(Murdering the Mekong river)
Beaumont Smith – Bình Yên Đông lược dịch
Down to Earth – 23 May 2021
Các chánh phủ Lào và Thái dự định xây các đập trên dòng chánh và thủy nông cất cánh trên sông.
Điều nầy sẽ biến thủy đạo hùng vĩ thành một loạt hồ nước.
Sông Mekong là một huyền thoại. Nhà văn du lịch người Anh H Warrington Smyth viết trong năm 1895: “Cái nhìn Mekong đầu tiên khiến người ta ngừng thở.” Ông có thể không thở thêm khi nghe nhiều đập được hoạch định cho dòng sông lớn nầy. Giống như Indus, Mekong bị đe dọa bởi cái chết của 1 ngàn vết cắt dưới dạng của các đập trên dòng chánh và thủy nông cất cánh đe dọa biến thủy đạo hùng vĩ nầy thành một loạt hồ nước.
Nhưng 1 đập, có vẻ là một con dê tế thần thủy lực, đang kích động những liên minh giữa các chánh phủ và các tổ chức bất vụ lợi, đã đoàn kết trong việc lên án và gây băn khoăn cho những quốc gia tài trợ cho Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)). Các chánh phủ Lào và Thái, cả hai đều ngưng tiến trình mà luật lệ đòi hỏi để vội vàng dựng lên và vận hành đập trên dòng chánh Mekong, đang đẩy các giới hạn của ngoại giao khu vực. Đập, nằm ngay dưới thành phố Di sản Thế giới Luang Prabang, là đập đầu tiên của loạt đập được hoạch định cho hạ Lưu vực Mekong (Lower Mekong Basin (LMB)) [Lời người dịch: Đập Xayaburi mới là đập đầu tiên trên dòng chánh ở LMB.]. Sean Foley, một cố vấn môi trường gọi đập là “mép dày của cái nêm”.
Sông Mekong là một huyền thoại. Nhà văn du lịch người Anh H Warrington Smyth viết trong năm 1895: “Cái nhìn Mekong đầu tiên khiến người ta ngừng thở.”
Người ta nghĩ rằng dòng sông nuôi dưỡng 40 triệu người sẽ được chấp nhận với sự tôn kính. Không phải như thế. Như Phillip Hirsch vừa viết trong China Dialogue – một trang mạng dành cho môi trường – Trung Hoa đang hoạch định các đập trên dòng chánh Mekong với quy mô làm cho nguyên giám đốc phim người Mỹ Cecil B DeMille thèm muốn. Nhưng mọi con mắt hướng về Lào, mặc dù có những lập luận trái ngược, dự trù bắt đầu xây cất đập có công suất 1.260 MW trên dòng chánh trong năm nay [Lời người dịch: Đập Xayaburi đã hoạt động từ cuối năm 2019.] Những hành động nầy đặt nghi vấn đối với hiệu quả và vai trò của MRC, nhận khoảng 40 triệu USD mỗi năm từ các mạnh thường quân quốc tế và các chánh phủ duyên hà để phối hợp và quản lý các quyền lợi quốc gia cạnh tranh mà Mekong chảy qua. MRC không được xem như minh bạch hay nhạy cảm với các quyền lợi ở cấp làng mạc, nhưng sự bất lực rõ rệt để bày tỏ quan điểm về đập, và sự kiện là nhân viên của MRC được ủy nhiệm ở các buổi tham vấn thay cho các đại diện của CH Karnchang, tư nhân nhưng liên kết cao với công ty xây cất đập Thái. Điều nầy làm nhiều người điên lên.
Witoon Pemlpongsacharoen, giám đốc Liên minh Khu vực và Tiến đến Phục hồi Sinh thái (Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA)), một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Bangkok, đề nghị, “Không cần năng lượng.” “Thái Lan hoảng sợ về điện thường xuyên” có lợi cho thị trường chứng khoán Thái muốn giữ cho đầu tư luân chuyển. Các ngân hàng và nhà tài trợ có lợi nhuận từ các dự án lớn, mặc dù chúng không có hiệu quả. Các chánh trị gia có thể bảo đảm với mọi người rằng Thái Lan không bị tổn thương vì bất an năng lượng. Áp lực chánh trị và thị trường chứng khoán bảo đảm đập sẽ được xây. “Đừng quên công ty xây cất CH Karnchang, các chi nhánh và ngân hàng ở đàng sau, tất cả đều liên hệ đến các gia đình lớn ở Thái và đảng Dân chủ,” ông nói thêm.
