Võ Thái Hà tổng hợp
27 nước EU thỏa thuận không buộc hành khách đã tiêm chủng phải xét nghiệm
Du khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Hamburg, Đức trước thềm Giáng Sinh ngày 23/12/2020. AP - Bodo Marks
Hai mươi bảy quốc gia Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm 25/01/2022 thỏa thuận phối hợp tốt hơn các quy định về việc di chuyển trong khối, tránh áp đặt xét nghiệm đối với những người có giấy chứng nhận dịch tễ EU, như một số nước đang thực hiện để đối phó với Omicron.
Trong cuộc họp tại Bruxelles, ngoại trưởng các nước thành viên đã thông qua một khuyến cáo không mang tính ràng buộc, về các quy định đối với các hành khách di chuyển trong phạm vi châu Âu.
Nhiều nước trong đó có Ý, Đan Mạch đòi hỏi hành khách dù đã chích ngừa Covid vẫn phải xét nghiệm âm tính mới cho nhập cảnh. Hội Đồng Châu Âu ra thông cáo khẳng định những người sở hữu giấy chứng nhận dịch tễ số hóa của EU không phải chịu những hạn chế bổ sung, ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do di chuyển. Việc buộc xét nghiệm phải dựa vào tình trạng cá nhân, chứ không do nước xuất xứ, trừ những khu vực bị dịch Covid rất nặng.
Quyết định này đáp ứng với thực tế tỉ lệ tiêm chủng tăng cao (gần 70% dân châu Âu đã chích ngừa Covid đầy đủ), và việc triển khai giấy chứng nhận dịch tễ số hóa của EU (đã tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc đã chữa khỏi Covid chưa đầy sáu tháng). Giấy chứng nhận dịch tễ có giá trị trong vòng 9 tháng (270 ngày).
Ủy Ban Châu Âu cũng kêu gọi các Nhà nước thành viên áp dụng ngay thỏa thuận trên, vì biến thể Omicron nay đã phổ biến khắp châu Âu, nên đã đến lúc từ bỏ những biện pháp gây khó khăn cho việc di chuyển. Khuyến cáo trên đây sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/02.
Pfizer thử nghiệm vaccine chống Omicron
Một ống mang nhãn hiêu xét nghiệm dương tính với biến thể COVID-19 Omicron.
Pfizer/BioNTech ngày 25/1 loan báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một phiên bản vaccine mới được thiết kế đặc biệt nhắm vào biến thể Omicron của COVID vốn phần nào đã né tránh được vaccine nguyên thuỷ.
Đang quy tụ tình nguyện viên ở Mỹ, Pfizer/BioNTech dự kiến thử nghiệm đáp ứng miễn dịch của vaccine mới cả như một vaccine ba liều nơi những người chưa chích ngừa và như một liều tăng cường cho những ai đã tiêm hai mũi vaccine trước đây.
Pfizer/BioNTech cũng thử nghiệm liều thứ tư của vaccine hiện hành với liều thứ tư của vaccine mới nhắm vào Omicron nơi những người đã tiêm 3 mũi vaccine Pfizer/BioNTech từ 3 đến 6 tháng trước.
Pfizer/BioNTech dự trù nghiên cứu sự an toàn và khả năng chấp nhận của vaccine trên hơn 1.400 người ghi tên tham dự thử nghiệm.
“Dù những cuộc nghiên cứu hiện nay và dữ liệu thực tế cho thấy mũi tiêm tăng cường tiếp tục cung cấp mức bảo vệ cao chống bệnh nặng và nhập viện vì Omicron, nhưng chúng tôi thấy cần phải chuẩn bị trong trường hợp sự bảo vệ phai dần theo thời gian và để có thể giải quyết Omicron và những biến thể mới trong tương lai,” người đứng đầu nghiên cứu và phát triển vaccine, Kathrin Jansen, cho biết.
