Tháng 1:
Bạo loạn vào ngày 6.1 tại thủ đô Washington của Mỹ
– Tại Washington, các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ khóa 117 đã tuyên thệ nhậm chức và bắt đầu công việc của mình. Nancy Pelosi được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Hạ viện.
– Những người ủng hộ Tổng thống thất cử của Mỹ, Donald Trump đã tổ chức một cuộc bạo loạn nhằm cưỡng chiếm Điện Capitol vào ngày 6/1 với mục đích gây áp lực quốc hội Mỹ không công nhận Joe Biden thắng cử. Bốn người trong đó có cả cảnh sát bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Các nghị sĩ phải được đưa đến nơi an toàn. Những hình ảnh xấu hổ của đất nước Mỹ lan tràn đi khắp thế giới. Ngay cả một số đồng chí trong đảng cũng đổ lỗi cho Tổng thống Trump về sự kiện này. Cuối cùng, Quốc hội đã xác nhận việc bầu Joe Biden làm Tổng thống mới của Hoa Kỳ và Biden đã chính thức tuyên thệ trong một buổi lễ được tổ chức long trọng để trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ vào ngày 20 tháng 1 theo lịch trình đã được định trước. Trong buổi lễ nhậm chứt diễn ra với sự vắng mặt của Donald Trump, ông Biden kêu gọi người dân Mỹ nên bỏ qua dị biệt đảng phái giúp đất nước thống nhất.
– Nhà đối lập Nga Alexej Navalny trề ở nước sau khi điều trị tại Đức do bị đầu độc. Ở đó, anh ta bị bắt ngay lập tức, điều này đã gây ra chỉ trích quốc tế. Navalny và nhóm của ông cũng công bố một video về những vụ tham nhũng lớn có liên quan đến Tổng thống Vladimir Putin. Putin phủ nhận các cáo buộc. Những cáo buộc dành cho Putin đã gây ra các cuộc biểu tình lớn trong nước. Hàng ngàn người bị bắt.
– Một tòa án ở London bác bỏ việc dẫn độ Julian Assange, người sáng lập Wikileaks sang Mỹ.
– Thủ tướng Ý Conte từ chức do khủng hoảng chính phủ.
– Nga và Mỹ đang gia hạn hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa hai nước, hiệp ước dưới tên gọi “Khởi đầu mới”.
– Ngày 15.1 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội đưa ra 2 dự đoán tăng trưởng. Hoặc tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,98% hoặc là tăng trưởng 6,46%. Đánh giá này tương đồng với sự lạc quan khi đó của các tổ chức quốc tế. Cụ thể, cuối năm 2020, World Bank dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% GDP trong năm 2021. ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng năm 2021 là 6,1%. Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 2,6% và được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2021. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 1,9% trong năm 2020 và 11,2% vào năm 2021.
Tháng 2:
Người dân biểu tình chống chính quyền quân phiệt Myanmar
– Thuốc chủng ngừa corona của Astrazeneca không được người dân Đức mặn mà đón nhận, do đó số liều vắc-xin còn dư được chính Đức phân phối viện trợ cho các nước khác qua cơ chế COVAX.
– Vào cuối tháng, các nước EU cùng đồng ý về việc áp dụng thẻ tiêm chủng Corona chung bắt đầu vào mùa hè.
– Tranh chấp về đường ống dẫn gas “Nord Stream 2” dưới biển Baltic ngày càng gia tăng. Sau một thời gian trì trệ, dự án thi công tiếp tục những cây số cuối cùng vào những ngày đầu tháng 2.
Trong bối cảnh diễn biến chính trị trở nên xấu ở Nga, ngày càng có nhiều chính trị gia Đức kêu gọi Đức rút khỏi quan hệ hợp tác Đức-Nga. Để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz đề xuất một thỏa thuận với Mỹ. Vào cuối tháng Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã có 18 công ty châu Âu đã rút khỏi dự án gây tranh cãi này.
