Thursday, January 9.

Header Ads

banner_Vietnam-4
  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ tư 15 tháng 12 năm 2021

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mỹ muốn gia tăng áp lực đối với chính quyền Miến Điện

     

    .com/img/a/

    Biểu tình phản đối giới quân sự tiến hành đảo chính và đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, Rangoon, Miến Điện, ngày 13/02/2021. REUTERS - Stringer .

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington muốn tìm ra những biện pháp mới để gia tăng "áp lực" đối với chính quyền Miến Điện vì tình hình ở nước này ngày càng xấu đi kể từ sau cuộc đảo chính quân sự, bất chấp các lệnh trừng phạt đã được áp dụng.

    Đang công du Malaysia, hôm nay, 15/12/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khi nói về tình hình Miến Điện, đã nhấn mạnh : "Điều quan trọng trong những tuần và tháng tới là tìm kiếm các biện pháp và hành động bổ sung mà chúng ta có thể thực hiện nhằm gây áp lực với chế độ để đưa Miến Điện trở lại quỹ đạo dân chủ."

    Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội làm đảo chính ngày 01/02 vừa qua, lật đổ chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

    Khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng nỗ lực tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Nhưng một số thành viên trong khối đã tỏ ra thất vọng về tiến độ chậm chạp, dẫn đến việc tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo giới quân sự cầm quyền tại Miến Điện không được tham dự các hội nghị thượng đỉnh vừa qua của ASEAN.

    Theo Reuters, cũng tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết tổng thống Joe Biden mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào ngày 19/01/2022.

    Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN kể từ khi ông nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng Giêng năm nay.

    Nga dọa triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu

     

    .com/img/a/

    Thứ trưởng Ngoại Giao Nga và trưởng phái đoàn Sergei Ryabkov tham dự hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ở Bắc Kinh. AP – Thomas Peter

    Hôm 13/12/2021, Nga cho biết có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu để đối phó với kế hoạch tương tự của NATO.

    Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA news agency ngày 13/12/2021 và được Reuters trích dẫn, thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Ryabkov đã đưa ra lời đe dọa Nga phải hành động nếu phương Tây từ chối tham gia Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu trong bối cảnh quan hệ Nga – phương Tây đang ở mức tồi tệ nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào ba thập kỷ trước.

    Vũ khí hạt nhân tầm trung – tức tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km (310 đến 3.400 dặm) – đã bị cấm ở châu Âu theo hiệp ước INF ký vào năm 1987 giữa lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Hiệp ước này từng được đánh giá là biện pháp nhằm xoa dịu căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh. Cho đến năm 1991, hai bên đã phá hủy gần 2.700 tên lửa loại này.  

    Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm. Trong khi đó, Nga cáo buộc Mỹ và các đồng minh NATO đang tiến gần hơn tới việc tái triển khai các tên lửa tầm trung.  

    Về phía NATO, liên minh này khẳng định, Hoa Kỳ sẽ không triển khai thêm tên lửa ở châu Âu và sẵn sàng đối phó với Nga bằng vũ khí thông thường. Nhưng ông Ryabkov cho biết, Nga “không hề tin tưởng NATO”.  

    Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Ukraina. 

    Tại Indonesia, ngoại trưởng Mỹ lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

     

    .com/img/a/

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tham dự cuộc họp tại bộ Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư ở Jakarta, Indonesia ngày 14 tháng 12 năm 2021. REUTERS – POOL

    Phát biểu vào hôm 14/12/2021 tại Jakarta, thủ đô Indonesia, chặng đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên từ ngày nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc, tố cáo các hành vi gây hấn nhắm vào các nước trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ đồng thời cam kết bảo vệ các đối tác và một “trật tự dựa trên luật pháp”.