Tùy số lượng dữ liệu lâm sàng mà giới thẩm quyền yêu cầu, có thể không thể đúng kế hoạch là sẽ trình làng vaccine nhắm mục tiêu Omicron trước cuối tháng Ba, BioNTech nói.
Pfizer cho hay hai liều vaccine nguyên thủy có thể không đủ để bảo vệ chống bị nhiễm biến thể Omicron, và rằng sự bảo vệ chống nhập viện và tử vong có thể mai một.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ nói mũi tiêm thứ ba của vaccine mRNA như của Pfizer/BioNTech cung cấp 90% bảo vệ chống nhập viện vì COVID-19.
Một số nước đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường, nhưng một cuộc nghiên cứu mới đây của Israel cho thấy dù mũi thứ tư của vaccine mRNA làm gia tăng kháng thể, nhưng mức độ không cao đủ để ngăn ngừa bị nhiễm biến thể Omicron.
Giám dốc điều hành DATA BioNTech, Ugur Sahin, nói với Reuters tháng 11 năm ngoái rằng có thể giới thẩm quyền sẽ không đòi hỏi thử nghiệm vaccine nhắm mục tiêu Omicron trên người vì công ty và Pfizer đã tạo ra những phiên bản nhắm vào những biến thể Alpha và Delta trước đây mà các cuộc thử nghiệm lâm sàng đang tiếp diễn.
Tuy nhiên, mọi chuyện dường như chuyển hướng khi Cơ quan Thuốc men Châu Âu (EMA) ngày 21/1 tuyên bố giới ban hành quy định trên thế giới muốn có những cuộc nghiên cứu lâm sàng trước khi chấp thuận cho một vaccine mới.
Những cuộc nghiên cứu này phải chứng tỏ là các kháng thể trung lập hoá virus trong máu của những người tham dự thử nghiệm ưu việt hơn những kháng thể có được từ vaccine hiện hành. Một tính năng khác mà người ta mong muốn nơi vaccine nâng cấp là cũng bảo vệ chống được những biến thể đáng quan ngại khác nữa, EMA nói.
Cơ quan thẩm quyền về dược phẩm châu Âu đã thúc đẩy các công ty dược nghiên cứu vượt xa một liều vaccine nâng cấp chống Omicron mà là những phiên bản vaccine giải quyết được các biến thể.
Biến thể Omicron đã soán ngôi Delta tại nhiều nơi trên thế giới và đã ‘phân thân’ thành các tiểu dạng thức khác nhau. Một trong số đó là BA2 đang gây ra những quan ngại đặc biệt.
Đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt nhờ miễn dịch cộng đồng?
(Ảnh: twenty1studio/Shutterstock)
Theo Giáo sư Marty Makary tại Johns Hopkins, chúng ta sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 4 này và đại dịch COVID sẽ kết thúc sau một vài tuần ngắn ngủi nữa.
Rất nhiều người đã nhận thấy sự sụt giảm nhanh chóng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo bắt đầu từ ngày 8/01/2021 (xem biểu đồ bên dưới từ CDC). Theo bình luận của Giáo sư Marty Makary tại Johns Hopkins trên Tạp chí Phố Wall, sự suy giảm nhanh chóng này có nghĩa là “khả năng miễn dịch cộng đồng” sẽ đạt được vào tháng 4 và đại dịch Covid sẽ kết thúc sau một vài tuần ngắn ngủi nữa. Giống như tất cả những người khác còn lại trên thế giới đang cảm thấy “Mệt mỏi vì COVID-19”, tôi hy vọng số ca nhiễm sẽ tiếp tục giảm và những điều Giáo sư Marty Makary sẽ thành hiện thực.
Giáo sư cho biết sự suy giảm nhanh chóng này không phải do chích ngừa vaccine cũng không phải do che dấu dịch bệnh hoặc các phương pháp phòng ngừa kiểu giãn cách xã hội, mà là do miễn dịch cộng đồng. Điều này báo trước sự kết thúc của đại dịch virus khi đạt đủ số người có được miễn dịch sau lây nhiễm tự nhiên trong cộng đồng.