“Xayaburi là 1.600 MW điện không cần thiết. Nó thật sự trở thành một tài sản không hoạt động.”
“Chúng ta đang hy sinh môi trường để cung cấp dư thừa điện và tiền. Anh biết rằng EGAT (Electricity Generating Authority of Thailand (Cơ quan Phát Điện Thái Lan)) và EGCO (Electricity Generating Public Company (Cơ quan Phát Điện Công cộng)) mua cổ phần trong EDL (Électricité du Laos (Điện lực Lào) khi nó được phát hành. Không có sự tham dự của quần chúng trong các giao dịch nầy mặc dù có xung đột quyền lợi rành rành, vì EGAT mua từ các công ty của mình,” Pemlpongsacharoen nói.
“Họ nói Lào tham gia vào EIA (Environmental Impact Assessment (Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường)) nhưng ai trả tiền cho EIA? Dĩ nhiên là công ty; và tại sao các tài liệu không được công khai?”
Agnieszka Kroskowska, một chuyên viên nông nghiệp của Helveta, một hiệp hội của Thụy sĩ cho hợp tác quốc tế ở Lào, đánh liều: “Lào có một số luật lệ rất tốt và tổng thể để cai quản ảnh hưởng xã hội và môi trường của các dự án lớn. Tôi không hểu vì sao họ không tuân thủ.”
41 loại cá có nguy cơ tuyệt chủng vì việc xây đập trong Mekong. Đối với 23 loại di ngư, đập sẽ ngăn chận đường di chuyển quan trọng.
Anne Sophie Gindroz, giám đốc quốc gia của Helveta, cũng đồng ý. Tức tối rõ ràng, bà nói thêm: “Năm 1995, các quốc gia hạ lưu Mekong đồng ý một thủ tục đòi hỏi họ phải thông báo, tham vấn và đạt thỏa thuận với các láng giềng về các dự án được đề nghị trên dòng chánh. Vào tháng 9 năm 2010, đập Xayaburi trở thành đập đầu tiên khởi động cái được gọi là PNPCA. Thủ tục cung cấp một khuôn khổ cho MRC để đạt thỏa thuận về cách giải quyết các dự án Mekong. Tuy nhiên, tiến trình PNPCA có nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhất là về tính minh bạch và sự tham gia khiến nó không bao giờ là những tiêu chuẩn thực hành tốt nhất hay chính đáng với công chúng.”
Bà chi tiết vị trí và hậu cần trên LaoFAB, một tập san ở địa phương. “Đập nầy sẽ nằm ở thác Kaeng Luang, khoảng 30 km về phía đông của thị trấn Xayaburi và 150 km về phía hạ lưu của Luang Prabang (và) đòi hỏi tái định cư (sic) trên 2.100 người trong 10 làng và sẽ ảnh hưởng… đời sống của trên 202.000 nông dân và ngư dân trong 4 huyện… 41 loại cá có nguy cơ tuyệt chủng… Đối với 23 loại di ngư, đập sẽ ngăn chận… đường di chuyển quan trọng (của) cá tra dầu Mekong. Thiếu sự chọn lựa sinh kế thay thế cho dân số bị ảnh hưởng và chương trình tái định cư kém phẩm chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực dân số có liên hệ.”
Những nhà hậu thuẫn tài chánh cũng phải biết điều nầy. Các ngân hàng Kasikorn, Bangkok Bank, Krung Thai và Siam Commercial Bank tất cả đều có, ít nhất trên giấy tờ, một số cam kết với Trách nhiệm Xã hội của Tổ hợp (Corporate Social Responsibility (CSR)) mặc dù không có ngân hàng nào có vẻ ký tên vào Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principle), một bộ tiêu chuẩn tự nguyện để đánh giá và quản lý nguy cơ môi trường và xã hội trong việc tài trợ dự án. Carl Middleton của tổ chức bất vụ lợi International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) nhận xét: “Tất cả các ngân hàng quan trọng của Thái kể trên có một số cam kết CSR và Cai quản Tổ hợp (Corporate Governance) thay đổi giữa các ngân hàng. Quan trọng là sự đối xử công bằng của xã hội lớn hơn và môi trường; tuân thủ các luât lệ thích hợp; minh bạch và tiết lộ tin tức; và bảo tồn môi trường và hỗ trợ các cộng đồng địa phương. Mặc dù vậy, những thay đổi căn bản đối với lề lối thực hành kinh doanh cốt lõi của ngân hàng vẫn không xảy ra và do đó những chánh sách nầy chưa được thực hiện có ý nghĩa.”
