Nguồn hình ảnh, Getty Images
Ngày 12/11 là đúng 2 năm gạo ST25 (ST là Sóc Trăng) lên ngôi vương "World's Best Rice Conference" lần thứ 11 tại Mỹ do The Rice Trade (TRT) tổ chức. Nhiều người Việt giật mình, vui buồn lẫn lộn.
Vui vì gạo Việt Nam đạt giải "Ngon nhất thế giới". Vậy mà lâu nay, cứ chê bai, toàn dùng gạo ngoại. Từ gạo Thái, Mỹ đến Nhật, Đài Loan và cả Campuchia. Nói cho ngay, người Việt quay lưng với nông sản, chẳng riêng gì gạo Việt; vì sợ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Cứ mua nông sản Mỹ, Nhật, Hàn, Đài… cho chắc ăn; dù giá đắt gấp đôi, gấp ba.
Buồn vì được xem là cường quốc xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới, mãi đến lần thứ 11, gạo Việt Nam mới giành giải nhất; trong khi Thái Lan 6 lần, Campuchia 4 lần, Mỹ 2 lần, Myanmar và Việt Nam; mỗi nước 1 lần (cuộc thi hàng năm từ 2009, 2013 và 2014 có 2 giải nhất).
"World's Best Rice Conference" lần thứ 10 (2018) ở Hà Nội, Việt Nam bất lực nhìn gạo Campuchia lên ngôi vua tại sân nhà, dù lượng gạo xuất khẩu của họ chỉ bằng 1/8 Việt Nam.
Long đong gạo Việt
Bao năm nay, gạo Việt Nam cứ chạy theo số lượng để lấy thành tích báo cáo, ít quan tâm đến chất, giờ mới giật mình. Mà đâu riêng gì gạo. Ngó qua, lĩnh vực nào cũng vậy, nhất là du lịch. Lúa gạo và nông nghiệp đã giật mình, muộn còn hơn không. Các ngành khác, chưa biết bao giờ mới tỉnh giấc?
Tháng 11/2016, GSTS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông học miền Nam, dẫn đầu đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng qua Campuchia nghiên cứu, học tập về cách trồng lúa, xuất khẩu gạo. Thời điểm đó Campuchia đã 3 lần giành giải nhất, Việt Nam mới chỉ mon men giải 2, giải 3. Từ nào tới giờ, trong các cuộc thi, mọi người chỉ nhớ giải nhất, ít ai nhớ giải nhì, ba; lĩnh vực nào cũng vậy.
"Lạ", rất dễ thống nhất. "Ngon", "Đẹp" tùy thuộc nhiều vào góc nhìn và tiêu chí của từng cuộc thì, từng giám khảo. Như câu trả lời của Hoa hâu Lý Thu Thảo tại Hội thi "Người đẹp TPHCM 1989". Khi được hỏi cô có nghĩ mình là người đẹp nhất Việt Nam không". "Em chỉ nghĩ, mình là người đẹp nhất trong cuộc thi này và theo cách chấm của Ban giám khảo".
Gạo ngon cũng vậy. Ăn thử gạo ST25, nhiều người thấy ngon thiệt nhưng cũng có những người chê vì quá dẻo. Lại có người không thích gạo thơm.
Giải thưởng đã tạo cú hích cho gạo Việt trong cuộc chiến giành lại thị phần từ tay gạo ngoại. Ngoài dẻo, thơm; ST25 còn là giống lúa ngắn ngày, kháng mặn cao, kháng bệnh, ít bị đổ ngã, có thể trồng phổ biến ở các địa phương; ưu điểm hơn hẳn nhiều giống lúa hàng đầu thế giới.
Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua (cựu Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sóc Trăng - NN&PTNT), gắn cả đời mình với cây lúa, có công rất lớn vào giải thưởng này. Em trai ông là Hồ Quang Lực, anh hùng Lao động ngành thủy sản. Thông tin báo chí và mạng xã hội cứ viết "kỹ sư Hồ Quang Cua là cha đẻ của gạo ST25".
Xin thưa, kỹ sư Cua chỉ là "đồng cha đẻ". Nhóm tác giả gạo ST25 gồm Kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sĩ Trần Tấn Phương (Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng), Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Phương (cựu Phó giàm đốc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Sở NN&PTNT Sóc Trăng).
Ngày 12/11 là đúng 2 năm gạo ST25 (ST là Sóc Trăng) lên ngôi vương "World's Best Rice Conference" lần thứ 11 tại Mỹ do The Rice Trade (TRT) tổ chức. Nhiều người Việt giật mình, vui buồn lẫn lộn.
