Header Ads

  • Breaking News

    Hé lộ lí do đặc biệt khiến xung đột biên giới Trung - Ấn hạ nhiệt: Tại ... ông trời


    Xung đột biên giới Trung - Ấn đã hạ nhiệt vì lí do không ai ngờ: Hai cường quốc quân sự buộc phải dừng bước chỉ vì lí do ... trời mưa!

    Tổng chỉ huy quân đội Ấn Độ mới đây đã "rung chuông" cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc-Pakistan "thông đồng" tại các khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya.

    Các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã họp để cùng bàn cách giải quyết xung đột tại biên giới Chushul-Moldo ở khu vực Ladakh, trong đó tập trung vào việc giải quyết những mâu thuẫn còn tồn đọng ở Đông Ladakh. Quá trình này đã đi được nửa chặng đường

    Điều nổi bật nhất về cuộc họp ở Chushul là thời điểm diễn ra - trùng với mùa đông khi lượng mưa lớn kỷ lục đổ xuống ở phía Ấn Độ (trong khi khí hậu khô cằn ở Tây Tạng). Điều này sẽ giúp "đóng băng" bất kỳ hành động nào của phía Ấn Độ cho dù New Delhi có muốn hành động gì đó.



    Một máy bay chiến đấu của Ấn Độ bay qua một dãy núi gần Leh, thủ phủ khu vực Ladakh, vào ngày 23/6/2020. Ảnh: AFP

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã bày tỏ hy vọng, "tình hình hiện tại dọc theo biên giới Trung -Ấn nhìn chung là ổn định… Chúng tôi hy vọng hai bên thường xuyên gặp nhau và thúc đẩy tình hình biên giới chuyển từ tình trạng xử lý khẩn cấp sang giai đoạn quản lý thường xuyên".

    Diễn biến cuộc họp ở Chishul liệu có thể hiện sự lạc quan thận trọng đó không? Các nhà phân tích Ấn Độ nhấn mạnh, không có "đột phá" nào ngoài những gì đã đạt được cho đến nay sau vụ đụng độ ở Hồ Pangong vào tháng 2/2021 và Gogra vào tháng 8/2021 ở phía đông Ladakh. New Delhi cho rằng, "việc giảm căng thẳng và quay trở lại vị trí thời bình vẫn là một viễn cảnh xa vời".

    Tất nhiên, điều dễ bị bỏ quên ở đây là dù sao thì rất khó để quay trở lại hiện trạng vào tháng 4/2020, thời điểm cả hai đều tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Sau vòng đàm phán gay gắt giữa các tư lệnh quân đoàn vào tháng 10/2021, lần này Trung - Ấn có ra được tuyên bố chung sau cuộc hội đàm kéo dài 13 giờ chỉ quanh quay những "trao đổi quan điểm thẳng thắn và sâu sắc để giải quyết các vấn đề liên quan" - có nghĩa là , theo ngôn ngữ ngoại giao, những khác biệt và bất đồng nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, điều quan trọng là, tuyên bố chung tiếp tục nhấn mạnh hai bên "đồng ý củng cố các kết quả trước đó và thực hiện các nỗ lực hiệu quả để duy trì an ninh và ổn định trên thực địa ở Khu vực phía Tây, kể cả trong suốt mùa đông…

    Về tổng thể, tuyên bố chung mang tính tương lai. Trong suốt 18 tháng qua, hòa bình đã chiếm ưu thế ở các khu vực biên giới tranh chấp, điều này giúp ích Ấn Độ rất nhiều khi họ đang phải đối mặt nhiều khó khăn ở trong nước.

    Bất chấp xung đột, quan hệ thương mại Trung - Ấn vẫn tăng

    Ngoài ra, bất chấp những căng thẳng trong mối quan hệ Ấn - Trung, thương mại song phương đang bùng nổ, điều này cho thấy Bắc Kinh thúc đẩy quan hệ với New Delhi, trong khi Ấn Độ cũng không thể tách khỏi thị trường Trung Quốc.

