Nguyễn Quang Duy - Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một.
Tướng Nguyễn Bình – đặc phái viên của Hà Nội được điều vào miền Nam, và sau đó có nguồn tin rằng chính Nguyễn Bình đã tìm cách sát hại Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo khi thất bại trong ý đồ ‘cộng sản hóa’ tôn giáo này…
Khi Việt Minh nắm chánh quyền tháng 9 năm 1945, người đạo Cao Đài sẵn sàng hiệp tác với Việt Minh, địa phương nào cũng có. Ở Tây Ninh có ông Trương Văn Xương làm phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chánh tỉnh, ông Đặng Trung Chữ (giáo sư Thượng Chữ Thanh) làm cố vấn.
Do sự sắp xếp của tướng Nguyễn Bình, Tư lịnh quân Kháng chiến Nam Bộ lúc đó, hai chi đội 7 và 8 lập chiến khu Bù Lu kháng chiến với Pháp.
Nhưng đột ngột, Việt Minh lại lên án Cao Đài phản động theo phát xít Nhật, rồi bao nhiêu việc thảm khốc xảy đến cho đạo. Mấy ngàn tín đồ bị giết, nhiều nhứt ở Quảng Ngãi (Trung Việt), Trung Lập (Nam Việt), làm cho bổn đạo mạnh ai nấy tìm đường ẩn tránh.
Hai chi đội 7 và 8 ở chiến khu bị Việt Minh bao vây để tước khí giới. Ông giáo sư Trần Quang Vinh bị chặn bắt tại Chợ Đệm trên đường từ Sài Gòn về Long Xuyên và giải giam tại Cà Mau cùng với ông Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam độc lập Đảng…
“Những việc đã qua không nên nhắc lại làm tổn thương tình đoàn kết nội bộ Việt Nam hiện thời. Lại nữa, buổi nước nhà còn phôi thai độc lập, những sai lầm đáng tiếc xảy ra khó tránh khỏi.
Chúng tôi là người tu hành cố quên đi để hàn gắn những gì sứt mẻ là hay hơn. Nhưng hoàn cảnh bắt buộc chúng tôi phải trình bày ra đây để thấy rằng đạo Cao Đài không có tội gì hết trước lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại mà sau này Hà Nội đã cáo buộc bằng bản án ngày 20 tháng 9 năm 1978 của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, tỉnh Tây Ninh” – một tài liệu “Ban cải án Cao Đài”, viết.
Theo một tài liệu của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về tướng Nguyễn Bình, cho biết như sau (trích):
Tháng 10 năm 1945, ông vào Nam đi theo ngả Tây nguyên tới thị xã Thủ Dầu Một, ở nhà ông giáo Chương. Sau đó, được ông Võ Bá Nhạc là con rể ông Chương nhường sở cao su Bến Vịnh mà chủ người Pháp giao cho quản lý để ông lập tổng hành dinh. Chính ông Võ Bá Nhạc là chánh văn phòng cho ông từ ngày đầu cho tới lúc hy sinh.
Ông được giao giữ chức ủy viên quân sự Nam bộ kiêm khu trưởng Khu 7, rồi Tư lệnh mặt trận Nam Bộ với toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam Bộ, theo sắc lệnh số 18/SL ngày 21 tháng 3 năm 1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong những ngày đầu kháng chiến, tình hình Nam Bộ hết sức rối ren, phức tạp, có thể ví như thời kỳ “Thập nhị sứ quân” – gồm nhiều đảng phái, anh hùng hảo hán và phải đối diện với một đội quân viễn chinh hùng hậu. Nguyễn Bình đã tìm mọi cách tập hợp các lực lượng kháng chiến dưới sự chỉ huy chung và nhanh chóng tổ chức một cuộc kháng chiến toàn lực, toàn diện.
Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì trong Nam lúc đó rất nhiều màu sắc chính trị, đảng phái và tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Hải Hồ (do Nhật tổ chức)…
Nguyễn Bình tìm được giọng nói thích hợp với từng hạng người. Với tư sản Sài Gòn, ông đề cập tinh thần quốc gia. Với nông dân, ông nói về chia ruộng đất các đại điền chủ cấp cho dân nghèo. Với thanh niên ông hô hào lòng dũng cảm vì nước quên mình… Nhưng ông cũng dùng cả hình phạt với những kẻ lợi dụng chiến tranh để làm giàu bằng cách hợp tác với Pháp…
Tổng hành dinh của ông ở giữa Đồng Tháp Mười mà lại tiếp giáp cửa ngõ Sài Gòn, nhờ khéo ngụy trang mà không bị quân Pháp tìm thấy. Một bộ máy hành chính, kinh tế và quân sự cực kỳ phức tạp được thiết lập trên khắp Nam Bộ.
Vào Nam, Nguyễn Bình bằng tác phong anh hùng mã thượng, đã thu phục các nhóm của Bảy Môn, Mười Lực, Mười Trí, Bảy Viễn, Tám Mạnh, Ba Dương…
Tác giả Nguyễn Long Thành Nam, trong “Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam”, và “Phần 12: Những mẩu chuyện trong chiến khu”, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991, có đoạn viết như sau:
Đầu năm 1948, Bảy Viễn đồng ý đi Đồng Tháp theo lời mời của Nguyễn Bình để tham gia một cuộc họp quan trọng do Nguyễn Bình chủ trì với mục đích phong Viễn chức Khu trưởng Khu 7, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn đang tồn tại giữa Bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn và Bộ đội Nguyễn Bình.
Tại cuộc họp, Bảy Viễn đã trả lời rắn chắc và đanh thép các chất vấn của Nguyễn Bình về những mâu thuẫn nội bộ và tỏ ý nghi ngờ, lưỡng lự trong việc nhận chức Khu trưởng Khu 7 mà trước đó Viễn cho rằng người xứng đáng nhận chức này hơn phải là Huỳnh Văn Nghệ, vì theo Viễn chiến công của Bộ đội Tám Nghệ vượt xa những chiến công của Bộ đội Bảy Viễn.
Sau vì Bảy Viễn từ chối chức Khu trưởng Khu 7 và tỏ vẻ bất hợp tác nên Nguyễn Bình quyết định giải tán các đơn vị Bình Xuyên, phiên chế thành các đơn vị Vệ quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ các Lực lượng kháng chiến và Việt Minh của Phòng nhì Pháp, mặc cho nhiều lãnh đạo chủ chốt bên phía Bình Xuyên phản đối quyết định này (Bao gồm cả Mười Trí, một trong những thủ lĩnh).
Bảy Viễn phản đối quyết liệt đồng thời tố cáo Nguyễn Bình muốn thiết lập chế độ Đảng trị và củng cố uy quyền cá nhân nên đã sát hại Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ và hai lần ám sát Viễn nhưng bất thành.
Bảy Viễn nói với Nguyễn Bình: “Chúng tôi không hài lòng về cung cách đồng chí đối xử với chúng tôi. Bình Xuyên đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ, đồng chí không hề đề nghị giúp đỡ gì chúng tôi, mà đồng chí chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành…
Chúng tôi nghĩ rằng các chánh trị viên không có gì để dạy dỗ chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức cầm súng chiến đấu vì nền độc lập của tổ quốc, và để đòi tự do. Chúng tôi không chiến đấu cho một chế độ Đảng trị, hay để củng cố uy quyền lãnh đạo đã nhẫn tâm tàn sát đồng đội một cách tàn độc hơn là đối với quân thù…”.
Bảy Viễn chất vấn Nguyễn Bình vì sao giết Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ thì được Nguyễn Bình trả lời: “Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt cộng sản và cá nhân tôi, cho nên phải tiêu diệt”.