– Quân đội đã tổ chức một cuộc đảo chính ở Myanmar và lên nắm quyền vào ngày 1 tháng Hai. Thủ tướng Aung San Suu Kyi và các chính trị gia cấp cao khác bị bắt. Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm. Cuộc đảo chính diễn ra trước căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội về các cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 vừa qua. Trong những tuần sau đó, các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại cuộc đảo chính nổ ra hầu như mỗi ngày. Có rất nhiều người chết và bị thương. Các hành động của quân đội chống lại những người biểu tình ôn hòa đã làm dấy lên sự chỉ trích của quốc tế.
– Thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny bị kết án hai năm tù giam. Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên tiếng yêu cầu trả tự do cho anh ta. Vụ việc làm dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ, EU và Nga. EU tung thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Danh sách bao gồm 4 nhà lãnh đạo thân cận với Tổng thống Vladimir Putin. Về phần mình, Nga cũng đưa ra các biện pháp để trả đũa.
– Ý có chính phủ mới. Cựu giám đốc ECB (Ngân hàng Trung ương Âu châu) Mario Draghi là thủ tướng mới và lãnh đạo một chính phủ bao gồm tất cả các đảng lớn của Ý. Draghi được cho là sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua vòng xoáy và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Tháng 3:
Tàu “Ever Given” xoay ngang chặn Kênh đào Suez
– Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá nam của Đức Joachim Löw tuyên bố nghỉ hưu sau giải vô địch châu Âu năm 2021. Joachim Löw là huấn luyện viên từng đoạt giải vô địch thế giới muốn nghỉ việc sau khoảng 15 năm giữ trách nhiệm quan trọng này.
– Chiến dịch tiêm chủng tại Đức bị chậm lùi do việc tạm dừng tiêm vắc xin Astrazeneca. Sau đó, Vắc xin Astrazeneca chỉ có thể được sử dụng cho những người trên 60 tuổi.
– Tàu chở hàng “Ever Given” xoay ngang chặn Kênh đào Suez trong vài ngày kể từ 23 tháng Ba. Hàng trăm tàu khác không thể qua được. Việc phong tỏa tuyến đường thương mại quan trọng khiến chi phí kinh tế tăng cao.
– Sau một cuộc thảo luận dài, một báo cáo chuyên môn về lạm dụng tình dục được trình bày tại Tổng giáo phận Köln, Đức. Báo cáo mô tả những hành vi sai trái nghiêm trọng của các chức sắc cấp cao trong nhà thờ trong những thập kỷ qua.
– “Đảng Fidesz” Hungary của Thủ tướng Viktor Orban bị khai trừ khỏi nhóm quốc hội Nhân dân châu Âu vì lập trường cực hữu của mình.
– Ngày 8 tháng 3, việc tiêm vaccine COVID-19 được bắt đầu tại Việt Nam.
Tháng 4:
Thiêu xác người chết vì Covid tại Ấn Độ
– Ấn Độ phát triển thành tâm điểm của đại dịch với hàng trăm nghìn người mắc bệnh mỗi ngày. Hình ảnh người chết la liệt vì dịch bệnh gây xúc động mạnh trên toàn hế giới. Các đột biến virus rõ ràng cũng là nguyên nhân gây ra điều này. Chính phủ liên bang Đức ngay lập tức đưa ra biện pháp cấm nhập cảnh từ Ấn Độ.
– Việc chuyển quân của Nga ở biên giới với Ukraine khiến quốc tế lo ngại về sự leo thang xung đột. Phía Nga nói đó chỉ là các cuộc tập trận.
– Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 11/9/2021. Ngay lập tức, NATO cũng quyết định rút toàn bộ quân khỏi nước này. Đây cũng là cơ hội để quân Đức rút chân đi theo mà khỏi mang tiếng sau khi đã tốn kém cho cuộc chiến xâm lăng Afghanistan hơn 12 tỷ euro. Các nhà quan sát lo ngại rằng Taliban sẽ tái chiếm quyền lực.
– Đảng cầm quyền của Thủ tướng Boiko Borissov giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội ở Bulgaria.
– 45 người chết và hàng trăm người bị thương trong một vụ hoảng loạn xảy ra tại một lễ hội quy tụ hàng chục ngàn người Do Thái ở thành phố Meron, miền bắc Israel vào cuối tháng Tư. Cảnh sát nói về một “thảm họa không thể tin được”.
