Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

     

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/proud-vn-each-square-meter-land-sold-for-vnd-2-point-4-01082022202714.html/@@images/image

    Thủ Thiêm nhìn từ trên cao xuống / RFA 

    Đi qua khu Sala ở quận 2 và khu Thủ Thiêm, nơi có bốn mảnh đất vừa được bán với giá tỷ đồng/m2, tôi ngắm nhìn những ngôi nhà đắt tiền đang mọc lên. Chúng được gắn cái mác “nơi hội tụ tinh hoa cuộc sống”, nơi thể hiện đẳng cấp tiền của, dành cho giới nhà giàu tận hưởng.

    Dưới chân nơi hội tụ “tinh hoa”

    Mấy năm trước chúng tôi đã tìm đến khu ổ chuột ngay dưới chân những khu biệt thự xa hoa, nơi những người cựu dân của Thủ Thiêm còn bám trụ. Để ý lắm mới thấy con đường mòn nhỏ ngoằn ngoèo chạy vào sâu trong một vùng cỏ dại và lau lách hoang vu. Bùn lầy, rác rưởi và nước đọng khắp chốn. Trong những mái nhà lụp sụp, ẩm mốc và tối tăm, nhiều cư dân cũ của Thủ Thiêm vẫn sống ở đó, chỉ cách cái khung cảnh xa hoa kia nhiều nhất là hai cây số, nhưng gần như khuất hẳn tầm mắt người đời. Họ kiên quyết không rời đi để gây áp lực cho chính quyền nhằm đòi lại quyền sinh sống trên chính mảnh đất này. Hàng ngày, người thì đi làm công nhân hoặc bán hàng rong lặt vặt, người cầm theo mảnh lưới nhỏ lặn lội đêm hôm ngoài sông, mò cua bắt ốc, bắt cá, con to đem bán, con nhỏ chia nhau ăn. Họ sống qua ngày đúng nghĩa, một cuộc sống tồi tàn cùng cực mà nếu không tận mắt chứng kiến thì không ai tin nổi nó có thật.

    Họ đã sinh sống nhiều đời ở ngay đây. Hồi trước nó chỉ là một vùng đất nghèo nàn ven sông, dân sống bằng chèo ghe lưới cá, trồng lúa trên những doi đất bỏ hoang giữa các nhánh rạch và buôn bán vặt vãnh. Từ phía quận 1 nhìn qua, chỉ cách một con sông nhưng bên này sáng trưng rực rỡ, cao ngất với vô vàn ánh đèn lung linh và tưng bừng tiếng nhạc. Thủ Thiêm tối om om, những cái chòi bằng ván ép và tôn cũ lụp sụp, han rỉ và thấp bé nép vào nhau trên những cái cọc chống thẳng xuống nước bằng đủ thứ gỗ tạp và bê tông lởm chởm, bám rêu mốc đen.

    Khi (công nghệ lõi là bán đất khiến cho) các lãnh đạo trước của TPHCM sáng mắt lên thì khu Thủ Thiêm nghèo nàn nước đọng muỗi rác bỗng rùng mình biến thành bán đảo kim cương. Cũng trong cái ngày xấu trời ất, chính những người đã khai phá khu đất kim cương từ đời ông cố, ông tổ, ông sơ… bỗng bị xem là kẻ ở đậu. Họ được đưa cho một số tiền đền bù rồi bị đuổi hẳn khỏi nơi chôn rau cắt rốn. Ai bảo họ nghèo? Nghèo thì không được sống tiếp ở mảnh đất đó nữa, có vậy thôi.

    thuthiemap11.jpeg

    Những dân cư đã sống hàng trăm năm, đã gắn bó máu thịt với mảnh đất ông bà để lại, cũng như những người công nhân đã tự tay xây cất lên cái thiên đàng để cho “tinh hoa” hội tụ kia, cuối cùng chỉ có thể đứng bên ngoài cổng rào xa xôi ngắm những công trình lâu đài mọc lên trên nơi từng là vườn, nhà của mình, vĩnh viễn không bao giờ có thể bước chân vào trong.

