Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chúc Tết người Việt
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tại lễ tuyên thệ ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/1/2022
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper gửi lời chúc Tết đến người Việt và hứa sẽ làm hết sức mình vì quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đại sứ Knapper đưa ra lời chúc Tết trong một buổi gặp trực tuyến do Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc tổ chức hôm 21/1 có tên gọi Xuân Quê Hương quy tụ nhiều người Việt tại Mỹ và những người bạn Mỹ của Việt Nam.
Đại sứ Hà Kim Ngọc nhìn nhận quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ một năm qua đã có tiến triển tốt thông qua sự giúp đỡ của Mỹ đối với Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và hồi phục kinh tế sau dịch.
Đại sứ Knapper bày tỏ niềm vinh hạnh được quay trở lại Việt Nam làm việc và hứa ông sẽ nỗ lực xây dựng quan hệ song phương, đóng góp cho hoà bình, an ninh và thịnh vượng tại khu vực và thế giới.
Đại sứ Marc Knapper tuyên thệ nhậm chức Đại sứ tại Việt Nam hôm 4/1/2022.
Vào tháng 7 năm ngoái, trong phiền điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ khi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Việt Nam, ông Marc Knapper hứa sẽ thúc đẩy vấn đề nhân quyền cho Việt Nam.
Đại sứ Marc Knapper đã từng là Tham tán Chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007.
Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần trong lúc chờ xét xử
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần để giám định /FBNV/ RFA Edited
Gia đình cho biết nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị cơ quan công an đưa đi giám định tâm thần trong lúc bị tạm giam để chờ xét xử với cáo buộc "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước".
Thông tin trên được ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Hạnh thông báo hôm 24 tháng 1 trên trang Facebook cá nhân.
Trong cùng ngày, phóng viên của Đài Á châu Tự phỏng vấn ông này để tìm hiểu sự việc, ông Chênh cho biết thời điểm bà Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần:
“Vào ngày 7 tháng 12, trong đúng một tháng, vào khoảng ngày 7 tháng 1 thì đưa về trại giam. Họ đưa vào bệnh viện tâm thần một tháng để giám định y khoa. Tức là thông tin tôi biết là do các bệnh nhân ở trong bệnh viện báo cho tôi biết, chứ cơ quan điều tra hoàn toàn không nói.”
Bài viết trên Facebook của ông Chênh tiết lộ, có ít nhất bốn người đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 biết bà Hạnh đã gọi điện cho ông để báo, ông này cũng đồng thời nhờ nguồn tin khác thân cận với bệnh viện để xác nhận bà Hạnh bị đưa tới đây.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là một ứng cử viên Đại biểu Quốc hội hồi năm 2016, bà cũng được biết đến là người sáng lập Quỹ 50k, nhằm hỗ trợ gia đình của các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Bà này bị bắt tạm giam vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, trước đó tài khoản ngân hàng của bà bị phong tỏa số tiền khoảng 500 triệu đồng, sau khi bà đứng ra kêu gọi quyên góp tiền phúng điếu cho cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân làng Đông Tâm trong cuộc tranh chấp đất đai, và bị giết trong buộc bố ráp của chính quyền hồi tháng 1 năm 2020.
Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trước khi bị bắt, bà Hạnh phải chịu vấn đề về tâm lý nghiêm trọng và đang trong quá trình điều trị, và từ khi bị bắt đến nay thì gia đình hoàn toàn không được biết gì về tình trạng sức khoẻ của bà, ông Chênh nói thêm:
“Hạnh là đang bị bệnh trầm cảm, trước đó bị trầm cảm rất nặng, tôi có đưa vào Sài Gòn chữa trị ở bệnh viện Việt-Pháp, rồi sau đó chữa trị ở bác sĩ tư, thì đang uống thuốc của bác sĩ này hàng ngày, và nhờ vậy mà bệnh của Hạnh thuyên giảm khá nhiều. Nhưng mà từ khi bị bắt từ tháng Tư năm 2021, thì tôi không biết bệnh tình của Hạnh có phát triển gì không, như thế nào thì tôi hoàn toàn không biết.”