– Bộ Y tế công bố chủng virus biến thể Ấn Độ (B.1.617.2 hay theo cách gọi chính thức của WHO là Delta) đã có mặt tại Việt Nam gây nên đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu từ ngày 27/4/2021, tấn công vào khu kinh tế trọng tâm phía Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội,…), các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,…) và lan ra các tỉnh trên toàn quốc.
– Một nhân vật đáng chú ý khác bị đưa vào “lò” của ông Nguyễn Phú Trọng chính là cựu bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vào tháng 4 đã bị kết án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Tháng 5:
Cách phong tỏa vì đại dịch ở Việt Nam
– Xung đột giữa người Israel và người Palestine lại leo thang trở lại. Một cuộc tấn công qua lại giữa hai bên bằng hỏa tiễn kéo dài nhiều ngày cho đến khi một lệnh ngừng bắn được thống nhất vào ngày 21.5.
– Một cuộc tấn công mạng đã làm tê liệt mạng lưới đường ống dẫn xăng dầu lớn nhất ở Mỹ trong nhiều ngày.
– Ở miền bắc nước Ý, 14 người chết trong một vụ tai nạn cáp treo, chỉ một cậu bé năm tuổi sống sót. Điều tra cho thấy hệ thống phanh khẩn cấp dường như đã bị tắt cố ý. một thời gian ngắn sau đó, cậu bé sống sót duy nhất này đã bị ông bà nội bắt cóc đem về Do Thái khỏi tay bà dì ruột là người chính thức được quyền nuôi dưỡng.
– Một máy bay của Ryanair bị lừa, buộc phải hạ cánh xuống Belarus trên chuyến bay theo lịch trình từ Athens đến Vilnius, thủ đô của Litauen. Mục đích là để nhà cầm quyền Belarus bắt giam blogger Roman Protassevich, người chỉ trích chế độ, và bạn gái của anh.
– Ngày 27.5, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, khiến nhiều khu vực ở 16 quận bị phong tỏa.
– Ngày 31.5, TP. HCM ra lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố với những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc tụ tập và đóng cửa một số cơ sở kinh doanh và dịch vụ trong nỗ lực kiềm chế những ca nhiễm COVID-19 tăng vọt giữa một đợt bùng phát dịch mới
Tháng 6:
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh
– Cái gọi là biến thể Delta là một nguyên nhân gây lo ngại. Virus đột biến được cho là dễ lây lan hơn và cũng đang ngày càng lan rộng ở Đức.
– Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của G7 gặp nhau tại Cornwall, Anh, từ ngày 7 đến ngày 11, 6. Các chính trị gia hàng đầu của các quốc gia công nghiệp lớn đồng ý về mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty và chương trình cơ sở hạ tầng cho các nước nghèo hơn. Cuối hội nghị, G7 đã đưa ra thông cáo chung nhắc đến Trung Quốc tất cả 25 lần, tập trung vào những đòi hỏi khá mạnh mẽ như yêu cầu: Bắc Kinh tôn trọng “quyền con người và các quyền tự do cơ bản” ở Tân Cương, Hong Kong; Bắc Kinh không được có các hành động làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có eo biển Đài Loan; Bắc Kinh phải hợp tác cho một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của dịch Covid-19.
– Giải vô địch bóng đá châu Âu bắt đầu vào ngày 11.6 với trận khai mạc tại Rome. Do đại dịch Corona, giải đấu được tổ chức tại 11 sân vận động ở các quốc gia Châu Âu khác nhau. Ánh sáng chiếu trên sân vận động Munich trong trận đấu giữa đội tuyển Đức và Hungary trở thành một vấn đề chính trị. Ánh sáng bảy sắc cầu vồng nhằm mục đích làm gương chống lại luật mới ở Hungary, một đạo luật chống lại việc giáo dục đồng tính và chuyển đổi giới tính mặc dù có lời cấm chiếu sáng từ Hiệp hội bóng đá châu Âu UEFA . Đội tuyển Đức bị loại sớm tại EM ở vòng tứ kết với tỷ số 2-0 với đội Anh.