Một lời giải thích khác về “sự suy giảm nhanh chóng” các trường hợp PCR dương tính là do hướng dẫn mới của WHO về chu kỳ khuếch đại gen [để phát hiện virus COVID-19] của xét nghiệm PCR. Nếu chạy trên 40 chu kỳ, kết quả dương tính giả là rất nhiều. Ngược lại, dưới 30 chu kỳ sẽ cho ít trường hợp dương tính giả hơn. Vì vậy, chỉ cần giảm tốc độ chu kỳ khuếch đại gen sẽ làm cho số ca nhiễm mới giảm xuống một cách đáng kể.
Bệnh cúm đã biến mất?
Một điều bất thường khác trong dữ liệu của CDC là sự biến mất các trường hợp mắc cúm trong báo cáo từ các phòng thí nghiệm của Mỹ. (Xem biểu đồ trên từ CDC) Một số nhà dịch tễ học như Knut Witkowski nói rằng điều này là do các trường hợp mắc cúm đang được dán nhãn thành các trường hợp mắc Covid -19. Có vẻ như có vô số cách để thao túng dữ liệu mà công chúng nói chung không hề hay biết.
Đảo ngược quan điểm về Hydroxychloroquine
Thật rõ ràng rằng, ngay cả Facebook cũng đã đảo ngược quan điểm của mình trong việc kiểm duyệt thông tin về Hydroxychloroquine, một loại thuốc cũ hiện được công nhận là một trong nhiều loại thuốc kháng virus thay thế hiệu quả đối với coronavirus. Một số loại thuốc kháng virus thay thế khác như Azithromycin, Ivermectin, melatonin, Kẽm, Vitamin D3, Vitamin A, Vitamin C,… cũng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh do virus.
Một lý do chính đáng khác để đặt câu hỏi về sự cần thiết của một loại vaccine thử nghiệm cho một căn bệnh có tỷ lệ sống sót là 99,9% cho những người dưới 60 tuổi: Nếu chúng ta có phương pháp điều trị hiệu quả, thì tại sao chúng ta cần vaccine? Không có vaccine nào được FDA chính thức chấp thuận. Tất cả vaccine đều được chích ngừa dựa trên Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp như một phần của thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra.
Có phải việc đếm “số ca COVID-19” sẽ kết thúc vào tháng 04 năm nay? Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu dự đoán của Tiến sĩ Marty Makary có chính xác hay không. Tôi hy vọng ông ấy đã đúng, để mọi thứ có thể trở lại bình thường
Bài viết trên được xuất bản lại từ GreenMedInfo
Tú Liên biên dịch
Đức xem xét ra luật bắt buộc tiêm vắc-xin
Từ chối tiêm vắc-xin covid-19 là phản xã hội, có nên bị xem là bất hợp pháp? Vào thứ Tư, Hạ viện Đức sẽ tranh luận về vấn đề này. Một phần tư người Đức vẫn chưa đi tiêm chủng, khiến Đức tụt lại phía sau so với Tây Âu. Cho đến nay ở châu Âu mới có Áo áp dụng tiêm chủng bắt buộc, trong khi Ý chỉ quy định tiêm đối với người trên 50 tuổi và Hy Lạp là 60 tuổi.
Câu chuyện ở Đức rất khó đoán. Các nghị sĩ sẽ xem xét nhiều đề xuất. Một trong số đó bắt buộc đối với mọi người lớn; trong khi đề xuất khác chỉ quy định người trên 50 tuổi. Vi phạm cũng sẽ chỉ bị phạt tiền. Vì Đức không có cơ quan quản lý vắc-xin trung ương, nên người sử dụng lao động có thể sẽ phải kiểm tra tình trạng tiêm chủng của nhân viên. Được biết Hạ viện đặt mục tiêu tổ chức bỏ phiếu vào cuối tháng Ba. Nếu đạt đa số, luật sẽ chính thức áp dụng từ mùa hè. Như thế là quá muộn trong bối cảnh làn sóng omicron quét qua nước Đức. Nhưng nó vẫn có thể giúp tình hình mùa thu và mùa đông thuận lợi hơn.