    Chính sách “Người giàu có đất”

    Hàng chục năm trước, có quan chức quản lý đất đai Việt Nam đã nói chính sách đền bù tốt nhất cho người bị quy hoạch đất (tôi nhớ đại khái) là biến giá trị đất của họ cao hơn rồi đổi đất tại chỗ, để họ vẫn sinh sống ổn định và hòa thuận với quy hoạch mới. Chứ không phải là một ngày đẹp trời ông bỗng thích quy hoạch, thế là ông đuổi ráo dân nghèo đi để nhường cho dân giàu hơn.

    Tháng 12/2021, kết quả cuộc đấu giá bốn lô đất Thủ Thiêm gây bàng hoàng ngay cả với những người đang giữ trách nhiệm quản lý đất đai của nhà nước.

    Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh nói trên báo: “Tôi muốn nước ngoài mua đất Việt Nam với giá cao bằng Tokyo, New York”.

    Ông Minh (hay những người đứng sau ông) trả giá cho một lô đất là 2,4 tỷ đồng/m2. Lô này cho phép xây 570 căn hộ. Dân trong ngành đã tính hộ chủ đầu tư rằng mỗi căn hộ phải bán với giá ít nhất 500 triệu đồng/m2.

    Dạ quý vị không nhầm đâu ạ, mỗi mét vuông của căn hộ ở đây phải có giá thấp nhất là nửa tỷ đồng.

    Ai sẽ có đủ tiền để vênh vang thượng đẳng trong những ngôi nhà lát vàng đó? Cứ suy từ tình hình “củi” và “lò” của Việt Nam mấy năm nay thì có thể đoán không sai rằng chúng sẽ được dành cho nhóm ăn hối lộ, dưới dạng quà biếu hoặc bán suất ngoại giao.

    thuthiem2rfa.jpeg

    Một khu đất ở Thủ Thiêm. RFA 

    Người nghèo có … lời hứa

    Trong một diễn biến khác, các doanh nghiệp tại TPHCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Dương… đang lo sốt vó vì thiếu hụt công nhân. Công nhân hầu hết ở tỉnh lên thành phố thuê trọ gần khu công nghiệp, mấy tháng dịch bị mất việc và điều kiện nhà trọ chật chội dễ lây nhiễm nên rất nhiều người đã về quê. Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 12/10/2021 cho biết đã có 1,3 triệu lao động rời Hà Nội, TPHCM và các tỉnh khác về quê. Tuy nhiên, số liệu thống kê lần này chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách (theo báo VnExpress ngày 12/10/2021).

    Kèm theo đó là số người sinh sống bằng nghề dịch vụ cho công nhân ở quanh khu công nghiệp, như người bán thực phẩm tươi sống, hàng ăn và quán nhậu, giải khát, tiệm net, tiệm làm tóc làm móng, may mặc, sửa và bán điện thoại, phụ kiện… vốn rất đông đúc.

    Sài Gòn giờ vắng hẳn.

    Khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) thông báo vào đầu năm 2022 cho biết: nếu COVID-19 được kiểm soát, năm nay các doanh nghiệp, nhà máy ở thành phố cần được bổ sung tối đa 310.000 lao động. Tuy nhiên họ lo các doanh nghiệp không tuyển dụng được đủ, vì thực tế năm ngoái 65.000 doanh nghiệp ở TPHCM cần hơn 174.000 lao động song số ứng tuyển chỉ trên 135.000 người.

    Năm nay với tình hình dịch vẫn chưa thể kiểm soát và dự báo, nhiều khả năng số người có nhu cầu lên thành phố tìm việc sẽ còn thấp hơn.

    Là vì hai nỗi lo chính của công nhân và người lao động phổ thông vẫn chưa hề được giải quyết: nhà trọ vẫn tạm bợ, đông đúc, chật hẹp, dưới tiêu chuẩn sống rất xa. Bình quân mỗi phòng trọ công nhân gần các khu công nghiệp khoảng 15-25 m2 (kể cả gác xép), chỉ có một phòng vệ sinh chung với phòng tắm nhưng thường sống chung khoảng 6-8 người. Cộng với thu nhập không hứa hẹn tăng trong năm 2022, công nhân hầu như không thể hy vọng thuê được nơi ở thoáng rộng, sạch sẽ hơn.