– Trong một trận lốc xoáy đặc biệt mạnh ở phía đông nam của Cộng hòa Séc, một số ngôi làng đã bị tàn phá vào ngày 24 .6. Ít nhất năm người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
– 12 binh sĩ của quân đội Đức bị thương trong một vụ đánh bom xe ở Mali được đưa về điều trị tại Đức.
– Vào ngày 29. 6, những người lính Đức cuối cùng sẽ được đưa ra khỏi Afghanistan. Điều này có nghĩa là sứ mệnh ở Hindu Kush đã kết thúc sau gần 20 năm tham chiến.
Tháng 7:
Chủ tịch Thừa Thiên – Huế khuyến cáo người dân không nên tự ý rời khỏi tâm dịch về quê
– Vào giữa tháng 7, một trong những thảm họa thời tiết khắc nghiệt nhất của thời kỳ hậu chiến xảy ra tại hai bang Nordrhein-Westfalen und Rheinland-Pfalz. Mưa lớn dẫn đến lũ lụt diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng một vài phút và trên diện tích rộng lớn. Ít nhất 180 người chết và rất nhiều người được xem là mất tích ở miền Tây nước Đức, hầu hết là ở tỉnh Ahrweiler. Lũ lụt còn xảy ta tại dãy núi ở Saxon Thụy Sĩ. Mức độ thiệt hại rất lớn. Chính phủ liên bang Đức ra quyết định về khoản viện trợ khẩn cấp lên tới 400 triệu euro. Tuy nhiên, về dài hạn, dự kiến chi phí cứu trợ và tái xây dựng lên đến hàng chục tỷ, ví dụ như cho cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy. Thảm họa đã làm dấy lên câu hỏi cũng được đặt ra là hậu quả của biến đổi khí hậu ở mức độ nào.
– Nhà báo nổi tiếng người Hoà Lan, Peter de Vries bị bắn gục ở Amsterdam. Một tuần sau đó, anh đã chết do vết thương quá nặng. Peter de Vries là nhà báo chuyên điều tra, đưa tin về tội ác các băng đảng tội phạm.
– Tỷ phú Richard Branson bay cùng công ty Virgin Galactic của mình với tư cách là khách du lịch vũ trụ đầu tiên lên không gian. Chuyến bay lên vũ trụ với tất cả 6 hàng khách diễn ra trong một tiếng đồng hồ. Chỉ vài ngày sau, người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, cũng đã bay lên vũ trụ với công ty Blue Origin của mình.
– Ý giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá châu Âu đã được dự định tổ chức vào năm 2020 nhưng do đại dịch Corona phải dời sang năm 2021. Đội Ý đã đánh bại Anh trong trận chung kết.
– Ở Cuba đang diễn ra các cuộc biểu tình quần chúng chống chính phủ. Một người đàn ông bị bắn chết trong những cuộc biểu tình chống chính phủ này.
– Ngày 23/7, Thế vận hội Olympic tại Tokyo chính thức khai mạc – chậm hơn một năm so với dự kiến do đại dịch. Các trận thi đấu diễn ra không có sự tham dự của khán giả.
– Ngày 9 tháng 7, sau hơn 1 tháng áp dụng giãn cách xã hội nhưng số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, TP. HCM quyết định tăng cường mức độ giãn cách, theo đó, người dân chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh..
Theo một cách nhìn nào đó, nhiều người cho rằng hình như lịch sử đang lập lại với hình ảnh những đoàn người chạy xe máy trốn chạy khỏi TP HCM đã gây xôn xao dự luận. Rất nhiều người trong số này là người gốc Thừa Thiên-Huế đang sống tại TP HCM, nơi đang ở giữa đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất cả nước. Quãng đường từ TP HCM về Huế dài khoảng 1.000 km. Hành trình này đi xe máy trung bình mất hai ngày. Đó là một hành trình gian nan đối với những công nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo vốn đã mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày qua.
Tháng 8:
Hỗn loạn tại sân bay Kabul
– Từ ngày 31/07, người lao động xa quê phải thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó” sau khi Thủ tướng Việt Nam ban hành lệnh “Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách. Cũng do đó, dòng người trốn chạy bị chận. Một số tỉnh thành đã bố trí xe, thậm chí máy bay đón người dân về quê nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều này khá trễ và không phải ai cũng được may mắn như vậy.