Các công ty công nghệ sắp công bố thu nhập
Các công ty công nghệ đi qua đại dịch đầy tốt đẹp khi mọi người phải ở nhà làm việc, học tập và mua sắm. Cổ phiếu của năm công ty lớn nhất – Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Facebook (nay là Meta) – đều tăng vọt trong hai năm 2020 và 2021. Nhưng biến động thị trường của năm nay khiến chúng bị mất một phần giá trị.
Phố Wall có thể đối mặt bất ổn hơn nữa khi các ông lớn công nghệ công bố thu nhập. Microsoft sẽ bắn phát súng đầu vào thứ Ba, sau đó là Apple vào thứ Năm. Meta, Alphabet và Amazon tiếp nối trong tuần tới. Song có lẽ họ cũng không đủ sức để nâng cao tinh thần của Phố Wall. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã báo hiệu bắt đầu tăng lãi suất, qua đó làm giảm nhu cầu. Lợi tức trái phiếu chính phủ cao hơn sẽ làm giảm giá trị mà các nhà đầu tư đặt cược vào lợi nhuận tương lai của các hãng công nghệ.
Boeing và Airbus dần dần khôi phục nhịp sản xuất
Du lịch hàng không bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch. Thậm chí Boeing còn khó khăn hơn vì 737 MAX ngừng bay 20 tháng. Dòng máy bay đường ngắn của gã khổng lồ hàng không vũ trụ Mỹ hai lần bị tai nạn do lỗi phần mềm dẫn đến cấm bay. Dù vậy, tin tức từ Boeing và Airbus đang cho thấy hy vọng phục hồi cho ngành du lịch hàng không.
Một là, Boeing có thể sẽ lần đầu tiên sau hai năm báo cáo lợi nhuận năm. Những chiếc MAX đang được giao cho khách hàng sau khi hầu hết các cơ quan quản lý trên thế giới cấp lại giấy chứng nhận cho Boeing. Quan trọng hơn là các mục tiêu sản xuất dài hạn. Nhu cầu máy bay phản lực lớn có thể giảm, cũng như nhu cầu di chuyển đường dài, nhưng Boeing sẽ sớm sản xuất hơn 30 chiếc MAX mỗi tháng, và thậm chí có thể quay về mức 52 chiếc thời điểm trước đại dịch. Airbus vẫn dẫn trước, sản xuất 45 chiếc A320 mỗi tháng và đặt mục tiêu 65 chiếc trong mùa hè 2023. Cả hai ông lớn đều đang bay cao trở lại.
Chính phủ trung ương Ấn Độ căng thẳng với các chính quyền tiểu bang
“Ngày Cộng hòa” của Ấn Độ, được tổ chức vào thứ Tư, kỷ niệm ngày hiến pháp chính thức có hiệu lực vào năm 1950. Một cuộc diễu hành lớn qua thủ đô cho Ấn Độ cái cớ để phô diễn cơ bắp quân sự, trong khi các màn biểu diễn đầy màu sắc từ các bang sẽ mô tả Ấn Độ đa dạng nhưng thống nhất. Song quá trình chuẩn bị cho sự kiện năm nay lại cho thấy chia rẽ ngày càng tăng giữa chính quyền trung ương và các bang.
Ngày càng có nhiều cáo buộc nói Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền đang lấn quyền của các bang. Một số lãnh đạo bang đã phản đối đề xuất của BJP cho phép chính quyền trung ương chuyển các quan chức cấp bang đến Delhi mà không cần tham vấn nhà chức trách bang. Biên phòng Ấn Độ gần đây cũng gây căng thẳng với các bang ở biên giới. Thật ra quan hệ giữa chính phủ trung ương và các bang thường hay căng thẳng. Nhưng một số nhà quan sát nói tình hình hiện tại là chưa từng có.