    Thảm cảnh quá nhiều người chết trong những tháng cao điểm dịch cũng đã khiến nhiều người quá sợ hãi nên chọn cách ở lại quê chứ không lên thành phố để sống trong khu ổ chuột nữa, cho dù tìm việc ở quê khó hơn nhiều và các tiện ích công cộng cũng không bằng ở thành phố.

    Và theo truyền thống, chính sách nhà ở, điều kiện tối thiểu của khu lưu trú, ký túc xá cho công nhân, việc ưu đãi vốn cho các chủ trọ để họ đầu tư khu lưu trú đạt chuẩn, ưu đãi giá đất và thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân… thì cứ nghe các cấp nói mãi, nói mãi… Nhưng chẳng mấy ai làm.

    Thế cho nên có những nhu cầu rất lớn nhưng chẳng thể gặp nhau: doanh nghiệp cần người nhưng không tuyển nổi; người lao động cần việc nhưng không dám lên thành phố; cư dân cũ của Thủ Thiêm đã 20 năm sống tạm cư ngay trên đất ông bà tổ tiên nhưng không thể sở hữu, và một số “đại gia” hể hả vì kéo được giá đất TPHCM lên tận mây xanh.
    Cái giá 2,4 tỷ đồng/m2 sẽ đẩy mặt bằng giá đất lên cao. Câu chuyện nhà ở cho công nhân sẽ càng lùi xa vào vô cực.

    Chỉ trong vòng chưa đến trăm ngày sau chuỗi ngày đen tối của Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang… chẳng còn ai nghĩ đến những gì đã xảy ra và còn có thể lặp lại, hay nghĩ cách giải quyết nó.

    Nhưng ai thèm quan tâm? Câu chuyện chính sách (bao gồm nhà ở, thu nhập, phúc lợi… ) cho công nhân và đền bù - giải tỏa đất cho người bị lấy đất luôn là chuyện thuộc lĩnh vực lịch sử: lãnh đạo trước sẽ để lại trọn vẹn di sản này cho lãnh đạo sau, cứ thế. Để lại cả những “bài” quan chức thương khóc, xót xa, “đẩy mạnh” “tăng cường” chẳng cần cắt lấy chữ nào, hàng chục năm lấy ra xài lại vẫn bóng loáng nguyên vẹn chạy tốt.

    Thì công nhân và dân nghèo thành thị ấy mà, đám cu li ấy có phải tinh hoa đâu mà cần quan tâm? Dù sao nhiệm kỳ này chúng ta đã vươn lên tầm giá đất cao nhất thế giới. Nhất thế giới! Tự hào quá Việt Nam ơi!

    RFA

    Đồng Nai: Hai vợ chồng bị bắt giam khi đang trên sóng live stream nói về chế độ cộng sản

    RFA
    10/01/2022

    Đồng Nai: Hai vợ chồng bị bắt giam khi đang trên sóng live stream nói về chế độ cộng sản

    Vợ chồng ông Nguyễn Thái Hưng và Vũ Thị Kim Hoàng /FBNV/RFA edited 

    Một cặp vợ chồng ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bị công an ập vào nhà bắt đi khi người chồng còn đang phát trực tiếp (live stream) bài nói chuyện của mình trên YouTube. 

    Hôm 5 tháng 1, người theo dõi kênh YouTube Nói bằng thực TV của ông Nguyễn Thái Hưng bất ngờ chứng kiến cảnh ông này bị công an bắt khi đang theo dõi buổi trực tiếp do chính ông thực hiện. 

    Khi đang nói chuyện về hiện thực của cuộc sống dưới chế độ cộng sản được khoảng 20 phút, ông Hưng nghe thấy tiếng cửa kính vỡ thì rời khỏi máy tính để đi xem. 