Bảy Viễn từ chối chức Khu trưởng Khu 7 và không còn muốn hợp tác với Việt Minh. Trên đường từ Đồng Tháp về Rừng Sác, Bảy Viễn và đoàn tùy tùng bị Trung đoàn 306 của Nguyễn Bình phục kích trong đêm, nhưng vì đã đề phòng nên họ thoát khỏi vòng vây…
Về sau, có nguồn tin là vào cuối tháng 9 năm 1951, theo yêu cầu của Hà Nội, tướng Nguyễn Bình lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi, Hà Nội loan báo là tướng Nguyễn Bình đã bị quân Pháp phục kích và hy sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Stung Treng, trên đất Campuchia.
Phải đến cuối tháng 2 năm 2000, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 mới chuyển hài cốt của tướng Nguyễn Bình về nước, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM.
Việt Nam Thời Báo
Nguyễn Quang Duy - Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một.
17/12/2019
Khi Việt Minh nắm chánh quyền tháng 9 năm 1945, người đạo Cao Đài sẵn sàng hiệp tác với Việt Minh, địa phương nào cũng có. Ở Tây Ninh có ông Trương Văn Xương làm phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chánh tỉnh, ông Đặng Trung Chữ (giáo sư Thượng Chữ Thanh) làm cố vấn.
Do sự sắp xếp của tướng Nguyễn Bình, Tư lịnh quân Kháng chiến Nam Bộ lúc đó, hai chi đội 7 và 8 lập chiến khu Bù Lu kháng chiến với Pháp.
Nhưng đột ngột, Việt Minh lại lên án Cao Đài phản động theo phát xít Nhật, rồi bao nhiêu việc thảm khốc xảy đến cho đạo. Mấy ngàn tín đồ bị giết, nhiều nhứt ở Quảng Ngãi (Trung Việt), Trung Lập (Nam Việt), làm cho bổn đạo mạnh ai nấy tìm đường ẩn tránh.
Hai chi đội 7 và 8 ở chiến khu bị Việt Minh bao vây để tước khí giới. Ông giáo sư Trần Quang Vinh bị chặn bắt tại Chợ Đệm trên đường từ Sài Gòn về Long Xuyên và giải giam tại Cà Mau cùng với ông Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam độc lập Đảng…
“Những việc đã qua không nên nhắc lại làm tổn thương tình đoàn kết nội bộ Việt Nam hiện thời. Lại nữa, buổi nước nhà còn phôi thai độc lập, những sai lầm đáng tiếc xảy ra khó tránh khỏi.
Chúng tôi là người tu hành cố quên đi để hàn gắn những gì sứt mẻ là hay hơn. Nhưng hoàn cảnh bắt buộc chúng tôi phải trình bày ra đây để thấy rằng đạo Cao Đài không có tội gì hết trước lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại mà sau này Hà Nội đã cáo buộc bằng bản án ngày 20 tháng 9 năm 1978 của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, tỉnh Tây Ninh” – một tài liệu “Ban cải án Cao Đài”, viết.
Theo một tài liệu của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về tướng Nguyễn Bình, cho biết như sau (trích):
Tháng 10 năm 1945, ông vào Nam đi theo ngả Tây nguyên tới thị xã Thủ Dầu Một, ở nhà ông giáo Chương. Sau đó, được ông Võ Bá Nhạc là con rể ông Chương nhường sở cao su Bến Vịnh mà chủ người Pháp giao cho quản lý để ông lập tổng hành dinh. Chính ông Võ Bá Nhạc là chánh văn phòng cho ông từ ngày đầu cho tới lúc hy sinh.
Ông được giao giữ chức ủy viên quân sự Nam bộ kiêm khu trưởng Khu 7, rồi Tư lệnh mặt trận Nam Bộ với toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam Bộ, theo sắc lệnh số 18/SL ngày 21 tháng 3 năm 1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong những ngày đầu kháng chiến, tình hình Nam Bộ hết sức rối ren, phức tạp, có thể ví như thời kỳ “Thập nhị sứ quân” – gồm nhiều đảng phái, anh hùng hảo hán và phải đối diện với một đội quân viễn chinh hùng hậu. Nguyễn Bình đã tìm mọi cách tập hợp các lực lượng kháng chiến dưới sự chỉ huy chung và nhanh chóng tổ chức một cuộc kháng chiến toàn lực, toàn diện.
Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì trong Nam lúc đó rất nhiều màu sắc chính trị, đảng phái và tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Hải Hồ (do Nhật tổ chức)…
Nguyễn Bình tìm được giọng nói thích hợp với từng hạng người. Với tư sản Sài Gòn, ông đề cập tinh thần quốc gia. Với nông dân, ông nói về chia ruộng đất các đại điền chủ cấp cho dân nghèo. Với thanh niên ông hô hào lòng dũng cảm vì nước quên mình… Nhưng ông cũng dùng cả hình phạt với những kẻ lợi dụng chiến tranh để làm giàu bằng cách hợp tác với Pháp…
Tổng hành dinh của ông ở giữa Đồng Tháp Mười mà lại tiếp giáp cửa ngõ Sài Gòn, nhờ khéo ngụy trang mà không bị quân Pháp tìm thấy. Một bộ máy hành chính, kinh tế và quân sự cực kỳ phức tạp được thiết lập trên khắp Nam Bộ.
Vào Nam, Nguyễn Bình bằng tác phong anh hùng mã thượng, đã thu phục các nhóm của Bảy Môn, Mười Lực, Mười Trí, Bảy Viễn, Tám Mạnh, Ba Dương…
Tác giả Nguyễn Long Thành Nam, trong “Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam”, và “Phần 12: Những mẩu chuyện trong chiến khu”, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991, có đoạn viết như sau:
Đầu năm 1948, Bảy Viễn đồng ý đi Đồng Tháp theo lời mời của Nguyễn Bình để tham gia một cuộc họp quan trọng do Nguyễn Bình chủ trì với mục đích phong Viễn chức Khu trưởng Khu 7, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn đang tồn tại giữa Bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn và Bộ đội Nguyễn Bình.
Tại cuộc họp, Bảy Viễn đã trả lời rắn chắc và đanh thép các chất vấn của Nguyễn Bình về những mâu thuẫn nội bộ và tỏ ý nghi ngờ, lưỡng lự trong việc nhận chức Khu trưởng Khu 7 mà trước đó Viễn cho rằng người xứng đáng nhận chức này hơn phải là Huỳnh Văn Nghệ, vì theo Viễn chiến công của Bộ đội Tám Nghệ vượt xa những chiến công của Bộ đội Bảy Viễn.
Sau vì Bảy Viễn từ chối chức Khu trưởng Khu 7 và tỏ vẻ bất hợp tác nên Nguyễn Bình quyết định giải tán các đơn vị Bình Xuyên, phiên chế thành các đơn vị Vệ quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ các Lực lượng kháng chiến và Việt Minh của Phòng nhì Pháp, mặc cho nhiều lãnh đạo chủ chốt bên phía Bình Xuyên phản đối quyết định này (Bao gồm cả Mười Trí, một trong những thủ lĩnh).
Bảy Viễn phản đối quyết liệt đồng thời tố cáo Nguyễn Bình muốn thiết lập chế độ Đảng trị và củng cố uy quyền cá nhân nên đã sát hại Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ và hai lần ám sát Viễn nhưng bất thành.
Bảy Viễn nói với Nguyễn Bình: “Chúng tôi không hài lòng về cung cách đồng chí đối xử với chúng tôi. Bình Xuyên đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ, đồng chí không hề đề nghị giúp đỡ gì chúng tôi, mà đồng chí chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành…
Chúng tôi nghĩ rằng các chánh trị viên không có gì để dạy dỗ chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức cầm súng chiến đấu vì nền độc lập của tổ quốc, và để đòi tự do. Chúng tôi không chiến đấu cho một chế độ Đảng trị, hay để củng cố uy quyền lãnh đạo đã nhẫn tâm tàn sát đồng đội một cách tàn độc hơn là đối với quân thù…”.
Bảy Viễn chất vấn Nguyễn Bình vì sao giết Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ thì được Nguyễn Bình trả lời: “Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt cộng sản và cá nhân tôi, cho nên phải tiêu diệt”.