Nhưng có thể đó không phải là vấn đề.
“Tất cả các yếu tố khác chẳng hạn như sự nghèo khó rõ ràng của người dân và môi trường trở thành chi phí kinh tế phụ thuộc (economic externalities) và chuyển gánh nặng. Đánh giá Ảnh hưởng Chiến lược (Strategic Impact Assessment (SEA)) đã cho thấy rõ rằng người dân sẽ bị đập làm cho nghèo thêm, vì thế tất cả những gì mà chánh phủ Lào nói về việc giảm nghèo đều không thành thật,” Pemlpongsacharoen kết luận.
Mekong được nói là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, có trị giá từ 2 đến 4 tỉ USD mỗi năm.
“Nhiều công ty xây cất Thái, chẳng hạn như CH Karnchang, nay đang xông xáo bành trướng bên ngoài quốc gia, vì các vấn đề chánh trị của Thái làm giảm đầu tư ở địa phương. Hợp đồng cho nhà máy thủy điện Xayaburi có thể trị giá hàng chục tỉ baht (1 baht = 0,03 USD),” Pornthip Soumalee, một nhà hoạt động làm việc ở Lào, nói.
Câu chuyện về cá
Cùng với việc cho một loại rượu mạnh ở địa phương mượn tên, Mekong xuyên biên giới, được hình thành ở cao nguyên Tibet (Tây Tạng), đổ xuống Trung Hoa, trước khi uốn khúc qua Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam nơi nó viền đồng bằng, nuôi dưỡng bởi khoảng 160-165 triệu tấn chất dinh dưỡng trong phù sa mỗi năm, sản xuất trên ½ lúa của Việt Nam. Mekong được nói như là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, trị giá từ 2 đến 4 tỉ USD mỗi năm. Giá cá đang gia tăng.
Eric Baran của Trung tâm Cá Thế giới ở Cambodia báo cáo số cá đánh được hàng năm có thể vượt quá 2 triệu tấn sau khi khấu trừ thủy sản ven biển và hồ.
Đây có thể là một ước tính dè dặt. Phouane ở Don Dek, một đảo trên Mekong ở gần biên giới Lào-Cambodia, cười. “Khi sông lên cao, gia đình tôi có thể bắt được 1 tấn cá mỗi ngày trong li (bẫy cá hình giày trợt tuyết) của chúng tôi. Trang tâm Cá Thế giới cho rằng cái lợi kinh tế từ thủy sản có thể vượt xa thủy điện.
Một công ty cố vấn Thụy sĩ, Colenco, không trả lời câu hỏi qua email, đã đề nghị một loạt giải pháp Heath Robinson cho tàu bè lưu thông và sự di chuyển của cá như một phần của nghiên cứu khả thi. Các thang cá được Colenco đề nghị đã bị các chuyên viên thủy sản rên rỉ vì biết rằng các thang cá tùy theo loại cá. Trong một dòng sông có trên 100 loại cá, một giải pháp như thế thật buồn cười.
Đối với những người bảo vệ môi trường, trường hợp chống lại đập rất rõ ràng. MRC ký hợp đồng cho SEA về ảnh hưởng của các đập trên dòng chánh ở hạ lưu vực sẽ cho các chuyên viên thêm thời gian để nghiên cứu các ảnh hưởng ‘đo ván’ đối với sinh thái phức tạp của sông.
Đời sống của trên 202.000 nông dân và ngư dân trong 4 huyện sẽ bị ảnh hưởng nếu đập được xây.