Cũng theo người thân của bà Hạnh thì tới đây luật sư bào chữa vẫn chưa được gặp mặt thân chủ của mình.
“Có hai công ty luật được Hạnh thuê từ trước, thì có đăng ký rồi, nhưng mà bên cơ quan điều tra trả lời rằng là những án liên quan đến an ninh quốc gia thì theo luật, không biết luật này ở chỗ nào, không được tiếp xúc với luật sư trong quá trình cơ quan điều tra làm việc. Chỉ sau khi kết thúc điều tra rồi thì luật sư mới gặp.”
Theo Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam thì luật sư có quyền gặp bị cáo ngay trong giai đoạn điều tra, tuy nhiên đối với những người phạm tội quy định trong chương "an ninh quốc gia" thì chỉ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra luật sư mới có quyền gặp thân chủ.
Việc cơ quan công an đưa người bị giam giữ trong các vụ án có yếu tố chính trị đi giám định tâm thần không phải chuyện hiếm, trước đây nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định khi ông này kiên quyết giữ quyền im lặng trong quá trình điều tra.
Nhà văn Phạm Thành, người trực tiếp chỉ trích Tổng bí thư đảng CSVN cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định trong thời gian chờ xét xử.
Hay kể như ông Lê Anh Hùng, một blogger chuyên bình luận chính trị ở Việt Nam, dù bị bắt từ tháng 7 năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được xét xử, và hiện ông này vẫn đang bị giữ ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để "điều trị".
Luật gia giám đốc xã hội dân sự bị án tù
Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tân Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LSPD)
Công an TP Hà Nội
Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tân Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LSPD), vào ngày 24/1 bị Tòa án Hà Nội tuyên năm năm tù với cáo buộc tội ‘trốn thuế’.
Mạng VOV dẫn cáo trạng cho rằng LSPD là một tổ chức khoa học-công nghệ do cá nhân lập ra. Lĩnh vực hoạt động được cho biết là nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững.
Cáo trạng nêu rằng từ năm 2016 đến năm 2020, LSPD nhiều lần không nộp hồ sơ khai thuế, trốn thuế, bỏ ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài. Tổng số tiền bị cho trốn thuế là 1,3 tỷ đồng.
Luật gia Đặng Đình Bách (44 tuổi) bị bắt vào tháng 6/2021 sau một người khác là nhà báo Mai Phan Lợi (51 tuổi), quản trị viên của nhóm Góc nhìn Báo chí Công dân, Diễn đàn Nhà báo trẻ và cũng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC).
Ông Mai Phan Lợi vào ngày 11/1 vừa qua bị Tòa sơ thẩm Hà Nội tuyên bốn năm tù cũng với cáo buộc tội trốn thuế.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) ở Paris nhận định rằng, việc bắt giữ hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là biện pháp của Chính phủ Hà Nội nhằm ngăn chặn việc hình thành "Nhóm Tư vấn Trong nước".
Đây là nhóm được cho biết sẽ bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định tại Chương Mậu dịch & Phát triển Bền vững của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu- Việt Nam (EVFTA).
Nhà máy Nghi Sơn 'giảm công suất và có thể phải đóng cửa' vào tháng 2/2022
Nguồn hình ảnh, nsrp.vn
Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại Nghi Sơn, Thanh Hóa
Nhà máy hóa lọc dầu lớn nhất Việt Nam đang cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính.
Nhà máy Nghi Sơn, công trình lớn nhất Việt Nam trong ngành hóa dầu ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang phải cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính, theo Bloomberg (24/01/2022).
Hiện nhà máy đang yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ và nếu không có thêm ngân khoản từ nhà nước thì khả năng "đóng cửa" vào tháng 2/2022 là rất cao, Bloomberg dẫn hai nguồn tin không nêu tên nhưng biết được tình hình bên trong nhà máy Nghi Sơn cho biết.