    Ít giây sau khu vực phòng của ông này xuất hiện một người mặc đồ màu cam của công ty điện lực hét lên: "Đứng im!", cùng lúc webcam bị lật úp xuống mặt bàn. Cùng bị bắt còn có vợ của ông Hưng là bà Vũ Thị Kim Hoàng. 

    Bà Hoàng bị bắt giam để điều tra với cáo buộc tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước" theo Điều 331 Bộ luật hình sự, trong khi đó chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào về vụ bắt giữ ông Hưng. 

    Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, bà Vũ Giáng Tiên, chị gái của bà Hoàng cho biết thêm thông tin về sự việc:

    “Thì cái việc nó diễn biến ra là tự nhiên thấy có hai người trèo rào nhảy vô, xong rồi bẻ khoá cổng để mở cổng rồi chạy thẳng vô nhà, nên là lúc đó bé gái con lớn của Kim Hoàng nó thấy người lạ xông vô nhà nó sợ quá hét to lên, thế là mẹ tôi sát bên chạy qua, thì mẹ tôi tưởng là cướp tại lúc đó thấy mặc đồ thường chứ không mặc đồ công an, mẹ tôi la cướp cướp, thì mẹ tôi nhìn lại thì mẹ nhìn thấy cái người mặc áo vàng có dắt súng, mẹ thấy là người có súng nên mẹ sợ quá mẹ im luôn. 

    Thế là những người đấy bắt hai đứa nhỏ lên trên nhà để hỏi. Rồi lúc đó là sáu giờ tối rồi nên trời nó chập choạng, rất là đông mặc áo xanh vây kín trước sau luôn. 

    Còn những người vô nhà rồi thì họ đập cửa buồng, họ đập bể tan cái cửa kiếng buồng để họ thò tay vô họ mở cửa ra, rồi họ vô họ lúc soát tung toé hết lên rồi họ bắt Hưng với Hoàng đi.” 

    Theo gia đình thì lúc bắt người công an không thông báo tội danh cũng như cung cấp bất cứ giấy tờ gì, đến khi được hỏi vì sao lại cả người vợ là bà Vũ Thị Kim Hoàng, thì công an trả lời rằng chỉ đưa đi để điều tra vì bà Hoàng “chứa chấp tội phạm”. 

    Tuy nhiên, hai ngày sau, khi gia đình đến trụ sở công an huyện Tân Phú, Đồng Nai để tìm hiểu thêm thông tin thì được cung cấp một tờ thông báo về việc tạm giữ, trong đó cho biết bà Hoàng bị bắt vì phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. 

    Ngoài ra theo như giấy thông báo thì bà Hoàng bị tạm giam tại Nhà tạm giữ công an huyện Long Thành, cũng thuộc tỉnh Đồng Nai.

    Về phía ông Nguyễn Thái Hưng thì gia đình cho biết công an không cung cấp bất cứ thông tin gì, với lý do ông này không đăng ký thường trú ở địa phương. 

    Khi được hỏi về những việc mà ông Hưng làm trước khi bị bắt, bà Giáng Tiên cho biết:

    “Trước khi bị bắt thì theo tôi biết là Hưng có làm một cái kênh YouTube để lên sóng nói về những chính kiến, ý kiến gì đó, nói chung là như vậy tôi cũng không biết tả sao, nhưng mà Hưng cũng đã nói một năm nay rồi chứ không phải vừa mới nói.”

    Người thân cũng cho biết là tỏ ra rất bối rối và hoang mang khi vợ của ông Hưng cũng bị bắt, và khởi tố theo điều 331, trong khi bản thân bà Hoàng không hề có phát ngôn nào trên mạng xã hội. 

    Hiện kênh Youtube Nói bằng thực TV của ông Nguyễn Thái Hưng có gần 40 ngàn người nhấn theo dõi, được tạo lập từ tháng 1/2020 đã không còn hiện bất kỳ video nào. 

    Còn trên tài khoản Facebook của ông Hưng, bài đăng gần nhất là vào tháng 7 năm ngoái nói về cái chết của quân nhân Trần Đức Đô. 