Vui vì gạo Việt Nam đạt giải "Ngon nhất thế giới". Vậy mà lâu nay, cứ chê bai, toàn dùng gạo ngoại. Từ gạo Thái, Mỹ đến Nhật, Đài Loan và cả Campuchia. Nói cho ngay, người Việt quay lưng với nông sản, chẳng riêng gì gạo Việt; vì sợ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Cứ mua nông sản Mỹ, Nhật, Hàn, Đài… cho chắc ăn; dù giá đắt gấp đôi, gấp ba.
Buồn vì được xem là cường quốc xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới, mãi đến lần thứ 11, gạo Việt Nam mới giành giải nhất; trong khi Thái Lan 6 lần, Campuchia 4 lần, Mỹ 2 lần, Myanmar và Việt Nam; mỗi nước 1 lần (cuộc thi hàng năm từ 2009, 2013 và 2014 có 2 giải nhất).
"World's Best Rice Conference" lần thứ 10 (2018) ở Hà Nội, Việt Nam bất lực nhìn gạo Campuchia lên ngôi vua tại sân nhà, dù lượng gạo xuất khẩu của họ chỉ bằng 1/8 Việt Nam.
Long đong gạo Việt
Bao năm nay, gạo Việt Nam cứ chạy theo số lượng để lấy thành tích báo cáo, ít quan tâm đến chất, giờ mới giật mình. Mà đâu riêng gì gạo. Ngó qua, lĩnh vực nào cũng vậy, nhất là du lịch. Lúa gạo và nông nghiệp đã giật mình, muộn còn hơn không. Các ngành khác, chưa biết bao giờ mới tỉnh giấc?
Tháng 11/2016, GSTS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông học miền Nam, dẫn đầu đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng qua Campuchia nghiên cứu, học tập về cách trồng lúa, xuất khẩu gạo. Thời điểm đó Campuchia đã 3 lần giành giải nhất, Việt Nam mới chỉ mon men giải 2, giải 3. Từ nào tới giờ, trong các cuộc thi, mọi người chỉ nhớ giải nhất, ít ai nhớ giải nhì, ba; lĩnh vực nào cũng vậy.
"Lạ", rất dễ thống nhất. "Ngon", "Đẹp" tùy thuộc nhiều vào góc nhìn và tiêu chí của từng cuộc thì, từng giám khảo. Như câu trả lời của Hoa hâu Lý Thu Thảo tại Hội thi "Người đẹp TPHCM 1989". Khi được hỏi cô có nghĩ mình là người đẹp nhất Việt Nam không". "Em chỉ nghĩ, mình là người đẹp nhất trong cuộc thi này và theo cách chấm của Ban giám khảo".
Gạo ngon cũng vậy. Ăn thử gạo ST25, nhiều người thấy ngon thiệt nhưng cũng có những người chê vì quá dẻo. Lại có người không thích gạo thơm.
Giải thưởng đã tạo cú hích cho gạo Việt trong cuộc chiến giành lại thị phần từ tay gạo ngoại. Ngoài dẻo, thơm; ST25 còn là giống lúa ngắn ngày, kháng mặn cao, kháng bệnh, ít bị đổ ngã, có thể trồng phổ biến ở các địa phương; ưu điểm hơn hẳn nhiều giống lúa hàng đầu thế giới.
Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua (cựu Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sóc Trăng - NN&PTNT), gắn cả đời mình với cây lúa, có công rất lớn vào giải thưởng này. Em trai ông là Hồ Quang Lực, anh hùng Lao động ngành thủy sản. Thông tin báo chí và mạng xã hội cứ viết "kỹ sư Hồ Quang Cua là cha đẻ của gạo ST25".
Xin thưa, kỹ sư Cua chỉ là "đồng cha đẻ". Nhóm tác giả gạo ST25 gồm Kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sĩ Trần Tấn Phương (Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng), Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Phương (cựu Phó giàm đốc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Sở NN&PTNT Sóc Trăng).
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (HQT, con trai Ks Cua) chuyên kinh doanh gạo ST "chính hãng ông Cua" với logo của TRT. Có cả hình Ks Cua, số điện thoại để tư vấn khách hàng.
Tết 2020, dịch Covid bùng phát, ngành du lịch đóng băng.
Sau mấy tháng chịu trận, tôi quyết định mở bán online gạo ST25, trực tiếp làm shipper để ủng hộ hàng Việt, gạo Việt, vừa làm gương cho nhân viên.
Bán thứ gì, phải tìm hiểu và dùng thử. Nhờ bán gạo, tôi biết thêm, chất lương gạo tùy thuộc nhiều thứ. Gạo mùa nắng ráo ngon hơn mùa mưa ẩm, gạo mới ngon hơn gạo cũ. Gạo trồng vuông tôm ngon hơn trồng ruộng lúa. Gạo ngon còn tùy đất, tùy nước, xay xát, bảo quản, vận chuyển; thậm chí tùy người trồng…
ST25 trở thành thương hiệu gạo số 1 Việt Nam, được bán tràn lan với nhiều mẫu mã. Tôi phân phối cho một công ty có nhà máy xay xát, liên kết với nông dân trồng lúa ST25, cam kết bảo hành sản phẩm, hàng bị chê có thể đổi hoặc hoàn tiền và gọi là ST25 quốc dân.
