đã tước đoạt chúng ta bằng vũ lực.
Chúng ta sẽ tự tạo ra số phận của mình bằng chính đôi tay của mình, bất kể họ nghĩ gì. Chúng ta phải tự mình xây dựng và kiếm được những gì chúng ta xứng đáng. Nhiệm vụ của tôi là khôi phục chủ quyền của chúng ta và đòi lại một địa vị chính trị hợp pháp cho Arakan (Rakhine).
Biên dịch Admin https://vietquoc.org
Tham khảo nguồn: https://asiatimes.com/2022/01/rebel-yell-arakan-army-leader-speaks-to-asia-times/?mc_cid=7b7eb8d683&mc_eid=492bb69ae3
Không có nhận xét nào