    Trong bài nói chuyện tại Đại Học Indonesia ở Jakarta về chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ngoại trưởng Antony Blinken đã nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều phải được quyền “lựa chọn con đường của riêng mình”, và Washington sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để bảo vệ một “trật tự dựa trên luật pháp” trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang bị những hành vi hung hăng (aggressive actions) của Trung Quốc đe dọa.

    Theo ngoại trưởng Mỹ, hiện đang có “rất nhiều mối lo ngại – từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và từ vùng sông Mekong đến các quần đảo Thái Bình Dương – về các hành động hung hăng của Bắc Kinh”.

    Ông Blinken đã liệt kê những hành vi như:

    “Tuyên bố các vùng biển mở là của riêng họ, làm méo mó các thị trường mở thông qua trợ cấp cho các công ty nhà nước, từ chối xuất khẩu hoặc hủy bỏ các giao dịch đối với các quốc gia có chính sách mà họ không đồng ý, can dự vào những hoạt động đánh bắt cá phi pháp, không khai báo và không được điều hòa.”
    Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Các quốc gia trong khu vực muốn hành vi này thay đổi – chúng tôi (tức là Hoa Kỳ) cũng vậy”. Ông nói thêm: “Chính vì thế mà chúng tôi đã quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi mà các hành động hung hăng của Bắc Kinh đe dọa sự lưu thông của hơn 3 tỷ đô la hàng thương mại mỗi năm”.

    Khi khẳng định rằng Mỹ bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp, ông Blinken nói rõ là mục đích của Washington không phải là “đánh ngã một nước nào” mà là “bảo vệ quyền của mọi quốc gia được chọn lựa hướng đi của riêng mình, mà không bị bức ép hay hù dọa”.

    Theo hãng tin Pháp AFP, nhân chuyến công du Đông Nam Á của mình, ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng nêu bật tầm quan trọng ngày càng tăng của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, ngay cả khi chính quyền Mỹ phải đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng khác, từ Iran đến Nga.

    Việc chọn Indonesia làm chặng đầu tiên trong chuyến công du không phải là ngẫu nhiên, vì đây là cường quốc số một của khu vực Đông Nam Á, đồng thời quốc gia này sẽ làm chủ tịch luân phiên của nhóm G 20.

    Sau Indonesia, ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua Malaysia và Thái Lan.

    Hạt nhân Iran : Đàm phán có nguy cơ thất bại, Mỹ chuẩn bị phương án thay thế

     

    .com/img/a/

    Quốc kỳ Iran trước trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna, Áo ngày 23/5/2021. REUTERS – Leonhard Foeger

    Đàm phán về hạt nhân Iran vẫn “dậm chân tại chỗ”. Phương Tây và Iran đổ lỗi cho nhau gây cản trở cuộc thương lượng. Trước nguy cơ đàm phán bị thất bại, Hoa Kỳ « tích cực » chuẩn bị các giải pháp thay thế với các đồng minh để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.

    Trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Jakarta, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, 14/12/2021, tuyên bố « sẽ là quá muộn, Iran vẫn chưa đi vào đàm phán thực thụ ». Nhắc lại những chỉ trích từ các đồng nhiệm châu Âu là Anh, Pháp và Đức, còn được gọi là E3, lãnh đạo ngoại giao Mỹ khẳng định « không có tiến bộ nhanh chóng, thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ trở thành chiếc vỏ rỗng » trong khi Iran đang có những bước tiến nhanh trong chương trình hạt nhân.

    Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ, « những gì chúng ta thấy được đến lúc này, chính là Iran đang đánh mất một thời gian quý giá khi bảo vệ những lập trường không tương thích với việc trở lại » thỏa thuận hạt nhân 2015. Nếu như ngoại giao cho đến giờ vẫn được xem là giải pháp tốt nhất, thì ngoại trưởng Blinken cũng cảnh báo sẽ « thảo luận tích cực với các đồng minh và đối tác những phương án thay thế. »

    Trước những chỉ trích trên, trưởng đoàn đàm phán Iran, Ali Bagheri Kani, trên mạng xã hội Twitter cáo buộc phương Tây « cứ chăm chăm chỉ trích » thay vì chọn lựa « ngoại giao thật sự ». Hôm Chủ Nhật, phía Iran cho biết là đã có những tiến bộ, theo đó, “hai bên sắp đồng thuận về những vấn đề sẽ phải được đưa ra trong chương trình nghị sự”.