Dầu thô nhà máy Nghi Sơn nhập về từ Kuwait đã bị giảm đi một nửa vào tuần trước.
Đã khó khăn từ lúc vận hành năm 2018
Hồi tháng 8/2021, báo VnExpress đưa tin nhu cầu xăng dầu giảm khiến hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn đều phải cắt giảm việc xuất hàng.
"Giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, xăng dầu... sụt giảm mạnh.
"Số liệu từ Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp trong tháng 8 giảm hơn 40% so với kế hoạch. Sản lượng bán lẻ của PVOIL tại TP HCM và các tỉnh phía Nam giảm đến 80% và ở Hà Nội sụt giảm 60%. Tính chung, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%."
Trang báo trong bài hôm 25/08/2021, nói Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay tồn kho của các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn lên tới hơn 85%, bất chấp "giải pháp quyết liệt để giảm tồn kho".
Riêng nhà máy Nghi Sơn được khởi công xây dựng từ 2013, và đưa vào vận hành gần 5 năm sau ở thời điểm không thuận lợi cho ngành xăng dầu Việt Nam.
Hồi 2018, tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu chính phủ "xin dừng nhập xăng vì lo xăng dầu Nghi Sơn ế ẩm".
Vào thời điểm đó, theo báo Dân Trí trích nguồn chính thống, Việt Nam vẫn cho nhập 5,7 triệu tấn xăng dầu/năm.
Năm 2018, Nghi Sơn nói sẽ bán tất cả các sản phẩm xăng, dầu và khí đốt hóa lỏng cho thị trường địa phương, trong khi các sản phẩm khác, bao gồm hóa dầu, sẽ được xuất khẩu, theo quan chức nhà máy.
Dự án thuộc Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi Nhà máy Dung Quất (Quảng Ngãi).
Dự án nhà máy Nghi Sơn là liên doanh của bốn nhà đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), KPI (Kuwait), Idemitsu và Mitsui (Nhật Bản).
Vào tháng 10/2021, các báo quốc tế ghi nhận khu vực nhà máy Nghi Sơn ở Việt Nam "vẫn bị phong tỏa vì dịch Covid".
Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh xây cất ở Khu công nghiệp Dung Quất
Việc điều chỉnh thị trường xăng dầu chưa xong thì ngành này bị dịch Covid làm thất thu.
Nhà máy lớn thứ nhì VN tại Dung Quất, cũng gặp cảnh tương tự vì dịch Covid.
Hồi tháng 7/2020, báo VN nêu "trong thời điểm căng thẳng nhất, lãnh đạo của nhà máy lọc dầu Dung Quất từng phải đứng trước lựa chọn: Tiếp tục vận hành hay tạm ngưng nhà máy?"
Lý do là giá bán ra phải bù lỗ mỗi thùng xăng dầu, khiến Dung Quất khó có thể duy trì sản xuất như trước, theo truyền thông Việt Nam.
Việc cắt giảm lưu thông, tiêu dùng xăng dầu hơn hai năm qua khiến các doanh nghiệp trong ngành buôn bán xăng dầu lâm nguy không chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Chỉ trong tháng 11/2021, sau gần hai năm chống dịch Covid, bốn công ty bán lẻ xăng dầu và năng lượng tại Vương quốc Anh đã phá sản.
Các công ty Zebra Power, Omni Energy, Ampower UK và MA Energy đều báo lên Bộ Thương mại Anh rằng họ không thể hoạt động nổi.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Ngành dầu khí Anh phải sa thải nhân viên vì thua lỗ cuối 2021-hình minh họa giàn khoan ngoài khơi Scotland
Cuối năm 2020, một công ty là Marathon Petroleum ở Texas, Hoa Kỳ tuyên bố "đóng van cung cấp xăng dầu" vì thị trường của họ sụp đổ.