    RFA

    Dân Sài Gòn trước Tết sôi sục kiếm tiền và lạc lối tìm niềm tin

    Song May

    Gửi tới BBC từ Sài Gòn

    08/01/2022

    A restaurant in SG

    Nguồn hình ảnh, Song May

    Chụp lại hình ảnh, 

    Các nhà hàng kín khách đêm 2/1/2022

    Từ hôm Noel đến nay, Sài Gòn đã kẹt xe trở lại, tần suất không dày đặc và khó thở như trước dịch nhưng nói chung mọi người đến nơi công cộng không còn e dè như hồi tháng 10 và tháng 11. 

    Bây giờ đến các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… không cần khai báo y tế, không quét QR code, không trình thẻ xanh Covid như hồi tháng 10 nữa. 

    Tuy thế, dù bận kiếm tiền, lo Tết dư luận vẫn quan tâm đến những chuyện thời sự nóng mà tôi xin điểm qua ra sau đây. 

    Vụ Việt Á, cháu bé 8 tuổi, nhạc rap và Tịnh thất Bồng lai

    Việt Á là vụ bê bối nhất của ngành y sau khi Sài Gòn trở lại "bình thường mới", bên cạnh vụ thổi giá thiết bị y tế ở các bệnh viện. Thế nhưng, diễn tiến gần đây cho thấy vụ này "đầu voi đuôi chuột", cái gốc phát sinh ra Việt Á vẫn ở tận đâu đâu, khi mũi dùi chỉ chĩa vào các ông trùm CDC "ăn huê hồng" ở nhiều tỉnh thành.

    Mặt khác, cơn cuồng nộ của dân chúng về vụ kit xét nghiệm Việt Á bùng lên cuối tháng 12 bỗng bị đè bẹp bởi vụ án cháu Vân An 8 tuổi ở quận Bình Thạnh. 

    Và trong tuần này thì lại đến cơn sóng "Mang gì về cho mẹ tết này" nhại theo bài rap "Mang tiền về cho mẹ" của rapper Đen Vâu. 

    Hôm 5/1, cộng đồng mạng cười cợt 2 vụ: tuyên bố của bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long trước Quốc hội về việc kit xét nghiệm Việt Á có kết quả kiểm định chính xác 100% và dòng tự trào "Từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới" trên trang Thông tin chính phủ. 

    Youngsters renting bikes in SG

    Nguồn hình ảnh, Song May

    Chụp lại hình ảnh, 

    Giới trẻ thuê xe đạp ở khu trung tâm và dạo chơi chụp hình tối 22/12/2021

    Đến hôm 7/1 thì cộng đồng mạng lại tranh cãi về vụ "Tịnh thất bồng lai". 

    "Sóng sau xô sóng trước" là chuyện thường thấy trên các phương tiện truyền thông Việt Nam, mà phía sau không loại trừ bàn tay 'đạo diễn' mang tên Tuyên giáo. Bởi cơ quan này không cho đăng thì báo nào dám đăng?

    Niềm tự hào dẫn đầu được tạo ra từ sức ép thẻ xanh

    Trước hôm 4/1 - ngày học sinh lớp 7-8-10-11 trở lại trường, một thành viên trong nhóm 'Giúp nhau mùa dịch' đã than phiền cháu của cô học lớp 8 tại một trường thuộc quận Gò Vấp bị cấm đến lớp vì chưa chủng ngừa vaccine Covid. Cô than: "Lớp chỉ có mình cháu chưa chích, nên không biết trường có mở lớp dạy online cho cháu không?" 

    Rất nhiều thành viên sau đó đã an ủi: Giờ mới cho đi học thì trường phân biệt, sau này rồi trường học cũng giống như các công ty và những nơi công cộng thôi, ra vào đâu còn ai hỏi đến "thẻ xanh Covid" nữa. 

    Screen shot

    Nguồn hình ảnh, Song May/ Chụp lại hình ảnh, 

    Than phiền của một người trong Group Giúp nhau mùa dịch về việc một học sinh lớp 8 bị cấm đến lớp vì chưa chủng ngừa vaccine

    Sức ép thẻ xanh giờ lại làm khổ học sinh. Vì thế, thật tức cười khi tự hào "Việt Nam là một trong sáu nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới". 