    Nếu như Iran cho đấy là một tiến triển tích cực, thì phương Tây cáo buộc Iran đã có bước lùi so với hồi mùa xuân năm nay. Hoa Kỳ nghi ngờ Teheran tìm cách kéo dài thời gian để phát triển chương trình hạt nhân có thể đi đến chế tạo bom nguyên tử. 

    Chính quyền Biden muốn bỏ quy định ‘Ở yên bên Mexico’ nhưng toà không cho

    Reuters

    .com/img/a/

    Di dân trong chương trình Thủ tục Bảo vệ Di dân (MPP), được cảnh sát Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ áp tải qua Cầu Biên giới Quốc tế Lerdo Stanton để trả về Mexico từ Mỹ, ở El Paso, bang Texas, Mỹ, ngày 8 tháng 12, 2021.

    Một toà phúc thẩm của Mỹ đầu tuần này bác nỗ lực lần nữa của chính quyền Biden muốn chấm dứt chính sách thời cựu Tổng thống Donald Trump buộc hàng chục ngàn di dân phải chờ đợi bên phía biên giới Mexico trong lúc hồ sơ xin tị nạn của họ được giải quyết.

    Theo chính sách có từ 2019, di dân muốn vào Mỹ tị nạn phải ở bên phía biên giới Mexico cho tới khi có ngày ra toà tại Mỹ để được quyết định hồ sơ xin tị nạn. Ông Biden trong lúc tranh cử đã lên án chính sách này.

    Không lâu sau khi nhậm chức hồi tháng Giêng, Tổng thống Joe Biden đã dẹp bỏ chính sách ‘Ở yên bên Mexico’ của người tiền nhiệm, nhưng sau khi hai tiểu bang Texas và Missouri đệ đơn kiện, một thẩm phán liên bang đã phán quyết phải tái thực hiện chính sách này.

    Chính quyền Biden một lần nữa ban hành một bản ghi nhớ để chấm dứt chính sách vừa kể nhưng toà phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ khu vực 5 tối ngày 13/12 ra phán quyết cho rằng bản ghi nhớ này không thuyết phục.

    Tuân thủ lệnh của toà, chính quyền Biden đã bắt đầu gửi những người xin tị nạn đầu tiên trở lại bên phía bên kia biên giới Mexico, theo Reuters.

    Số di dân bị bắt khi vượt biên vào Mỹ từ biên giới giữa Mỹ với Mexico trong năm nay tăng kỷ lục.

    Nhiều người bị bắt tại biên giới đã nhanh chóng bị trục xuất mà không cho cơ hội tìm cách khác để xin tị nạn.

    Hàng chục nghìn người Hồng Kông đã xin visa định cư ở Anh Quốc

     

    .com/img/a/

    Một người ủng hộ dân chủ cầm cờ Anh Quốc ở bên ngoài một tòa án tại Hồng Kông, ngày 17/11/2021. AP - Vincent Yu

    AFP dẫn một báo cáo công bố hôm 14/12/2021 của chính quyền Luân Đôn lên án chính sách trấn áp ly khai của Bắc Kinh tại Hồng Kông, trong đó ghi nhận đã có khoảng 88 nghìn người dân đặc khu hành chính này xin visa theo diện định cư tại Anh Quốc.

    Sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông hồi tháng 06/2020.  Bộ luật này ngay lập tức đã bị quốc tế lên án là nhằm bóp nghẹt các quyền tự do tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc, được trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

    Luân Đôn cho rằng Bắc Kinh đã vi phạm các cam kết duy trì quy chế tự trị của Hồng Kông khi nhận lại vùng lãnh thổ này. Để đáp trả, từ tháng Giêng năm nay Luân Đôn cho phép mở thủ tục cấp visa đặc biệt cho người dân Hồng Kông, mở đường cho họ có thể định cư dài hạn và xin quốc tịch Anh.