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tại lễ tuyên thệ ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/1/2022
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper gửi lời chúc Tết đến người Việt và hứa sẽ làm hết sức mình vì quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đại sứ Knapper đưa ra lời chúc Tết trong một buổi gặp trực tuyến do Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc tổ chức hôm 21/1 có tên gọi Xuân Quê Hương quy tụ nhiều người Việt tại Mỹ và những người bạn Mỹ của Việt Nam.
Đại sứ Hà Kim Ngọc nhìn nhận quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ một năm qua đã có tiến triển tốt thông qua sự giúp đỡ của Mỹ đối với Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và hồi phục kinh tế sau dịch.
Đại sứ Knapper bày tỏ niềm vinh hạnh được quay trở lại Việt Nam làm việc và hứa ông sẽ nỗ lực xây dựng quan hệ song phương, đóng góp cho hoà bình, an ninh và thịnh vượng tại khu vực và thế giới.
Đại sứ Marc Knapper tuyên thệ nhậm chức Đại sứ tại Việt Nam hôm 4/1/2022.
Vào tháng 7 năm ngoái, trong phiền điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ khi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Việt Nam, ông Marc Knapper hứa sẽ thúc đẩy vấn đề nhân quyền cho Việt Nam.
Đại sứ Marc Knapper đã từng là Tham tán Chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007.
Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần trong lúc chờ xét xử
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần để giám định /FBNV/ RFA Edited
Gia đình cho biết nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị cơ quan công an đưa đi giám định tâm thần trong lúc bị tạm giam để chờ xét xử với cáo buộc "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước".
Thông tin trên được ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Hạnh thông báo hôm 24 tháng 1 trên trang Facebook cá nhân.
Trong cùng ngày, phóng viên của Đài Á châu Tự phỏng vấn ông này để tìm hiểu sự việc, ông Chênh cho biết thời điểm bà Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần:
“Vào ngày 7 tháng 12, trong đúng một tháng, vào khoảng ngày 7 tháng 1 thì đưa về trại giam. Họ đưa vào bệnh viện tâm thần một tháng để giám định y khoa. Tức là thông tin tôi biết là do các bệnh nhân ở trong bệnh viện báo cho tôi biết, chứ cơ quan điều tra hoàn toàn không nói.”
Bài viết trên Facebook của ông Chênh tiết lộ, có ít nhất bốn người đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 biết bà Hạnh đã gọi điện cho ông để báo, ông này cũng đồng thời nhờ nguồn tin khác thân cận với bệnh viện để xác nhận bà Hạnh bị đưa tới đây.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là một ứng cử viên Đại biểu Quốc hội hồi năm 2016, bà cũng được biết đến là người sáng lập Quỹ 50k, nhằm hỗ trợ gia đình của các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Bà này bị bắt tạm giam vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, trước đó tài khoản ngân hàng của bà bị phong tỏa số tiền khoảng 500 triệu đồng, sau khi bà đứng ra kêu gọi quyên góp tiền phúng điếu cho cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân làng Đông Tâm trong cuộc tranh chấp đất đai, và bị giết trong buộc bố ráp của chính quyền hồi tháng 1 năm 2020.
Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trước khi bị bắt, bà Hạnh phải chịu vấn đề về tâm lý nghiêm trọng và đang trong quá trình điều trị, và từ khi bị bắt đến nay thì gia đình hoàn toàn không được biết gì về tình trạng sức khoẻ của bà, ông Chênh nói thêm:
“Hạnh là đang bị bệnh trầm cảm, trước đó bị trầm cảm rất nặng, tôi có đưa vào Sài Gòn chữa trị ở bệnh viện Việt-Pháp, rồi sau đó chữa trị ở bác sĩ tư, thì đang uống thuốc của bác sĩ này hàng ngày, và nhờ vậy mà bệnh của Hạnh thuyên giảm khá nhiều. Nhưng mà từ khi bị bắt từ tháng Tư năm 2021, thì tôi không biết bệnh tình của Hạnh có phát triển gì không, như thế nào thì tôi hoàn toàn không biết.”