– Sau khi Mỹ, NATO và các đồng mình gấp rút rút quân khỏi Afghanistan, lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban đã giành lại quyền lực tại quốc gia này. Ngay từ ngày 15.8, Tổng thống tiền nhiệm Ashraf Ghani đã thừa nhận thất bại quân sự trước Taliban. Ít lâu sau, thủ đô Kabul cũng thất thủ. Quân đội Đức tỏ ra giận dữ vì họ chỉ nhận được lệnh di tản công dân Đức và nhân viên địa phương hợp tác trong một thời gian ngắn trước đó. Kết quả đánh giá chung là tình hình Afghanistan đang trở thành một thảm họa. Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier nói về một “thảm kịch của con người”. Hàng chục nghìn người Afghanistan phải chạy đến sân bay quốc tế Kabul để rời khỏi đất nước. Một số người phải bám vào máy bay để rồi bị rơi xuống đất tử vong. Trong hơn một tuần, các nước NATO có thời gian để di tản công dân của họ và những người Afghanistan cùng hợp tác trước đây. Nhiệm vụ di tản kết thúc vào ngày 26. 8, nhưng Tổng thống Mỹ, Joe Biden cho lệnh kéo dài chiến dịch di tản cho đến ngày 31. 8. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều người Afghanistan đã làm việc cho quân đội Đức hoặc các tổ chức quốc tế trong hai mươi năm qua bị bỏ lại.
– Các ca nhiễm coronavirus tiếp tục gia tăng ở Đức từ đầu tháng Tám. Viện Robert Koch (RKI) nhìn nhận đất nước đang ở đầu của làn sóng thứ tư. Chính phủ liên bang và tiểu bang quyết định vào ngày 10. 8 không còn chi trả chi phí cho thử nghiêm Test Corona cho người dân. Quy tắc 3G được đưa ra (3G : Geimpft, Genese, Getestet – Đã chích ngừa, Đã lành bệnh, Đã thử nghiệm). Từ cuối tháng 8, những dịch vụ trong nhà như tiệm làm tóc, nhà hàng hoặc hồ bơi, chỉ dành cho những người đã được tiêm phòng, phục hồi hoặc xét nghiệm âm tính. Các biện pháp này cũng nhằm tăng áp lực buộc những người chưa tiêm chủng phải lo đi chủng ngừa do chiến dịch tiêm chủng ở Đức đang bị đình trệ.
– Huyền thoại bóng đá Gerd Müller qua đời vào ngày 15 tháng 8. (vô địch giải bóng đá Âu châu 1972, sang năm 1974 vô địch giải bóng đá thế giới)
– Charlie Watts, tay trống của ban nhạc Rolling Stones nổi tiếng thế giới, qua đời vào ngày 24 tháng 8.
-Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Change) đã trình bày một báo cáo mới vào ngày 9. 8. Theo đó, biến đổi khí hậu chắc chắn là do con người tạo ra và tiến triển xấu hơn so với những gì đã được giả định trước đây. Theo các chuyên gia, nhân loại vẫn còn có thể hành động để cứu vãn.
Báo cáo của IPCC được đưa ra vào thời điểm những đám cháy rừng kinh hoàng đang hoành hành ở Nam Âu và các khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt, ở Hy Lạp, tình hình có lúc cực kỳ nguy cấp. Mùa cháy rừng cũng đặc biệt dữ dội ở Siberia.
Tháng 9:
Chống dịch như chống giặc ở TP HCM
– Từ cuối tháng Tám, quân đội bắt đầu được chi viện vào TPHCM và miền Nam để giúp kiểm soát dịch. Số liệu cuối tháng 9 cho hay các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, quân y đã chi viện tăng cường cho TPHCM 135.000 người. Cũng có nguồn tin cho rằng, chính phủ Việt Nam đưa quân từ miền bắc vào TP HCM với mục đích ngầm là để chuẩn bị đàn áp nếu có bạo loạn xảy ra vì không những chi viện nhân sự mà xe tăng thiết giáp súng máy cũng hiện diện đầy khắp trên đường phố?
