Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông ngày Thứ tư 26 tháng 01 năm 2022

     Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Trung Quốc điều động khá nhiều tàu chiến sau khi hai nhóm tác chiến HKMH Mỹ tiến vào Biển Đông.

    Khu trục hạm Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa

    Theo thông báo của Hạm đội 7, ngày 20/1, tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện tự do hàng hải (FONOP) tại “các vùng biển lân cận của quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trong năm 2021, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke này cũng đã tiến hành FONOP gần khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 12/7.

    Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết lực lượng Không quân và Hải quân nước này đã cảnh báo, xua đuổi tàu chiến Mỹ đồng thời tố cáo Hoa Kỳ theo đuổi bá quyền hàng hải và quân sự hóa Biển Đông khi đưa USS Benfold đã đi vào “lãnh hải Trung Quốc”. PLA cũng kêu gọi quân đội Mỹ “chấm dứt ngay lập tức các hành động khiêu khích như vậy, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng khó lường trước được”.

    Trong khi đó, Thông báo trên website của Hạm đội 7 cho biết, Tuyên bố của CHND Trung Hoa là sai sự thật, USS Benfold đã tiến hành FONOP “phù hợp với luật pháp quốc tế” và hành động đó phản ánh cam kết của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng quyền tự do hàng hải. “Hoạt động tự do hàng hải này duy trì các quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp các vùng biển được công nhận trong luật pháp quốc tế bằng cách thách thức các hạn chế đối với việc đi lại vô hại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), Đài Loan, Việt Nam và thách thức yêu sách của CHND Trung Hoa về các đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa”, trích thông báo trên website của Hạm đội 7.

    HKMH  Mỹ tập trận. Trung Quốc triển khai 39 máy bay chiến đấu 

    Theo tuyên bố từ Hải quân Hoa Kỳ, các Nhóm tàu sân bay tấn công Carl Vinson và Abraham Lincoln đã tiến vào Biển Đông hôm Chủ Nhật ngày 23/1/2022. Hai nhóm tàu sẽ tham gia vào các hoạt động nhằm tăng cường các hoạt động tích hợp hàng hải trên biển và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các hoạt động bao gồm các hoạt động liên lạc hàng hải tăng cường, hoạt động tác chiến chống tàu ngầm, tiếp liệu trên biển và các hoạt động ngăn chặn hàng hải.

    https://lh4.googleusercontent.com/qb7xPSI3o5OUushBg3_RHKQHRP_cB8hk5ppkfW7CJdW9gus5x_1SJGfU6F6GBtvPcHc-JezyC59XrTfL9a7pQIChays27Fkp-ss-okF69larWUwJ8OWQBu_vKBr76Sqk_ZqcgBRd

    Tàu USS Carl Vinson đi vào Biển Philippines ngày 25/1/2022. Nguồn: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic

    Hải quân Hoa Kỳ đã công bố hình ảnh cho thấy hai nhóm tàu sân bay đang tiến hành các cuộc tập trận cùng với tàu đổ bộ tấn công và một tàu khu trục Nhật Bản, JS Hyuga, ở Biển Philippines. Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung kéo dài sáu ngày và diễn ra ở phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản, trong vùng lân cận của Đài Loan.

    Sau khi những hình ảnh trên được công bố, Trung Quốc đã triển khai 39 máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan. Đây được coi là đợt triển khai lớn nhất kể từ tháng 10/2021, bao gồm 34 máy bay chiến đấu, 4 máy bay tác chiến điện tử và một máy bay ném bom. Trước đó vào ngày 4/10/2021, Trung Quốc đã triển khai 56 máy bay cùng khoảng thời gian tàu sân bay Mỹ và Anh đi qua eo biển Ba Sĩ.

    https://lh6.googleusercontent.com/dPnkwGG_fw7qm0ki1bXgDw3_Vh_Ncbjl66M-w7cKAnto6FMDD3D5bJSr7-ifxNEOsuqRt4MjE_33WiWT1BKjagfrJbpBaugZ3imjsLik5I1sPOyFa6PhWDzjnmvCkb2KV21x6pS5

    Dữ liệu máy bay Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan hôm thứ Hai ngày 23/1/2022. Nguồn: Bộ Quốc phòng Đài Loan.

    Sang thứ Hai, Trung Quốc tiếp tục triển khai 13 máy bay quân sự khác gần Đài Loan, trong đó có 10 chiếc J-16, bao gồm 2 chiếc J-16D. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận rằng các máy bay J-16D là một phần trong các cuộc triển khai của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

    https://lh3.googleusercontent.com/2J1uHzXBa5WpPZeXnAKCHda8j4k3FXEW32uEKjb1aDhkcrzahe_gdAzMfN1PUTvV2VKiT2lOZ-3og7S8pCFomfPOZ_E0ZUqdCkNvvJ3-xoS2ZKuFP2wEogpSfzK2gsBzmM-_4CXh

    Dữ liệu máy bay Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan hôm thứ Hai ngày 24/1/2022. Nguồn: Bộ Quốc phòng Đài Loan.

    Các cuộc xuất kích của PLA là một phần trong những gì Đài Loan mô tả là một hình thức chiến tranh “vùng xám”, được thiết kế để thăm dò và làm cạn kiệt khả năng phòng thủ của hòn đảo trong khi ngăn chặn Đài Bắc thắt chặt quan hệ với Washington và các đồng minh. Năm ngoái, Bắc Kinh đã gửi hơn 950 máy bay chiến đấu bay qua vùng nhận dạng phòng không của Đài Bắc.

    Hải quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai rằng hai nhóm tác chiến HKMH sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tập trận trong khu vực để chứng tỏ “khả năng cung cấp một lực lượng hàng hải hùng mạnh”. 

    Ngày 25/1, HKMH/ USS Carl Vinson và tàu khu trục USS Chafee (tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke) đã đi qua eo biển gần đảo Verde, Philippines rời Biển Đông tới Biển Philippines. Như vậy USS Carl Vinson cùng với HKMH/ USS Abraham Lincoln mới chỉ tới tập trận tại Biển Đông vào ngày 23 và 24/1 sau khi diễn tập với các tàu chiến của Hải quân Nhật Bản trong ngày 23/1 tại Biển Philippines. Trong cuộc tập trận tại Biển Đông ngày 24/1, máy bay chiến đấu F-35C đã gặp trục trặc khi hạ cánh trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson. Vụ việc đã khiến 7 người bị thương trong đó có 3 người được đưa đến Manila để điều trị và hiện đã ổn định trong khi 4 người còn lại được điều trị trên tàu .

    Địa điểm chiếc F-35C rơi xuống biển có thể là điểm nóng trong những ngày tới, khi tàu chiến Mỹ khoanh vùng bảo vệ và tàu chiến Trung Quốc kéo đến khu vực.




    Ngay trong sáng nay 26 tháng 01 2022, Mỹ triển khai số lượng lớn các loại máy bay trinh sát đến Biển Đông, bao gồm P-8A, EP-3E, RC-135V và máy bay không người lái MQ-4C.


    Không có nhận xét nào