    Một lần nữa, có vẻ như Việt Nam lại đạt thành tích "hàng đầu" như mong muốn, giống như 100% người dân trong quận đi làm căn cước công dân gắn chip mà sau con số này chính là áp lực từ phía công an khu phố buộc người dân đi làm bằng được, bất chấp họ đã có thẻ căn cước công dân mã vạch còn thời hạn.

    Tỷ lệ bao phủ vaccine cao thật ra không có ý nghĩa gì với Việt Nam, khi có đến 8 loại vaccine phòng Covid được Bộ Y tế phê chuẩn, với chất lượng bảo vệ không đồng đều - trong đó có những loại chưa được WHO đưa vào danh sách. Mặt khác, phụ thuộc vào vaccine viện trợ hoặc tài trợ, thời gian chích giữa hai liều của mỗi người có khi bị kéo dài hoặc rút ngắn, chưa kể còn kiểu "tiêm trộn" không giống ai.

    Covid: Sau đợt dịch lần 4, Việt Nam cần rút ra bài học gì?

    Đầu tháng 1/2022, thông báo của chính quyền Đà Lạt về việc chích vaccine Pfizer mũi 3 cho người chích 2 mũi vaccine TQ và với bất kỳ ai chưa chích mũi nào đã làm dấy lên nỗi tiếc nuối nơi số người bị ép chích vaccine TQ. Khi Đà Lạt bắt đầu chích vaccine cho dân cuối năm ngoái, toàn bộ những ai dưới 60 và không có bệnh nền đều bị chích vaccine TQ. 

    Để có thẻ xanh, nhiều người phải chích loại này dù không muốn. Sao trang Thông tin chính phủ lại lờ đi số ca tử vong (thiếu niên lẫn người lớn) sau khi chích vaccine phòng Covid - từ Vero Cell (Tàu), AstraZeneca (Anh) lẫn Pfizer (Mỹ)?

    Dân Sài Gòn giờ tiếp tục rảnh là nhậu và không còn giữ khoảng cách

    Nguồn hình ảnh, Song May

    Chụp lại hình ảnh, 

    Dân Sài Gòn giờ tiếp tục rảnh là nhậu và không còn giữ khoảng cách

    Người dân sôi sục kiếm tiền 

    Dân chúng đang sôi sục kiếm tiền để bù lại khoảng thời gian bị mất của năm 2021. Trên tất cả các con đường ở Sài Gòn, hầu như chỗ nào cũng có người bán hàng, thậm chí bán cùng lúc nhiều thứ chả ăn nhập gì với nhau, miễn là có khách. 

    Vào dịp lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch, các quán ăn, nhà hàng, quán nhậu, hàng ăn vặt lề đường…đều tấp nập khách, ngoại trừ cái khẩu trang ai cũng đeo, còn khoảng cách thì chả ai buồn nhớ, cứ như chưa hề tồn tại virus Covid-19. 

    Trong cái nền sôi động kiếm tiền ấy, các kiểu kiếm tiền lừa đảo trên mạng đang nở rộ, như giả mạo công an giao thông, giả mạo ngân hàng, ăn cắp tài khoản mạng xã hội để mạo danh họ đi mượn tiền, nhắn tin mời chào việc nhẹ lương cao thực chất là dụ bỏ tiền đầu tư… Ngoài ra, uất ức nhất là kiểu kiếm tiền "dưới gầm bàn" của nhân viên công quyền.

    Hôm 5/1, tôi tình cờ chứng kiến cảnh một người bán thực phẩm ngồi khóc vì bị nhân viên phường buộc đóng cửa hàng với lý do bày hàng lấn chiếm lề đường. Đôi vợ chồng trẻ ở tỉnh để con nhỏ cho ông bà chăm sóc, tháng 10/2021 lên Sài Gòn thuê một căn phòng nhỏ bề ngang chỉ hơn 1m trong một con hẻm ở quận Phú Nhuận để bán hàng. 