Cũng theo người thân của bà Hạnh thì tới đây luật sư bào chữa vẫn chưa được gặp mặt thân chủ của mình.
“Có hai công ty luật được Hạnh thuê từ trước, thì có đăng ký rồi, nhưng mà bên cơ quan điều tra trả lời rằng là những án liên quan đến an ninh quốc gia thì theo luật, không biết luật này ở chỗ nào, không được tiếp xúc với luật sư trong quá trình cơ quan điều tra làm việc. Chỉ sau khi kết thúc điều tra rồi thì luật sư mới gặp.”
Theo Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam thì luật sư có quyền gặp bị cáo ngay trong giai đoạn điều tra, tuy nhiên đối với những người phạm tội quy định trong chương "an ninh quốc gia" thì chỉ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra luật sư mới có quyền gặp thân chủ.
Việc cơ quan công an đưa người bị giam giữ trong các vụ án có yếu tố chính trị đi giám định tâm thần không phải chuyện hiếm, trước đây nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định khi ông này kiên quyết giữ quyền im lặng trong quá trình điều tra.
Nhà văn Phạm Thành, người trực tiếp chỉ trích Tổng bí thư đảng CSVN cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định trong thời gian chờ xét xử.
Hay kể như ông Lê Anh Hùng, một blogger chuyên bình luận chính trị ở Việt Nam, dù bị bắt từ tháng 7 năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được xét xử, và hiện ông này vẫn đang bị giữ ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để "điều trị".
Luật gia giám đốc xã hội dân sự bị án tù
Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tân Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LSPD)
Công an TP Hà Nội
Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tân Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LSPD), vào ngày 24/1 bị Tòa án Hà Nội tuyên năm năm tù với cáo buộc tội ‘trốn thuế’.
Mạng VOV dẫn cáo trạng cho rằng LSPD là một tổ chức khoa học-công nghệ do cá nhân lập ra. Lĩnh vực hoạt động được cho biết là nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững.
Cáo trạng nêu rằng từ năm 2016 đến năm 2020, LSPD nhiều lần không nộp hồ sơ khai thuế, trốn thuế, bỏ ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài. Tổng số tiền bị cho trốn thuế là 1,3 tỷ đồng.
Luật gia Đặng Đình Bách (44 tuổi) bị bắt vào tháng 6/2021 sau một người khác là nhà báo Mai Phan Lợi (51 tuổi), quản trị viên của nhóm Góc nhìn Báo chí Công dân, Diễn đàn Nhà báo trẻ và cũng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC).
Ông Mai Phan Lợi vào ngày 11/1 vừa qua bị Tòa sơ thẩm Hà Nội tuyên bốn năm tù cũng với cáo buộc tội trốn thuế.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) ở Paris nhận định rằng, việc bắt giữ hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là biện pháp của Chính phủ Hà Nội nhằm ngăn chặn việc hình thành "Nhóm Tư vấn Trong nước".
Đây là nhóm được cho biết sẽ bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định tại Chương Mậu dịch & Phát triển Bền vững của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu- Việt Nam (EVFTA).
Nhà máy Nghi Sơn 'giảm công suất và có thể phải đóng cửa' vào tháng 2/2022
Nguồn hình ảnh, nsrp.vn
Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại Nghi Sơn, Thanh Hóa
Nhà máy hóa lọc dầu lớn nhất Việt Nam đang cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính.
Nhà máy Nghi Sơn, công trình lớn nhất Việt Nam trong ngành hóa dầu ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang phải cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính, theo Bloomberg (24/01/2022).
Hiện nhà máy đang yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ và nếu không có thêm ngân khoản từ nhà nước thì khả năng "đóng cửa" vào tháng 2/2022 là rất cao, Bloomberg dẫn hai nguồn tin không nêu tên nhưng biết được tình hình bên trong nhà máy Nghi Sơn cho biết.