Không ít khách hàng thấy giá ST25 nhiều nơi rẻ hơn nên mua dùng, mới hay "Tiền nào của đó".
Tôi cũng thử lấy gạo của DN HQT, thơm và dẻo hơn, giá đắt hơn 25% nhưng tiêu thụ rất chậm. Bị phong tỏa, nguồn gạo ST25 quốc dân bị cắt, tôi phải mua gạo ST25 của doanh nghiệp nhà nước. Bao bì rất đẹp, giá đắt hơn 20% nhưng chất lượng kém. Hết phong tỏa, trở về lại ST25 quốc dân.
Bị cấm dự thi vì bản quyền?
Tại buổi đối thoại giữa Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan với các "vua" nông sản Việt ngày 26/10, Ks Cua cho biết: "Đại diện TRT - đơn vị tổ chức cuộc thi - cho biết khoảng một tuần nữa sẽ công bố danh sách các nước tham gia. Chúng tôi đã làm thủ tục, đóng phí đầy đủ để sử dụng thương hiệu. TRT phát hiện ở Việt Nam nhiều nơi vi phạm bản quyền. Họ đã phát thông cáo báo chí và có thể kiện ở Mỹ. Khả năng Việt Nam được phép dự thi hay không còn bỏ ngỏ".
Nghe xong hơi hoảng. Ngẫm lại thấy có những chi tiết vô lý. Việc ăn cắp bản quyền, làm hàng nhái, hàng giả…ở Việt Nam là "Chuyện thường ngày ở huyện".
Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP cho phép đặt trùng tên, chỉ cần thêm hai từ như "Thương mại", "Dịch vụ", "Cổ phần" … là tha hồ sử dụng các thương hiệu nổi tiếng.
Bản quyền thương hiệu luôn có logo và kiểu chữ riêng. Gạo ST25 đang bán đại trà ở Việt Nam, bao bì, kiểu chữ mỗi nơi một kiểu, chất lượng vô chừng. Người mua thường chọn người bán chứ không chọn thương hiệu.
Bởi việc gắn tên gạo, làm bao bì quá dễ. Đa phần các công ty, cửa hàng bán gạo ST25 ở Việt Nam và cả xuất khẩu không dùng logo, kiểu chữ của TRT, mà chỉ ghi chung chung là "Gạo ST25 ngon nhất thế giới".
Gạo ST25 là danh từ chung. Tôi không tìm thấy thông tin TRT cấm dùng từ "Gạo ngon nhất thế giới" (phải thêm "2019" mới chính xác). Giả sử có thì sửa thành "Gạo ngon nhất toàn cầu".
Không gọi là gạo ST25 thì gọi là gạo gì? Nếu có bị kiện thì sửa lại là "Gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam" là đúng luật.
Tôi không nghĩ là TRT sẽ kiện nông dân hoặc mấy người bán lẻ gạo ST25 ở Việt Nam. Nông dân trồng lúa và các doanh nghiệp thu mua, bán sản phẩm đều đã đóng các khoản thuế theo luật định. Họ không thể đóng thêm thuế cho TRT.
TRT sống nhờ tổ chức sự kiện, thu phí các đơn vị tham gia cũng như sử dụng thương hiệu của TRT; khó có chuyện Việt Nam bị cấm dự thi.
Theo bà Phan Mai Hương - giám đốc Phát triển Kinh doanh TRT Việt Nam: "Từ khi gạo ST25 đạt danh hiệu Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 đến nay, rất nhiều DN lớn nhỏ tại Việt Nam "vô tư" sử dụng thương hiệu và danh xưng nói trên của TRT để kinh doanh."
Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ viết, theo đại diện Tổng cục Quản lý Thị trường: "ST25 là tên gọi chung của loại giống cây trồng (lúa) và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định. Vì vậy, dấu hiệu ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam. Trong khi đó, giống lúa có tên ST25 đã được cấp bằng bảo hộ..."
Nhờ nhu cầu tăng vọt, giá gạo ST25 ổn định, nông dân bớt khổ.
Cuối năm 2020, Ks Cua lại đưa gạo ST25 dự thi gạo ngon thế giới lần thứ 12 ở Philippines. Kết quả về nhì và dư luận dậy sóng.
Nhiều người công kích, chê bai ông nặng nề. Đến hẹn lại lên, tháng 12/2021, Ks Cua lại mang gạo ST25 dự thi tiếp.