Trưởng toán của SEA của Hạ Lưu vực sông Mekong (Lower Mekong River Basin (LMRB)), Jeremy Carew Reid người Australia nói với tôi ở Hà Nội: “Một sự tạm ngưng 10 năm hoàn toàn cấp bách như bước đầu trong việc làm giảm áp lực cho việc ngăn đập trên dòng chánh. Nó là một thỏa hiệp. Phúc trình SEA đã bị bác bỏ chánh trị nếu chúng tôi kêu gọi ngăn cấm chung. Các quốc gia thành viên có khuynh hướng chấp thuận không quá 5 năm. Chúng tôi thảo luận với các tổ chức bất vụ lợi then chốt và tất cả đều thấy rằng 10 năm đủ dài để làm nguội hay cắt đứt đợt đề nghị hiện nay của nhà phát triển và các thương lượng tài chánh. Một thỏa hiệp lớn tùy thuộc vào mức độ nghiêm chỉnh mà MRC duyên hà mới đối với 10 năm. Chúng tôi cũng thảo luận với các mạnh thường quân then chốt về khả năng của một thỏa hiệp tài chánh kiểu Norway-Indonesia để cứu Mekong, đó là cung cấp một vài tỉ USD cho các quốc gia bị ảnh hưởng. Norway đang làm cho rừng rậm ở Indonesia. Tại sao chúng ta không thể làm như thế cho một trong những sông lớn của thế giới?”
Nói chuyện với các phóng viên ở Hà Nội hồi năm ngoái, Đại sứ Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Michael W Michalak ở Việt Nam nói, Hoa Kỳ phê chuẩn đề nghị của SEA, nói sẽ có một “tạm ngưng” trước khi nghiên cứu thêm vấn đề. USAID hiện đang nghiên cứu kinh tế của đập. Kết quả sẽ có vào cuối năm nay.
Nhưng tạm nhưng trong 10 năm vắng mặt trong tuyên bố gần đây ở Hà Nội của MRC.
“Sự hiểu biết của chúng tôi về sinh thái duyên hà vẫn chưa đầy đủ,” Carew Reid nói. “Đóng góp của đồng lụt và thủy sản đồng ruộng đối với sản xuất chung của lưu vực và sinh kế rất khó để định lượng. Chúng tôi không thể đạt thỏa thuận về quy mô của hệ thống nên phải chấp thuận các con số rất dè dặt,” Reid nói thêm.
“Các hệ sinh thái nước ngọt và thủy sản của khu vực là một rắc rối lớn ngay khi không có đập. Cái chúng ta biết ít ỏi về chiều hướng và mất mát chủng loại tất cả đều âm.”
Nếu tất cả các đập được dự trù sẽ được xây trên dòng chánh ở Hạ Lưu vực sông Mekong (Lower Mekong River Basin (LMRB)), mất mát của thủy sản, không kể thủy sản ở đồng bằng và ven biển, được dự trù lên đến 476 triệu USD mỗi năm, có thể gia tăng, vì cá không thể di chuyển để đẻ trứng và sự khan hiếm làm tăng giá cả. Ngay nếu chúng hoàn tất hành trình dũng cảm, trứng và cá con sẽ bị nghiền nát trong các turbines. Tưởng tượng cho caviar vào một máy xay sinh tố.
Trong ngôn ngữ của người dân, trên 1 triệu người lệ thuộc vào thủy sản có thể mất sinh kế chỉ ở Cambodia như một hậu quả, và quốc gia nầy sẽ gặp khó khăn để tạo nên nguồn chất đạm thay thế để bù lại cho cá mất mát. Tương tự có thể nói ở Lào. Nó không chỉ là cá, nhưng là sự giảm sút và vườn tược trên bờ sông dọc theo Mekong. Cũng thế, phụ nữ nhặt và phơi khô rong sông đầy dinh dưỡng, đàn sông và đàn bà đãi vàng, và gia súc dưới nước ở nơi cạn. Tiếng nổ của tàu hàng và du lịch lách các đá lớn và bãi cát tiêu biểu cho khúc sông ngoạn mục nầy.