    Street seller SG

    Nguồn hình ảnh, Song May/ Chụp lại hình ảnh, 

    Người nghèo buôn bán khắp nơi, ngay cả ở dưới chân tượng Nữ vương Hòa Bình trước Nhà thờ Đức Bà tối 22/12/2021

    Nguồn hàng tốt và cách giao tiếp chân tình, họ có khá đông khách và bị nhân viên phụ trách thuế phi nông nghiệp của phường để ý. Sau khi lên phường gặp chính người đó để năn nỉ thì họ được hứa hẹn với điều kiện nội trong ngày 6/1 phải đưa 4 triệu đồng để ông ta làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. 

    Người vợ nhẫn nhịn than: "Con biết nếu mình tự xin giấy phép kinh doanh thì chỉ mất vài trăm ngàn nhưng nếu không nhờ ông ta thì mai mốt ngày nào ông ta cũng đến quấy nhiễu thì còn khổ hơn."

    Có bao nhiêu người dân Việt Nam đang kinh doanh phải tốn chi phí "dưới gầm bàn" như vậy? Không có con số chính xác nhưng tôi chắc chắn không nhỏ. 

    Boy cycling in park

    Nguồn hình ảnh, Song May / Chụp lại hình ảnh, 

    Cho con vào công viên đạp xe là một cách cho con rèn luyện sức khỏe

    Lạc lối tìm niềm tin

    Thất vọng trước thực trạng xã hội, bất lực trước bệnh tình của chính mình và sợ hãi Covid, không ít người đã lạc lối khi tìm kiếm một niềm tin làm chỗ dựa.

    Đã từ vài năm nay, tôi bỗng thấy một số bạn trẻ từ chỗ vô thần đã trở thành những tín đồ sùng bái đạo Phật, đặt niềm tin vào thầy Thích Nhất Hạnh, thầy Minh Niệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma. 

    Điều này rất tốt, khi họ thực hành cách sống theo tinh thần của những người thầy mà họ ngưỡng vọng để mong tâm trí bình an, đồng thời tin vào nhân quả nên họ cố gắng làm nhiều việc thiện ở đời này. 

    Thế nhưng thời gian gần đây, tôi thật sửng sốt khi có những bạn trẻ và bạn không còn trẻ tin rằng việc tập thể dục theo Pháp Luân Công có thể chữa tất cả các chứng bệnh, kể cả ung thư và nhiễm Covid. 

    Youngsters renting bikes

    Nguồn hình ảnh, Song May / Chụp lại hình ảnh, 

    Giớ trẻ mua sắm và dạo phố bằng xe đạp ngày càng phổ biến kể từ khi có dịch

    Cộng đồng Pháp Luân Công ở Việt Nam còn ít vì họ bị chính quyền ngăn chặn tụ họp, tuy vậy một vài cá nhân mà tôi biết đều là dân trí thức và sống tốt, chỉ có điều niềm tin của họ dường như cực đoan khi từ chối hoàn toàn tây y. 

    Mới nhất là cộng đồng năng lượng gốc ở Việt Nam, tin vào phép chữa bệnh qua mạng bằng cách nhìn vào trán để truyền năng lượng của "chú Phúc" nào đó. Vài người mà tôi biết trong cộng đồng này đều qua tuổi 60, có bệnh nền, giỏi làm ra tiền và giàu. 

    May mắn, tôi có niềm tin riêng của mình, một niềm tin vững chắc giúp tôi vượt qua sự hỗn độn của năm 2021 và thấy mình là kẻ sống sót, chứng kiến những khoảnh khắc có một không hai và mong đừng bao giờ lặp lại: bị ép ngoáy mũi, bị ép phải chích loại vaccine có sẵn và không được chọn lựa, bị buộc ở trong nhà và không thể mua được thực phẩm theo ý…

    Vào năm 2022 chỉ mong những lệnh hành chính quái gở, kiểu "ai ở đâu thì ở yên đấy" sẽ biến mất mãi mãi cùng Covid quái ác.

    BBC

    Không có nhận xét nào