    Trong bản báo cáo định kỳ về Hồng Kông, ngoại trưởng Anh Liz Truss ghi nhận « đến cuối tháng 9, đã có 88 nghìn người nộp đơn xin visa theo chủ trương trên. Thay mặt chính phủ, tôi nhiệt liệt chào mừng họ đến với Vương Quốc Anh ».

    Luân Đôn dự trù trong năm đầu sẽ có 154 nghìn người được cấp visa đặc biệt trên và trong 5 năm sẽ có khoảng 322 nghìn người được cấp.

    Đối tượng được cấp visa trên là những người Hồng Kong có hộ chiếu Anh ở hải ngoại (BNO –British National Overseas). Những người Hồng Kông sinh trước năm 1997 và con cái chưa đến tuổi thành niên của họ đều có thể được cấp hộ chiếu hải ngoại Anh. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt quyết định của Luân Đôn, đồng thời khẳng định không công nhận hộ chiếu BNO.

    Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã trở nên xấu đi nhiều từ sau vụ trấn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ rầm rộ tại Hồng Kông hồi năm 2019 và những phát giác vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Bản báo cáo công bố ngày hôm qua đánh giá Trung Quốc « luôn trong tình trạng không tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của họ ».  Báo cáo cũng đề xuất với thủ tướng Boris Johnson cho mở rộng chương trình cấp visa cho giới trẻ ở Hồng Kông không có hộ chiếu hải ngoại, bởi phần đông giới thanh niên tham gia biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2019 là những người sinh sau năm 1997.

    Theo một điều tra mới đây về di dân của Đại học Oxford, có khoảng 1/3 người Hồng Kông mang hộ chiếu BNO dự tính sẽ định cư ở Anh.

    Mỹ đưa thêm 8 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

     

    .com/img/a/

    Ảnh minh họa : Drone của công ty DJI bay trình diễn trong một triển lãm ở Thâm Khuyến, Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 15/12/2014. AP - Kin Cheung

    Hoa Kỳ sẽ đưa 8 công ty Trung Quốc bao gồm cả nhà sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới DJI vào danh sách đen đầu tư vì các doanh nghiệp này bị cáo buộc tham gia giám sát người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Báo Financial Times trên mạng, ngày 15/12/2021, đưa tin bộ Tài Chính Mỹ sẽ đưa DJI và các công ty khác vào danh sách đen "các công ty tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc" vào ngày mai 16/12/2021. Hiện tại có 60 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen và các nhà đầu tư Hoa Kỳ bị cấm mua cổ phần của những doanh nghiệp này.

    Tuần trước, công ty nhận dạng khuôn mặt SenseTime đã hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch tại Hồng Kông sau khi tờ Financial Times đưa tin Hoa Kỳ đưa công ty này vào danh sách đen.

    Các công ty Trung Quốc khác sẽ bị trừng phạt vào ngày mai bao gồm đối thủ của SenseTime là Megvii - công ty năm ngoái đã tạm dừng kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông sau khi bị đưa vào danh sách đen và Dawning Information Industry, một nhà sản xuất siêu máy tính cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ở Tân Cương.

    Ngoài ra, trong danh sách này còn có CloudWalk Technology, một công ty nhận dạng khuôn mặt khác; Xiamen Meiya Pico, một nhóm an ninh mạng làm việc với công an; Yitu Technology, một công ty trí tuệ nhân tạo; Leon Technology, một công ty điện toán đám mây; và NetPosa Technologies, nhà sản xuất các hệ thống giám sát dựa trên đám mây.

    Quyết định đưa thêm 8 công ty Trung Quốc vào danh sách đen đánh dấu nỗ lực mới nhất của tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm trừng phạt Trung Quốc vì hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương.