Sự vắng mặt đáng chú ý trong các thảo luận là ảnh hưởng của sông chậm lại đối với các bênh tật ở địa phương chẳng hạn như sán máng (schistosomiasis), được báo cáo đang lan tràn. Những con ốc mang bệnh nghiêm trọng nầy không thích nước chảy nhanh và bờ sông có đá lởm chởm. Làm nước chảy chậm giống như cho các con ốc nầy thuốc Viagra với hệu quả nghiêm trọng ở địa phương và hậu quả đối với du lịch.
Tất cả những yếu tố nầy, một số nói, tạo nên khác biệt. Những người khác hối tiếc rằng có thể quá trễ.
Nhưng Pemlpongsacharoen nghĩ rằng: “Người Trung Hoa có câu. Anh không đau lòng cho đến khi thấy quan tài.”
Rõ ràng, một số mạnh thường quân của MRC rất lo ngại. Trong khi đáp ứng từ Tòa Đại sứ Australia thì chánh thức có thể đoán được, nhà ngoại giao mãn nhiệm khác cho thấy rằng người Australia, tài trợ cho việc tham vấn khu vực, ít ấn tượng hơn vì Lào đã bị loại trừ khỏi danh sách. “Họ được tham vấn trong giai đoạn khả thi và EIA,” MRC nói với họ.
Phân tích gia chánh trị của Đại học New South Wales, Carl Thayer, vừa nói với Sydney Moring Herald: “Australia đối mặt với thời điểm ngoại giao khó khăn vì tham vọng của Thái Lan và Lào để nhấn mạnh đến việc phát triển thủy điện Xayaburi… Không có tình trạng thắng-thắng cho Australia vì mỗi quốc gia (có) quyền lợi quốc gia của mình trong việc lấy… nước và dùng dòng chảy.”
Đa vũ trụ
Như với các lý thuyết đa vũ trụ, người ta lập luận theo và chống việc phát triển đập chiếm các thế giới khác nhau nhưng song song. Họ có vẻ cố ý không biết sự hiện hữu của nhau như bất cứ nhân vật nào trong một tiểu thuyết của Ian McDonald.
Một vũ trụ được chiếm bởi các cố vấn và tổ chức bất vụ lợi môi trường, với chuông báo động của họ đã rung lên bởi hậu quả của các đập trên phụ lưu và tác động của thay đổi khí hâu.
Vũ trụ khác là thế giới của các kỹ sư thủy lợi và các công ty thủy điện có lẽ ngạo mạn, nói về kiểm soát lũ lụt và các cực đoan của sông như có thể kiểm soát được và thèm muốn thay vì không thể bắt chước và sống còn đối với các hệ thống thiên nhiên.
Các công ty thủy điện nói rằng họ có thể điều tiết lưu lượng dễ dàng và nhanh chóng để đáp ứng với các sự kiện cao điểm chẳng hạn như động đất hay lũ lụt khiến cho đập vỡ ở Trung Hoa. Nhưng Tarek Ketelsen, là một kỹ sư thủy lợi, viết: “Nhịp lũ Mekong chịu trách nhiệm cho mực nước cao của đa dạng sinh học và sản xuất của hệ thống Mekong, năng lượng vận chuyển, chất dinh dưỡng và dòng chảy ở hạ lưu và cung cấp nhiều nơi cư trú theo mùa khác nhau chẳng hạn như đất ngập nước, các đảo trên sông, rừng ngập nước, và các vùng ven sông rất phong phú.”
Nếu tất cả các đập được dự trù trên dòng chánh ở LMRB sẽ được xây, mất mát của thủy sản không kể đồng bằng và ven biển được ước tính lên đến 476 triệu USD mỗi năm.
Pemlpongsacharoen đồng ý. Viếng thăm các cộng đồng đánh cá ở ngoại ô Chiang Rai, ông được xem cá đầy trứng không thể đến dòng chánh Mekong để đẻ trứng, vì các đập trên phụ lưu đã làm giảm dòng chảy trong mùa khô. [Lời người dịch: Các đập thủy điện thường làm tăng lưu lượng trong mùa khô.] Cá đụng các cồn cát. “Ngư dân thích lương thực,” ông cười. “Đối với họ, thực phẩm là một món quà.” Rừng ngập nước chung quanh Nakon Phranomh, ông nói, cũng đang khô cạn, làm giảm mức độ dinh dưỡng của sông. “Nếu anh biết sinh thái, anh biết những sự kiện nầy rất quan trọng.