Cũng trong dịp này, mạng xã hội lại có dịp đưa ra những lời nhạo bán khi ông Đại tướng Phan Văn Giang,bộ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố “đây như là trận chiến, không thắng không về.”
– Trong cuộc bầu cử liên bang Đức, đảng Dân chủ Xã hôi Đức SPD trở thành đảng mạnh nhất trước Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDU/CSU, đảng Xanh, đảng Tự do Dân chủ FDP và AfD. Sau cuộc bầu cử, đảng Greens và FDP gặp nhau để dự tính cùng liên hiệp với SPD để thành lập chính phủ mới với Olaf Scholz (SPD) sẽ trở thành Thủ tướng Liên bang.
– Sau những đàm phán bí mật, ngày 15 tháng Chín, 2021, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ Tướng Anh Boris Johnson và Thủ Tướng Úc Scott Morrison đã cùng họp báo qua mạng Internet, công bố sự ra đời của Liên Minh AUKUS (viết tắt của Australia, United Kingdom và United States) tạo một cú sốc lớn trong dư luận. Tổng Thống Biden nói rằng Liên Minh AUKUS không nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc; nhưng sự ra đời của AUKUS tiếp theo sau sự tăng cường hợp tác an ninh chiến lược của Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ) cho thấy là Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sau khi rút khỏi Afghanistan. Trung Quốc đã tức khắc lên án liên minh này vì cho rằng AUKUS đang phát động một “cuộc chạy đua vũ trang,” làm suy yếu các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
– Một ngọn núi lửa phun trào trên đảo La Palma thuộc Tây Ban Nha. Sân bay chính bị đóng cửa. Do khí độc, đôi khi người dân tại đây bị cấm ra khỏi nhà.
– Mỹ kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York.
– Ngày 22.9 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng GDP Việt Nam 2021 sẽ chỉ tăng trưởng 3,8%, giảm mạnh so với mức 6,7% hay 5,8% dự báo trước đó.
Một tuần sau, Ngân hàng Thế giới (World Bank) duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 4,8% trong năm nay.
Ngày 29. 9 Việt Nam công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nói: “Tăng trưởng âm một vài phần trăm là điều có thể, nhưng âm sâu tới 6,17% thì ít ai nghĩ đến.”
Tháng 10:
Tháng 10, người dân lại tháo chạy khỏi tp HCM
– Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân chạy trốn khỏi TPHCM để về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TPHCM với các tỉnh lân cận. Sau đó chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn. Dù giới lãnh đạo kêu gọi ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ… nhưng người dân vẫn về quê theo cách gọi của chính quyền là ‘tự phát’.
– Tại Đức số ca nhiễm mới đang gia tăng đều đặn, cũng như số bệnh nhân Covid trong các khu chăm sóc đặc biệt. Phần lớn trong số họ không được tiêm phòng. Cuộc tranh luận về việc tiêm nhắc lại (Booster). Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO) khuyến nghị chích mũi Booster cho những người trên 70 tuổi.
– Giải Nobel Vật lý năm nay được trao cho Klaus Hasselmann, nhà khí tượng học người Đức và Syukuro Manabe người Nhật Bản và nhà vật lý người Ý, Giorgio Parisi
– Giải Nobel Hòa bình thuộc về các nhà báo Dmitri Muratow (Nga) và Maria Ressa (Philippines), những người được công nhận vì những nghiên cứu, hoạt động đối lập của họ.
– Tại Ba Lan, quốc hội phê chuẩn việc củng cố biên giới vĩnh viễn để ngăn dòng người tị nạn từ nước láng giềng Belarus. EU cáo buộc nguyên thủ Belarus, Alexander Lukashenko, chớ đưa người tị nạn đến biên giới một cách có tổ chức nữa.
– Tranh chấp giữa Ba Lan và EU đã leo thang lên lên một cấp độ mới. Tòa án Hiến pháp Ba Lan đã phán quyết rằng luật quốc gia được ưu tiên hơn luật châu Âu – khiến Brussels không hài lòng. Tranh chấp về cơ quan kỷ luật dành cho các thẩm phán Ba Lan gây tranh cãi đến hồi gay cấn. Vì Warsaw phớt lờ phán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) từ mùa hè, nên sau đó đã kết án nước này với số tiền phạt hàng ngày là một triệu euro. Warsaw ngay lập tức nói rõ rằng họ không muốn trả tiền.