Nhiều người lo vì có thể rớt cả top 2; Ks Cua trả lời: "Chỉ trong Top 3 là đã đứng trong vị trí TOP đầu thế giới rồi. Từ 2009, Thái Lan chỉ dự thi duy nhất với giồng Khao Dawk Mali và 6 lần đoạt giải".
Nghe xong càng buồn và thương ông Cua.
Buồn vì cách nghĩ của Ks Cua được một số quan chức ủng hộ. Phó chủ tịch VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) Đỗ Hữu Nam cho rằng "Không nên quá quan trọng ngôi vị số 1 hay số 2 của gạo ST25 vì thực tế được giải nhì của năm nay (2020) đã là thành công của Việt Nam".
Cứ an phận kiểu đó thì suốt đời chỉ là chim cánh cụt, lạch bạch mặt đất; làm sao tung cánh đại bàng?
Theo tạp chí The Rice Trade; gạo Jasmine Thái Lan đạt giải nhất 2009, 2010; Hom Mali đạt giải nhất các năm 2014, 2016, 2017, 2020 (ks Cua nhầm khi nói Thái Lan cả 6 lần đạt giải chỉ với giống Mali). Campuchia 4 lần đạt giải với giồng Jasmine vào các năm 2012, 2013, 2014, 2018.
Thương Ks Cua vì nhiều lẽ. Tham dự "World's Best Rice Conference" là chuyện quốc gia, sao để Ks Cua cứ mãi "đơn thương độc mã"?
Gạo đạt giải là thương hiệu quốc gia, là cơ hội ngàn vàng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp, tăng tốc tiêu dùng nội địa, giành lại thị phần từ gạo ngoại.
Hai cường quốc gạo ngon thế giới là Thái Lan và Campuchia đều làm thế. Họ còn khuyến khích nông dân trồng nhiều hơn để tăng thu nhập; không có mấy chuyện lùm xùm như ở Việt Nam vừa qua.
Đừng để nhà khoa học làm quản lý
Muốn có những cải tiến đột phá, các nhà khoa phải toàn tâm toàn ý. Chừng trăm ngàn đô la mỗi năm để Việt Nam mang danh hiệu gạo ngon nhất thế giới về, quá rẻ so với nhiều thứ đầu tư khác và không quá khó, dù Việt Nam chưa giàu.
Campuchia, nghèo hơn Việt Nam, họ không chỉ làm được mà còn làm rất tốt. Nếu được tạo điều kiện và đầu tư đúng mức, tôi tin gạo ngon Việt Nam sẽ soán ngôi Campuchia lẫn Thái Lan, dẫn đầu thế giới.
Việc này, Bộ NN&PTNT phải vào cuộc ngay để chuẩn bị cho năm sau.
Năm nay, gạo ST25 có thể lọt khỏi top 3, cũng là điều bình thường. Xin đừng ném đá Ks Cua mà có tội. Ông đã làm hết sức mình.
Nhân đây, cũng kiến nghị cần chấm dứt việc bổ nhiệm các nhà khoa học làm cán bộ lãnh đạo. Một bên là nghiên cứu, một bên là quản lý, hai lĩnh vực đối lập, phải được đào tạo bài bàn, chuyên sâu. Không có kiểu "đa ri năng", đụng gì làm nấy, công việc nào cũng giỏi, lĩnh vực nào cũng tài. Hãy để người giỏi chuyên môn làm việc đúng sở trường.
Các nhà khoa học chân chính, các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ tài năng…; không vì hư danh hoặc bất cứ lý do gì, nhận những việc sở đoản. Coi chừng vướng vòng tù tội, thân bại danh liệt như một số người, tôi không tiện nêu tên.
Quân đội, Công an và các bộ, các ngành chức năng; không làm kinh tế riêng, sẽ phân tâm nhiệm vụ chính, việc nào cũng khó hiệu quả. Các nước tiên tiến không làm vậy.
Đang làm Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội khóa VIII (1992 - 1997); GSBS Nguyễn Thị Ngọc Phượng từ nhiệm, vì luật mới buộc "PCT Quốc hội phải chuyên trách", không còn thời gian làm chuyên môn (giám đốc bệnh viện Từ Dũ, TPHCM); trực tiếp mổ những ca khó. Sau đó, Bs Ngọc Phượng có quyết định làm giám đốc Sở Y tế, vẫn kiên quyết xin phép không nhận nhiệm vụ vì không phải sở trường của mình, tiếp tục làm giám đốc bệnh viện cho đến khi nghỉ hưu.
Lan man chuyện gạo ST25, dây dưa sang nhiều chuyện khác, cứ trăn trở suốt vì những bất cập và sự long đong của gạo Việt.
BBC
Không có nhận xét nào