Nhưng nếu anh biết tài chánh, anh biết họ không màng đến.”
Khi được hỏi về trận động đất 4,6 đã làm rung chuyển vùng Xayaburi gần đây, Ketelsen trả lời qua email: “Đối với đập cở nầy, trên lý thuyết các cửa xả nước có thể được mở trong 30-60 giây, nhưng nó phải, thực sự, cần người mở cửa từ 2 đến 4 phút.”
“Trong lúc bình thường, chúng tôi tính toán rằng nếu các đập cao hơn được xây, (thành phố Di sản Thế giới) Luang Prabang có thể lên xuống… trong thứ tự từ 6 đến 10 m nếu đập có cao điểm vào mức được tiên đoán hàng ngày (Các đập nầy được gọi là đập theo nhu cầu cao điểm và chúng mở và đóng cửa xả lũ để đáp ứng với nhu cầu điện cao điểm hay giá điện cao nhất – như một thị trường chứng khoán năng lượng. Hậu quả ở hạ lưu là sạt lở bờ sông với hạ tầng cơ sở (cầu, cầu tàu) và mất mát đất đai, và trong các trường hợp cực đoan, thiệt hại nhân mạng và gia súc). Tất cả các đập được đề nghị là đập dòng chảy có nghĩa là những thay đổi nầy có thể đi xuống hạ lưu trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ, không có bao nhiêu thời giờ để cảnh báo. Sự lên xuống nầy có thể xảy ra hàng ngày để đáp ứng với nhu cầu và dao động trong giá cả, và có thể bằng hay vượt quá sự lên xuống theo mùa của sông.”
Trên 1 triệu người lệ thuộc vào thủy sản có thể mất sinh kế ở Cambodia.
Mặc dù có bằng chứng của những đường nứt quan trọng đi qua Lào, EGAT nhanh chóng phủ nhận bất cứ đập của họ bị ảnh hưởng bởi “động đất nhưng có thể không khôn ngoan để quá tin tưởng về Xayaburi. Sau rốt, trong khu giải trí Rayong, 3 hồ chứa nước bị thiệt hại ở một sân golf tư nhân do CH Karnchang làm chủ, nhà thầu chánh của đập Xayaburi, vỡ và làm ngập 3 làng trong vùng. Sân golf nằm trên đỉnh đồi gần một ngôi chùa quan trọng. Một bà sư Phật giáo gần chết đuối. Thật là một nghiệp báo.
Động đất hay lũ lụt ở thượng lưu đòi hỏi phối hợp ở cấp cao xuyên biên giới và giữa các công ty.
Tiến sĩ Kim Geheb, Giám đốc Mekong của Chương trình Thách thức cho Nước và Thực phẩm của CGIAR, nhận xét: “Nơi mỗi đập được sở hữu và điều hành bởi một công ty riêng biệt, và nơi các quy định có vẻ yếu kém, rất khó để có hợp tác giữa các đập để phục vụ các nhu cầu môi trường, khẩn cấp và xã hội tốt hơn. Các đập thủy điện thường được xây cho 1 mục đích duy nhất: để phát điện.”
Về phần thế giới chánh trị ít người biết đến và tư thế quốc gia, rất khó để người ta phát biểu công khai. Một số người có nhiệm kỳ lâu dài ước đoán rằng chánh phủ mới thân Trung Hoa của Lào có thể dùng đập Xayaburi để che đậy đầu tư thêm thủy điện của Trung Hoa.
Những người khác cho rằng làm “bình điện của Á Châu” thì tốt hơn là “hột cỏ của Á Châu”, và cho phép Lào cải thiện tình trạng khu vực. Bằng cách bảo đảm sự lệ thuộc năng lượng, Lào có thể có lực đòn bẫy và uy tín khu vực lớn hơn, mặc dù tai họa PR tiềm tàng của tai họa sinh thái và chống đối của công chúng. Nhưng các nguồn tin của Việt Nam cho thấy bộ trưởng liên hệ được cho nhiều khích lệ đáng kể để dóng dấu giấy tờ. Cuối cùng, Lào được xếp hạng 158 trong danh sách 180 quốc gia của Minh bạch Quốc tế. Một doanh nhân Việt Nam yêu cầu được dấu tên hy vọng được quyền giữ các xe của quân đội Lào. Người Việt Nam có mối liên hệ gần gũi và kẻ cả với Lào kể từ cuộc chiến với Mỹ. Điều đó có thể sắp chấm dứt.