– Tại Áo, vào ngày 9 tháng 10, Thủ tướng Sebastian Kurz từ chức sau cuộc điều tra tham nhũng chống lại ông. Người kế nhiệm ông sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao, Alexander Schallenberg. Tuy nhiên, ngắn gọn vẫn là lãnh đạo đảng của ÖVP và tiếp quản quyền chủ tịch của nhóm của mình trong quốc hội.
– Facebook lảnh búa tạ trong tháng 10. Vào đầu tháng, người tố cáo và cũng là cựu nhân viên Facebook, Frances Haugen đã ra điều trần trước Thượng viện Mỹ. Cô cáo buộc công ty đã quá lỏng lẻo trong việc chống lại những phát ngôn thù hận. Vào cuối tháng, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã thông báo Facebook sẽ trở thành “Meta”. Các nhà phê bình coi đây là một nỗ lực của Zuckerberg để chuyển hướng sự chú ý khỏi những tiêu đề tiêu cực.
– Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Colin Powell qua đời vì Covid-19 ở tuổi 84. Cùng với cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, ông đã lãnh đạo Hoa Kỳ tham chiến ở Iraq vào năm 2003 với những chứng cứ giả tạo. Nhiều năm sau, Colin Powell thừa nhận hành vi lừa dối của mình.
– Hôm 12.10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhớ lại: “Dù lúc đó thành phố có những lúc đưa ra chỉ tiêu xét nghiệm 500.000 mẫu/ngày, huy động hết lực lượng nhưng kết quả trả lại chỉ vài chục ngàn mẫu. Quyết định giãn cách để xét nghiệm phát hiện ca nhiễm ngăn chặn kịp thời nhưng lúc đó “vũ khí chiến đấu” không phù hợp.”
–Việt Nam, trong tháng 10, tuyên bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và từng bước mở cửa nền kinh tế, tuy dự báo của chính phủ ngày 12. 10 thừa nhận dự kiến tăng trưởng cả năm nay sẽ ở mức 3-3,5%. Trong khi đó World Bank, ngày 13.10, dự đoán GDP của Việt Nam năm nay ước tính tăng trưởng 2-2,5%, thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% công bố hồi tháng 9.
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS), Hà Nội, tỏ ra bi quan hơn, cho rằng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 1,8% hoặc ở mức thấp, tăng trưởng đạt 0,2%.
Tháng 11:
Khủng hoảng người tị nạn tại biên giới Ba lan – Belarus
– Làn sóng nhiễm Corona lần thứ tư tràn vào Đức. Số ca nhiễm tăng liên tục trong tháng. Biện pháp 3G (đã chích, đã lành bệnh, đã thử nghiệm âm tính) được áp dụng trên toàn quốc bao gồm nơi làm việc cũng như trên xe buýt và xe lửa.. Cuộc tranh luận lớn về bắt buộc tiêm chủng được khơi ngòi. Bất chấp tất cả các biện pháp và thảo luận, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn vào cuối tháng.
– Một biến thể mới của virus Sars-Cov-2 được phát hiện và được gọi là Omicron. Tổ chức Y tế Thế giới phân loại chúng là một vấn đề cần quan tâm.
– Hội nghị Khí hậu Thế giới kết thúc vào ngày 13. 11 tại Glasgow. Sau những lời kêu gọi khẩn cấp, cộng đồng quốc tế đã đồng ý về nguyên tắc là loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than và chấm dứt trợ cấp cho than, dầu và khí đốt. Ngoài ra, các đoàn đàm phán đặt ra một bộ quy tắc ràng buộc cho việc mua bán khí thải quốc tế. Ngoài ra, nhiều thỏa thuận đã được ký kết nhưng chỉ có một số quốc gia đồng ý cam kết. Ví dụ, hơn 100 quốc gia muốn ngăn chặn nạn phá rừng.