Mỹ tìm cách bảo vệ nguồn cung năng lượng cho châu Âu nếu Nga tấn công Ukraine
Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đến Phi trường Quốc tế Boryspil, bên ngoài Kyiv, Ukraine, ngày 25/1/2022.
Các nhà lãnh đạo phương Tây tăng cường chuẩn bị cho bất cứ hành động quân sự nào của quân đội Nga tại Ukraine vào ngày 25/1, với việc Mỹ chú trọng đến làm cách nào bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng và Anh thúc đẩy những nước châu Âu khác sẵn sàng chế tài kinh tế.
Căng thẳng còn cao sau khi NATO ngày 14/1 tuyên bố đang đặt các lực lượng vào tình trạng ứng chiến và tăng cường lực lượng tại đông Âu, với nhiều tàu chiến và máy bay phản lực chiến đấu hơn để đáp ứng với việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới Ukraine.
Nga, phủ nhận kế hoạch tấn công, nói đang theo sát với “quan ngại sâu sắc.” Phát ngôn viên Điện Kremlin, Mmitry Peskov, nhắc lại lập trường của Moscow là cuộc khủng hoảng là do những hành động của Mỹ và NATO, không phải là do Nga tăng cường binh sĩ.
Mỹ và Liên hiệp châu Âu đe dọa chế tài kinh tế nếu Nga mở cuộc tấn công và các lãnh đạo phương Tây nói đoàn kết là điều tối quan trọng dù có những khác biệt đã xuất hiện trong các nước châu Âu về cách thức đối phó tốt nhất.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Anh đang thảo luận khả năng loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu với Mỹ, một trong nhiều biện pháp khả dĩ để trừng phạt nếu Moscow mở cuộc tấn công.
Tại Washington, các giới chức chính quyền Biden nói Mỹ đang thảo luận với các nước sản xuất năng lượng và các công ty trên toàn thế giới về khả năng chuyển hướng nguồn cung năng lượng nếu Nga xâm lăng Ukraine.
Phát biểu với các phóng viên, các giới chức không nêu tên các nước hay các công ty liên hệ đến những cuộc thảo luận hầu bảo vệ nguồn cung ứng cho châu Âu, nhưng cho biết bao gồm một loạt các nhà cung cấp, trong đó có cả những công ty bán khí đốt hóa lỏng.
EU phụ thuộc Nga vào khoảng một phần ba nguồn cung cấp khí đốt. Bất cứ sự gián đoạn về nhập khẩu nào từ Nga cũng sẽ làm tăng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do thiếu hụt gây ra.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại ông không định gửi binh sĩ Mỹ tới Ukraine, vốn là nước chưa phải thành viên NATO, nhưng nhấn mạnh sẽ cứu xét việc áp đặt những chế tài trực tiếp lên Tổng thống Nga Vladimir Putin, và rằng sẽ có những “hậu quả to lớn” nếu Nga xâm lăng Ukraine.
Hoạt động quân sự
Nga có hàng chục ngàn binh sĩ gần Ukraine và đang đòi hỏi đảm bảo an ninh từ phương Tây, bao gồm việc NATO hứa sẽ không bao giờ thu nạp Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phát biểu tại Berlin ngày 25/1, nói sẽ tìm hiểu rõ ý định của Nga về Ukraine trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 28/1.
Ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc lại là Moscow sẽ phải trả một giá đắt nếu tấn công Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 nói hiện có khoảng 8.500 binh sĩ được đặt trong tình trạng báo động cao và đang chờ lệnh để triển khai trong khu vực, nếu Nga xâm chiếm Ukraine.
Cho đến nay NATO có khoảng 4.000 binh sĩ trong những tiểu đoàn đa quốc tại Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan với sự yểm trợ của xe tăng, phòng không và tình báo cùng những đơn vị do thám.
