Phát biểu trong dịp đánh dấu một năm xảy ra vụ biểu tình ngày 6/1/2021 tại tòa nhà Quốc Hội, Kamala Harris đã tuyên bố cuộc biểu tình này kinh hoàng như vụ khủng bố 9/11, và vụ hải quân Mỹ bị ném bom tại Trân Châu Cảng năm 1941. Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn, những người tham dự cuộc biểu tình ngày 6/1 là những công dân yêu nước, họ không thể bị lên án là khủng bố hoặc là kẻ thù của Hoa Kỳ.
Hơn 100,000 cử tri Cộng Hòa đã bất mãn về vấn đề gian lận bầu cử nên họ đổ về thủ đô trong ngày kiểm phiếu Cử Tri Đoàn, hy vọng những người có trách nhiệm sẽ thực thi đúng những gì hiến pháp quy định. Rất tiếc cuộc biểu tình ôn hòa đó đã bị một số người lợi dụng, gây hỗn loạn, tạo lý do cho đảng Dân Chủ vu khống cho TT Trump âm mưu cướp chính quyền. Những người biểu tình không có vũ khí, thong thả đi vào tòa nhà Quốc Hội mà bị cáo buộc là cướp chính quyền, thì thật là phi lý. Sau một năm điều tra, trong số hơn 700 người bị bắt mà không một người nào bị kết án tội phản quốc. Có 5 vụ tử vong xảy ra nhưng chỉ có một nạn nhân bị cảnh sát bắn chết là phụ nữ, một cựu quân nhân, không võ trang, trên tay chỉ có một lá cờ Hoa Kỳ. Trong khi đó vài người biểu tình khác chết vì lý do sức khỏe, và sau này đã có thêm vài cảnh sát tự tử.
Một năm sau vụ biểu tình ngày 6/1, nước Mỹ càng chia rẽ hơn, càng phân hóa hơn, và người dân càng ngán ngẩm Joe Biden cũng như đảng Dân Chủ nhiều hơn. Trước nguy cơ có thể bị thất bại trong cuộc bầu cử cuối năm, đảng Dân Chủ đang cố gắng bằng mọi cách thông qua Dự Luật Bầu Cử nhằm hợp thức hóa những việc làm gian lận mà đảng Dân chủ đã sử dụng để giành được chiến thắng cho Joe Biden.
Gian lận đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020
Người dân đã chứng kiến nhiều chuyện bất thường xảy ra trong đêm bầu cử ngày 3/11/2020. Khoảng quá nửa đêm, trong lúc TT Trump đang dẫn đầu tại một số tiểu bang then chốt, bỗng dưng những tiểu bang này đồng loạt ra lệnh ngưng đếm phiếu. Một trường hợp cụ thể là tiểu bang Pennsylvania ngưng đếm phiếu khi TT Trump dẫn đầu với hơn 700,000 phiếu. Sáng sớm hôm sau, khi thức giấc, người ta đã thấy Joe Biden có thêm hàng triệu phiếu. Gian lận bầu cử bị nghi ngờ đã xảy ra tại Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Georgia. Nhiều cuộc điều tra bị bế tắc vì phần lớn chứng cớ, tài liệu liên hệ tới cuộc bầu cử đã bị hủy bỏ mặc dù theo luật phải được duy trì trong 22 tháng.
Một số tổ chức quan sát bầu cử đã đưa ra vấn đề nhiều tiểu bang có số phiếu bầu trội hơn số cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu. Cuối tháng 11 năm vừa qua, tổ chức Public Interest Legal Foundation (PILF) đã nộp đơn kiện Bộ Trưởng Nội Vụ tiểu bang Michigan là Joycelyn Benson vì tiểu bang này đã không loại bỏ khỏi Danh Sách Cử Tri tiểu bang tên của hơn 25,000 cử tri đã chết. Tổ chức PILF cho hay một số người đã chết trên 5 năm và một số đã chết hơn một thập niên. Sau nhiều vụ khiếu nại, tháng 6 năm 2021 tiểu bang Georgia đã loại hơn 100,000 tên của cử tri ra khỏi Danh Sách Cử Tri của tiểu bang vì họ đã chết hoặc đã di chuyển đi nơi khác. Trước đây Bộ Trưởng Nội Vụ tiểu bang Georgia, Brad Raffensperger đã bị TT Trump chỉ trích nặng nề vì đã thay đổi luật bầu cử vào giờ chót nhằm tạo cơ hội gian lận. Bộ Trưởng Nội Vụ này còn bị chỉ trích vì đã nhận hàng trăm triệu dollars từ những tổ chức do Mark Zuckerberg tài trợ để đổ vào các khu vực cử tri thuộc đảng Dân Chủ vận động cho Joe Biden.
Truyền thông Just the News loan tin chiều Thứ Ba ngày 4/1 vừa qua, Bộ Trưởng Nội Vụ Georgia Brad Raffensperger tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về vụ gian lận đã xảy ra trong cuộc bầu cử 2020 do tổ chức True the Vote khiếu nại. Theo tài liệu của True the Vote, hơn 200 thiện nguyện viên của tổ chức này đã nghiên cứu video tape của một số thùng đựng phiếu bầu bằng thư "ballot drop-off box" đặt tại nhiều địa điểm công cộng trong khu vực Atlanta. Họ đã ghi nhận hình ảnh của 242 người, sau khi gom được phiếu đã đi nhiều chuyến tới thùng phiếu, đổ 5,662 phiếu bầu bằng thư vào những thùng phiếu đó, sự việc này phần lớn xảy ra trong khoảng thời gian từ nửa đêm tới 5:00 giờ sáng. Những người đi thu gom phiếu bầu biết rõ việc làm của họ là phi pháp, là vi phạm luật cấm thu phiếu của tiểu bang Georgia nên họ đã lén lút thực hiện trong đêm khuya. Tiểu bang Georgia có 159 quận mà chỉ một quận đã giúp cho Joe Biden có thêm hơn 5,000 phiếu gian lận thì câu hỏi về sự đắc cử của Joe Biden đáng nghi ngờ là có căn bản.