WWF ở Việt Nam báo cáo rằng bộ trưởng môi trường trở nên khá bối rối khi họ báo các lo ngại với ông. “Đừng dạy tôi,” ông nói. “Chúng ta biết tất cả các chi nhánh.” Ông mở một hộc tủ, cho thấy một chồng phúc trình. “Chúng tôi cũng lo ngại, có lẽ lo ngại hơn anh. Chúng tôi đã nghiên cứu nó từ nhiều năm,” ông bộ trưởng nói.
Choummaly Sayasone, một trong những thành viên mặt lạnh như tiền của Bộ Chánh trị Lào và là Chủ tịch Lào, nói trong một phiên họp chánh trị cấp cao trong tháng 1 năm 2010, “Chánh phủ phải có những biện pháp để ngăn ngừa việc tạo thành các cực giàu nghèo, giống như việc phát triển khoảng trống giữa các vùng đô thị và nông thôn.” Mặc dù với ngôn ngữ của ông, hệ số Gini của Lào tiếp tục tăng [Lời người dịch: Hệ số Gini thường được dùng để đo đạc bất bình dẳng kinh tế. Hệ số Gini càng cao, bất bình đẳng kinh tế càng nhiều.] Việc hủy hoại môi trường tự nhiên của Lào đã tạo nên một tinh hoa đô thị đếm tiền vào cuối ngày, lái xe đắt giá và sống trong nhà kiểu Hollywood.
Premrudee Daoruong, cũng của TERRA, báo cáo rằng trong các phiên họp tham vấn ồn ào ở Thái Lan, người dân của Pak Moon, trong vài năm qua đã yêu cầu không có kết quả việc mở cửa 1 đập ở địa phương để bổ sung nơi đánh cá, đề nghị họ gặp người Lào có thể bị ảnh hưởng để cảnh báo họ về hệ quả của nó. “Họ và những người Thái khác nhất trí trong tư thế của họ, khiến cho các đại diện của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phải yêu cầu các nhà tổ chức bảo họ im lặng. Các nhà tổ chức Thái nhắc nhở các viên chức Lào rằng đây là buổi tham vấn theo yêu cầu của MRC, và rằng ở Thái Lan, người dân có thể chống đối. Người Lào có vẻ bồn chồn và biến mất rất nhanh,” bà cười.
“Thái Lan xây 1 đập chỉ cung cấp đủ năng lượng cho một cửa hàng tổng hợp. Để xây nó, 6.000 người phải mất đất của họ. Người Thái biết điều nầy và chống lại,” Daoroung kết luận.
Vài năm trước đây, Newsweek đặt ra câu “một đập hiền lành hơn tử tế hơn” để mô tả đập Nam Theun 2 được tranh cãi nóng bỏng trong tỉnh Khammoune ở Lào, ám chỉ rằng các đập có thể xanh và sạch và thích hợp cho trẻ con. Và không còn nghi ngờ là có một số như thế. Đập Thakho ở hạ Lào là một thí dụ hay.
Nhưng đối với các kỹ sư điện, sự tăng trưởng với bất cứ giá nào của chủ ngân hàng, và chánh phủ hậu xã hội chủ nghĩa của Lào, Mekong và các phụ lưu là một nguồn thu nhập và điện trong cả hai nghĩa. Các đập lớn trở lại, ngay Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ chúng khi dùng khẩu hiệu “hiền lành hơn tử tế hơn”. Mặc dù tăng trưởng là một khẩu hiệu, sự cần thiết năng lượng của các quốc gia láng giềng đang leo thang. Khi nhu cầu năng lượng gia tăng, tình trạng khu vực và sức mạnh mặc cả của Lào có lẽ cũng gia tăng, nhưng với nguy cơ cho một trong những dòng sông thần tượng nhất và người dân dựa vào nó.
Mekong-cuulong.blogspot.com
Không có nhận xét nào