    Lưu Trọng Văn - Cuộc đua chiến tranh mạng toàn cầu

     

    .com/img/a/

    Mỹ, EU, Nhật, Hàn đang có chiến lược chung làm chủ sóng 6G trên các vệ tinh vòng quanh trái đất.

    Cuộc chơi này biến Trung Quốc với hệ phát sóng 5G từ các cột phát sóng trên mặt đất rơi tõm vào thế bị hất ra ngoài mặt phẳng mạng toàn cầu.

    5G của Trung Quốc sẽ không còn là vũ khí chiến lược của nền tảng công nghệ nữa. Và 6G không tường lửa sẽ gài hàng triệu "quả bom thông tin sự thật - dân quyền- dân chủ" - cái mà 5G của Trung Quốc đang tạo rào cản đối với 1,4 tỉ dân của họ để làm nổ tung bên trong lục địa cộng sản này.

    Cuộc chạy đua công nghệ do Mỹ chủ động dẫn dắt thế giới văn minh sẽ buộc Trung Quốc cũng phải chạy đua để thực hiện giấc mộng Trung Hoa bá chủ thế giới.

    Diễn biến này làm gã nhớ đến cuộc chạy đua "chiến tranh giữa các vì sao"mà Mỹ phát động cuốn Liên Xô cộng sản phải đua theo, dẫn đến hụt hơi rồi đổ sụp kinh tế. Chính cuộc đua "chiến tranh giữa các vì sao" chiếm lĩnh vũ trụ là nguyên nhân chính dẫn đến Liên Xô tan rã.

    Và rất có thể, cuộc đua "chiến tranh công nghệ"làm chủ thông tin mạng toàn cầu, một bên là Mỹ và thế giới văn minh đẩy Trung Quốc vào thế cô độc một bên. Trung Quốc cũng sẽ hụt hơi cùng hàng triệu "bom tấn thông tin sự thật khai mở dân quyền, dân chủ" nổ tung, dẫn đến cộng sản Trung Quốc tiếp bước cộng sản Liên Xô.

    Việt Nam chọn lựa nào trong cuộc đua này?

    Nước đến chân rồi, không đắp chăn mãi được.

    LƯUTRỌNG VĂN 14.12.2021

    Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 11 của Mỹ tăng ‘cao nhất mọi thời đại’

     

    .com/img/a/

    Hình minh họa từ video của BLS Videos.

    Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ tháng 11 đã tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, lập kỷ lục mới, theo WSJ và CNN.

    Đây là mức cao nhất kể từ năm 2010 khi số liệu thống kê này được tổng hợp. Mức tăng này đã phá kỷ lục mức tăng 8,6% của tháng trước, thiết lập mức tăng cao nhất mọi thời đại.

    PPI ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng lõi (core CPI). Chỉ số CPI của Mỹ tháng trước đã tăng 6,8%, cao nhất trong hơn 40 năm, kể từ tháng 6/1982.

    Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến ​​t chc cuc hp hai ngày đầu t hôm 14/12 để đưa ra chính sách tin t cập nhật.

    Các chuyên gia thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng việc rút dần tiền khỏi thị trường trong tháng này từ 15 tỷ USD mỗi tháng lên 30 tỷ USD mỗi tháng, dự kiến ​​hoàn thành vào tháng 3 năm sau.

    Về vấn đề này, một cuộc khảo sát của CNBC cho thấy các chuyên gia dự đoán Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 6 năm sau và nâng chúng lên 1,50% vào cuối năm 2023 và 2,3% vào tháng 5 năm 2024.

    Wall Street Journal cho biết: “Chỉ số PPI được công bố ngày hôm nay, cùng với chỉ số CPI từ tuần trước, đang thúc đẩy Fed đẩy nhanh việc đình chỉ các biện pháp kích thích kinh tế”.

    Không có nhận xét nào