    "Hiệu thuốc thế giới" của Ấn Độ thực sự nhập khẩu 50-60% hóa chất và các nguyên liệu khác cho ngành dược phẩm từ Trung Quốc.

    Năm 2021, thương mại song phương đạt 125,66 tỷ USD, tăng hơn 43% so với năm trước. Quan trọng là Trung Quốc nhập khẩu 28,14 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ, tăng 34,2%.

    Hợp tác kinh tế và thương mại có thể đóng một vai trò nào đó trong việc phá vỡ thế bế tắc ở biên giới nhưng về cơ bản, sự hợp tác này chỉ dừng lại ở cấp độ chính trị. Đây là khu vực mà tướng Ấn Độ Manoj Naravane cho rằng có tầm quan trọng lớn.

    Trong nhận xét trước thềm cuộc hội đàm Chushul, vị tướng này cho biết Pakistan và Trung Quốc có thể "thông đồng" trong vấn đề biên giới và hai nước "gần nhau nhất ở Siachen và Thung lũng Shaksgam". "Siachen rất quan trọng đối với chúng tôi. Nó quan trọng về mặt chiến lược. Đó là nơi mà Pakistan và Trung Quốc rất dễ bắt tay với nhau", ông nói.

    Người đứng đầu quân đội nhấn mạnh, Ấn Độ đang trong quá trình tái cân bằng lực lượng, tập trung vào biên giới phía bắc để chống lại nguy cơ này. Về cơ bản, Ấn Độ đang khẳng định quyền kiểm soát Sông băng Siachen, nằm giữa Dãy núi Saltoro ngay phía tây và dãy Karakoram chính ở phía đông. Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Siachen.

    Nhưng trớ trêu thay, vào năm 1975, khi các bản đồ của Mỹ đánh dấu sông băng này là một phần của Pakistan, nó đã gây ra phản ứng dữ dội từ Ấn Độ, chỉ trích hành động này là "sự xâm lược bằng bản đồ".

    Các điều kiện khắc nghiệt của Siachen đã hạn chế các hoạt động quân sự. Quân đội đóng tại Siachen phải thường xuyên cảnh giác với những con đường nguy hiểm mỗi khi ra ngoài, và cảnh giác với khả năng xảy ra những trận tuyết lở chết người. Một trận tuyết lở năm 2012 đã phá hủy toàn bộ trụ sở tiểu đoàn Pakistan, giết chết 129 binh sĩ và 11 thường dân.



    Do môi trường băng hà tàn khốc dẫn đến tình trạng chiến tranh ở những vùng đất hoang vắng đó, bất kỳ sự "tái cân bằng" nào - vì bất kỳ lý do gì của "chiến lược" đó đều phải hiệu quả về mặt chi phí.

    Ấn Độ phải có đủ khả năng chi trả. Quan trọng nhất, sông băng như vậy cần được bảo tồn. Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 1.000kg chất thải của con người được đổ vào các khe sông băng mỗi ngày, cùng với pháo hạng nặng có chứa các kim loại độc hại như chì.

    Đó là lý do tại sao điều thú vị nhất là khi nghe tướng Narvane tuyên bố: "Chúng tôi không ác cảm với việc phi quân sự hóa Sông băng Siachen, nhưng điều kiện tiên quyết là phải chấp nhận AGPL (Đường vị trí thực tế trên mặt đất). Pakistan phải chấp nhận vị trí của họ là gì và phải chấp nhận vị trí của chúng tôi".

    Điều thú vị hơn nữa là, sau nhận xét của tướng Narvane, một chuyên gia kỳ cựu của Trung Quốc về Nam Á là Wang Dehua, cho biết: "Bế tắc của tranh chấp biên giới Trung-Ấn sẽ chỉ được phá vỡ khi Bắc Kinh và New Delhi có thể phát triển một tư duy mới, gạt sang một bên những mâu thuẫn cũ và tập trung vào sự hợp tác tiềm năng trong tương lai".

    Không có nhận xét nào