Trong một buổi họp báo vào tháng 10 năm 2021, Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Arizona, Mark Brnovich cho hay “đã có một số người bị truy tố về tội thu phiếu và còn nhiều người nữa sẽ bị truy tố.” Arizona, Florida, Georgia, Texas và một số tiểu bang Cộng Hòa có luật cấm thu phiếu, ngoại trừ là người thu phiếu có liên hệ với cử tri. Marc Elias, luật sư đại diện cho đảng Dân Chủ đã kiện Arizona và Georgia về luật cấm thu gom phiếu. Sau nhiều năm theo đuổi, vụ kiện tiểu bang Arizona đã lên tới Tối Cao Pháp Viện, và kết quả là đảng Dân Chủ bị thua. Dân Biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio) cảnh báo: “Đảng Dân Chủ đang nỗ lực hợp thức hóa việc “Thu Phiếu” nhằm nắm trọn quyền lực.”
Dự Luật Bầu Cử Vì Dân là trọng tâm trong chính sách của Đảng Dân
Chủ
Toàn bộ lãnh đạo đảng Dân Chủ đã xách động cử tri gây áp lực cho các Thượng
Nghị Sĩ trong việc bỏ phiếu cho Dự Luật Bầu Cử Vì Dân sắp xảy ra tại Thượng
Viện. Từ Joe Biden tới Kamala Harris, Nancy Pelosi, Chuck Schumer, . . .
tất cả đều cho rằng cử tri da đen bị kỳ thị, quyền tự do bầu cử của họ bị đảng
Cộng Hoà đe doạ. Vì vậy đảng Dân Chủ muốn sửa đối luật bầu cử để bảo vệ
quyền bỏ phiếu của người da đen. Nếu cho rằng người da đen bị kỳ thị,
không được tự do đi bỏ phiếu thì lịch sử Hoa Kỳ đã không có Tổng Thống da đen,
và Joe Biden đã không có hơn 30 triệu phiếu của cử tri da đen. Lý do thực
sự đảng Dân Chủ muốn sửa đổi luật bầu cử là để hợp thức hoá những mánh khóe
gian lận đã được thực hiện trong cuộc bầu cử năm 2020. Lãnh đạo Khối Đa
Số Chuck Schumer đã tuyên bố "Nếu Dự Luật Bầu Cử không được thông qua,
chúng ta cần thay đổi thủ tục tranh luận filibuster để không bị đòi hỏi cần tới
60 phiếu thuận." Joe Biden và đảng Dân Chủ không có hy vọng
chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm, vì vậy phải tìm cách thông qua Dự Luật
Bầu Cử. Dự luật này tạo nhiều kẽ hở để dễ gian lận. Dưới đây là một
số điều khoản điển hình được trích dẫn từ tài liệu của The Heritage Foundation:
“-Không đòi hỏi xuất trình thẻ căn cước khi bỏ phiếu - Điều này trái ngược với luật đòi xuất trình căn cước của tiểu bang nhằm chống gian lận, mạo danh, và bỏ phiếu nhiều lần.
-Cho phép cử tri được bỏ phiếu ngay trong ngày ghi danh - Không cần thời gian để xác định thông tin cá nhân, rõ ràng là tạo cơ hội gian lận cho những người không đủ điều kiện bỏ phiếu cũng được bỏ phiếu.
-Chính quyền tiểu bang bị bắt buộc cho phép người dân được thu phiếu - Điều khoản này hợp thức hoá việc thu phiếu, và trả tiền cho những người làm công việc này. Hiện có nhiều cuộc điều tra liên hệ tới gian lận từ việc thu phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020, và một số người đã bị truy tố.
-Thay đổi Ủy Ban Bầu cử Liên bang (FEC) thành một tổ chức đảng phái - Hiện tại, FEC có sáu thành viên, mỗi đảng có 3 thành viên để giữ tính cách quân bình giữa hai đảng. Dự Luật Bầu Cử sẽ giảm đi một, còn lại 5 thành viên, do đó bên đa số có thể làm lợi tối đa cho phe nhóm của mình.
-Thành lập Uỷ Ban Tái Phân Định Khu Vực Bầu Cử Quốc Hội - Điều khoản này xoá bỏ quyền tái phân định khu vực bầu cử Quốc Hội của chính quyền tiểu bang. Đây là mưu đồ nhằm tạo lợi thế cho đảng Dân Chủ.
Tóm lại, Dự Luật Bầu Cử do đảng Dân Chủ đưa ra có nhiều điều khoản vô lý, không cần thiết và vi hiến.”
Sau một năm thất bại trong mọi lãnh vực về đối nội cũng như đối ngoại, đảng Dân Chủ giờ đây phải đương đầu với nhiều thách thức trong cuộc bầu cử cuối năm. Nếu dự luật này được thông qua, đảng Dân Chủ sẽ giành được chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử và sẽ mãi mãi nắm giữ quyền cai trị đất nước. Người dân Hoa Kỳ cần đập tan âm mưu đen tối này để bảo vệ hiến pháp và nền dân chủ đích thực của đất nước chúng ta.
Kim Nguyễn
January 11, 2022
Không có nhận xét nào