– Tranh chấp người tị nạn giữa EU và Belarus ban đầu leo thang. Hàng trăm người di cư cắm trại ở khu vực biên giới với Ba Lan và tiếp tục cố gắng vượt biên giới. EU cáo buộc nhà cầm quyền Belarus Alexander Lukashenko đã cố tình tạo ra tình hình và sử dụng những người di cư làm “vũ khí sống” trong cuộc chiến chống lại EU.
– Bắt đầu từ tháng 11/2021, Việt Nam cho phép thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, với 5 địa phương đón khách du lịch quốc tế gồm:Thành phố Phú Quốc, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
Tháng 12:
Năm quốc gia có số nhà báo bị bắt giam tùy tiện nhiều nhất trên thế giới năm 2021
– Những người đoạt giải Nobel Thay thế đã nhận giải thưởng của họ tại Stockholm, Thụy Điển. Cuộc chiến chống lại bạo lực và suy thoái môi trường đã được vinh danh. Giải thưởng đã thuộc về các nhà hoạt động đến từ Cameroon, Nga, Canada và Ấn Độ.
– Ít nhất 140 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố ở Mali và Niger. 79 kẻ tấn công và 29 binh sĩ thiệt mạng khi phiến quân cố gắng xông vào một căn cứ quân sự quốc tế ở bang Niger, Tây Phi. Trước đó, ít nhất 31 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố nhằm vào một chiếc xe tải chở hàng chục người ở Mali. Ít nhất 17 người bị thương trong một cuộc tấn công của những kẻ có vũ trang hôm thứ Sáu gần làng Songho.
– Một phiên tòa chống lại người đoạt giải Nobel Hòa bình và cựu Thủ tướng Aung San Suu Kyi đã diễn ra ở Naypyidaw, Myanmar. Bà bị kết án bốn năm tù vì tội kích động bạo loạn và coi thường các biện pháp Corona. Vài giờ sau khi tuyên án, bản án được giảm xuống hai năm quản thúc.
– Chính phủ Mỹ thông báo rằng các đại diện ngoại giao từ Washington sẽ không có mặt tại Thế vận hội Mùa đông ở Trung Quốc vào tháng 2 tới đây. Các vận động viên Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi cuộc tẩy chay ngoại giao này. Anh, Canada, Litauen, New Zealand, và Úc cũng đã tham gia cuộc tẩy chay ngoại giao của Mỹ đối với Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Trung quốc. Vào ngày cuối năm, bộ trưởng ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock cũng đưa ra tuyên bố sẽ không tham dự thế vận hội với tư cách cá nhân.
– Nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel kết thúc sau 16 năm. Tại buổi bàn giao, bà chúc người kế nhiệm Olaf Scholz sẽ “gặp may” trong việc điều hành đất nước.
– Một vụ án được xem là tồi tệ nhất của thế kỷ mang tính khoa học xảy ra tại Việt Nam. Ngày 18-12, phát ngôn viên Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế kit test COVID-19 dổm xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương có liên quan. Phan Quốc Việt, người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc Công ty Việt Á,Vũ Đình Hiệp, phó tổng giám đốc Công ty Việt Á; Hồ Thị Thanh Thảo, thủ quỹ Công ty Việt Á…đã bị khởi tố. Liên quan đến vụ án, các bị can Phạm Duy Tuyến, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và Nguyễn Mạnh Cường, nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương, cũng bị khởi tố.
– Việt Nam lại lọt vào top 5 trên bảng phong thần của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Theo thông tin từ Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) được công bố vào ngày 16.12 vừa qua, số người hành nghề truyền thông bị bỏ tù đã tăng hơn 20% lên mức cao kỷ lục vào năm 2021 so với năm trước. Ít nhất 488 nhà báo và người làm truyền thông khác bị giam tù vì công việc của họ, trong đó có 60 phụ nữ. 212 trong số những người bị bắt giữ ở Trung Quốc (127), Myanmar (53), Belarus (32) và Việt Nam (43).
Phương Tôn
Tháng 12. 2021
Tổng hợp từ các nguồn #Focus Online #mdr #BBC tiếng Việt #was-war.wann #rfa tiếng Việt # Vietnamnet
Không có nhận xét nào