Ukraina: Pháp, Đức sẽ phản ứng mạnh với mọi gây hấn nhưng kêu gọi Nga đối thoại
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo chung trước cuộc hội đàm tại Phủ thủ tướng ở Berlin, Đức, ngày 25/01/2022. REUTERS - POOL
Các nỗ lực ngoại giao của châu Âu nhằm giải quyết hòa bình căng thẳng Nga – Ukraina bằng con đường đối thoại tiếp tục. Hôm qua, 25/01/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Olaf Scholz hội kiến tại Berlin. Lãnh đạo hai nước khẳng định chính quyền Nga sẽ phải « trả giá đắt » cho mọi hành động xâm lược.
Tổng thống Pháp lên án chính sách gây bất ổn định của Nga tại khu vực nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Macron nhấn mạnh đến việc châu Âu cần phải chuẩn bị một phản ứng chung để đối phó với Nga, với mức độ tùy theo các hành động của Matxcơva. Về phía Đức, thủ tướng Olaf Scholz lưu ý Matxcơva « cần có các biện pháp rõ ràng để góp phần vào việc giảm căng thẳng », « mọi hành động xâm lược sẽ có các hậu quả nghiêm trọng ».
Tuy nhiên, trong nội bộ các nước châu Âu, hành động đơn phương từ phía Mỹ gây lo ngại có thể rót thêm dầu vào lửa. Các nước châu Âu, trước hết là Pháp và Đức ưu tiên giải pháp ngoại giao.
Thông tín viên Stéphane Siohan từ Kiev phân tích :
Hôm thứ Ba (25/01), trong một cuộc họp báo chung ở Berlin với thủ tướng Đức Olaf Scholz, tổng thống Emmanuel Macron thông báo ông sẽ có một cuộc điện đàm ngày thứ Sáu (28/01) với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Tổng thống Pháp nói: « Nếu Nga gây hấn với Ukraina, sẽ có phản ứng và cái giá phải trả là rất cao ».
Trên thực tế, trong nội bộ, giới ngoại giao Pháp và các đối tác châu Âu bày tỏ thái độ giận dữ trước các động thái của Mỹ ở Ukraina. Ở Paris và các thủ đô châu Âu khác, giới lãnh đạo châu Âu khó có thể hiểu được quyết định được cho là quá sớm của chính quyền Mỹ, Anh và Úc về việc sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Kiev, trong lúc biện pháp huy động trước 8.500 lính Mỹ có thể đổ thêm dầu vào lửa, trước một cuộc gặp quan trọng mới Mỹ - Nga vào thứ Sáu tại Geneve, mà Hoa Kỳ sẽ phải phản hồi bằng văn bản đối với các yêu cầu của Nga về an ninh.
Trong bối cảnh đó, Paris và Berlin chơi lá bài tái khởi động lại tiến trình Minsk II : trong tuần này các cố vấn của tổng thống Ukraina, Nga, Pháp và Đức sẽ gặp lại nhau sau nhiều tháng hoàn toàn bế tắc. Duy có điều, vấn đề chính vào thời điểm này không chỉ còn là việc giải quyết xung đột tại vùng Donbass, nơi tình hình đang rất yên tĩnh, mà là tránh một sự cố ngoại giao lớn và nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh quy ước giữa hai quốc gia.
Ngatừ chối mọi thương lượng với Liên Âu
Pháp, Đức thúc đẩy đối thoại với Nga, nhưng Matxcơva cự tuyệt. Theo Reuters, hôm nay, 26/01, tại Hạ Viện Nga, ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov tuyên bố Nga hoàn toàn không có ý định thảo luận về tình hình Ukraina và an ninh của nước Nga với Liên Hiệp Châu Âu và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Ngoại trưởng Nga tái khẳng định Matxcơva sẽ có « các biện pháp phù hợp », nếu không nhận được từ Mỹ và Nato các đáp ứng đối với các quan tâm của Nga về an ninh. Nga đã đợi một văn bản trả lời từ phía Mỹ về các yêu cầu của Nga, đặc biệt là ngừng mở rộng khối NATO về phía đông.
Không có nhận xét nào