Dầu thô nhà máy Nghi Sơn nhập về từ Kuwait đã bị giảm đi một nửa vào tuần trước.
Đã khó khăn từ lúc vận hành năm 2018
Hồi tháng 8/2021, báo VnExpress đưa tin nhu cầu xăng dầu giảm khiến hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn đều phải cắt giảm việc xuất hàng.
"Giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, xăng dầu... sụt giảm mạnh.
"Số liệu từ Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp trong tháng 8 giảm hơn 40% so với kế hoạch. Sản lượng bán lẻ của PVOIL tại TP HCM và các tỉnh phía Nam giảm đến 80% và ở Hà Nội sụt giảm 60%. Tính chung, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%."
Trang báo trong bài hôm 25/08/2021, nói Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay tồn kho của các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn lên tới hơn 85%, bất chấp "giải pháp quyết liệt để giảm tồn kho".
Riêng nhà máy Nghi Sơn được khởi công xây dựng từ 2013, và đưa vào vận hành gần 5 năm sau ở thời điểm không thuận lợi cho ngành xăng dầu Việt Nam.
Hồi 2018, tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu chính phủ "xin dừng nhập xăng vì lo xăng dầu Nghi Sơn ế ẩm".
Vào thời điểm đó, theo báo Dân Trí trích nguồn chính thống, Việt Nam vẫn cho nhập 5,7 triệu tấn xăng dầu/năm.
Năm 2018, Nghi Sơn nói sẽ bán tất cả các sản phẩm xăng, dầu và khí đốt hóa lỏng cho thị trường địa phương, trong khi các sản phẩm khác, bao gồm hóa dầu, sẽ được xuất khẩu, theo quan chức nhà máy.
Dự án thuộc Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi Nhà máy Dung Quất (Quảng Ngãi).
Dự án nhà máy Nghi Sơn là liên doanh của bốn nhà đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), KPI (Kuwait), Idemitsu và Mitsui (Nhật Bản).
Vào tháng 10/2021, các báo quốc tế ghi nhận khu vực nhà máy Nghi Sơn ở Việt Nam "vẫn bị phong tỏa vì dịch Covid".
Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh xây cất ở Khu công nghiệp Dung Quất
Việc điều chỉnh thị trường xăng dầu chưa xong thì ngành này bị dịch Covid làm thất thu.
Nhà máy lớn thứ nhì VN tại Dung Quất, cũng gặp cảnh tương tự vì dịch Covid.
Hồi tháng 7/2020, báo VN nêu "trong thời điểm căng thẳng nhất, lãnh đạo của nhà máy lọc dầu Dung Quất từng phải đứng trước lựa chọn: Tiếp tục vận hành hay tạm ngưng nhà máy?"
Lý do là giá bán ra phải bù lỗ mỗi thùng xăng dầu, khiến Dung Quất khó có thể duy trì sản xuất như trước, theo truyền thông Việt Nam.
Việc cắt giảm lưu thông, tiêu dùng xăng dầu hơn hai năm qua khiến các doanh nghiệp trong ngành buôn bán xăng dầu lâm nguy không chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Chỉ trong tháng 11/2021, sau gần hai năm chống dịch Covid, bốn công ty bán lẻ xăng dầu và năng lượng tại Vương quốc Anh đã phá sản.
Các công ty Zebra Power, Omni Energy, Ampower UK và MA Energy đều báo lên Bộ Thương mại Anh rằng họ không thể hoạt động nổi.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Ngành dầu khí Anh phải sa thải nhân viên vì thua lỗ cuối 2021-hình minh họa giàn khoan ngoài khơi Scotland
Cuối năm 2020, một công ty là Marathon Petroleum ở Texas, Hoa Kỳ tuyên bố "đóng van cung cấp xăng dầu" vì thị trường của họ sụp đổ.
Không có nhận xét nào