Bảy Viễn từ chối chức Khu trưởng Khu 7 và không còn muốn hợp tác với Việt Minh. Trên đường từ Đồng Tháp về Rừng Sác, Bảy Viễn và đoàn tùy tùng bị Trung đoàn 306 của Nguyễn Bình phục kích trong đêm, nhưng vì đã đề phòng nên họ thoát khỏi vòng vây…
Về sau, có nguồn tin là vào cuối tháng 9 năm 1951, theo yêu cầu của Hà Nội, tướng Nguyễn Bình lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi, Hà Nội loan báo là tướng Nguyễn Bình đã bị quân Pháp phục kích và hy sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Stung Treng, trên đất Campuchia.
Phải đến cuối tháng 2 năm 2000, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 mới chuyển hài cốt của tướng Nguyễn Bình về nước, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM.
Việt Nam Thời Báo
Nguyễn Quang Duy - Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một.
17/12/2019
Đức Huỳnh Phú Sổ sinh tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ngày 15/1/1920, nhằm ngày 25/11 năm Kỷ Mùi, gần 100 năm trước.
Đức Thầy vừa khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, vừa thành lập đảng Dân Xã, triết lý đạo, đời và đảng chính trị của Đức Thầy xét thấy rất gần với triết lý xây dựng thể chế chính trị tại Hoa Kỳ.
Kỷ niệm 100 năm ngày Đức Thầy đản sinh là dịp để chúng ta suy ngẫm về con đường toàn dân chính trị Thầy đề ra.
Mang đạo vào đời
Phật Giáo Hòa Hảo làm lành tránh ác, tu thân nhập thế, thực hành Tứ Ân: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.
Ngoài giáo lý nhà Phật, Thầy còn chọn lọc những điều hay lẽ phải của Nho giáo và Lão giáo, cùng với tấm lòng yêu nước chuyển thành thơ ca được gọi là Sấm Giảng.
Đức Huỳnh Giáo Chủ giải thích sự tương quan vô cùng chặt chẽ giữa đạo và đời: “Đời không đạo, đời vô liêm sỉ, đạo không đời, đạo biết dạy ai?”
Những bài thơ về Đạo khuyên người đời tu niệm, lời lẽ bình dân, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người, nhanh chóng thu hút được hằng triệu tín đồ miền Tây Nam phần.
Số tín đồ Hòa Hảo ngày nay đã lên đến 7 triệu người sống khắp nơi trên thế giới, sống hòa đồng với đồng bào nhân loại nên được hầu hết bà con cộng đồng, làng xóm yêu mến và quý trọng.
Người viết chỉ là thân hữu của Phật Giáo Hòa Hảo và thân hữu của đảng Dân Xã nhưng có cơ duyên được biết về Đạo và tìm hiểu về Thầy.
Mang đạo vào chính trị
Ngày 21/9/1946, Đức Thầy cùng luật sư Mai Văn Dậu, ông Nguyễn Văn Sâm, ông Trần Văn Ân và giáo sư Nguyễn Hoàn Bích (Nguyễn Bảo Toàn) tuyên bố thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng viết tắt là đảng Dân Xã.
Giáo chủ một tôn giáo lại công khai đứng ra thành lập một đảng chính trị là một điều chưa từng nghe thấy trong lịch sử nhân loại.
Triết lý mang đạo vào chính trị hòa nhập đạo, đời và đảng chính trị được Đức Thầy giải thích như sau:
“1. Việt Minh tranh đấu chánh trị, nếu Thầy đem đạo ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà.
“2. Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dầu nhận Thầy là một nhà ái quốc, nhưng không hề cùng hiệp chung với Thầy dưới danh nghĩa Phật Giáo Hòa Hảo để lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không thể tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không thể bỏ đạo quy y Phật Giáo Hòa Hảo. Vì vậy, Thầy phải tổ chức chánh đảng để anh em ấy có điều kiện tham gia. Họ chỉ phải giữ kỷ luật của Đảng mà thôi, còn tôn giáo thì riêng ai nấy giữ.
“3. Vậy tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non sông Tổ quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em hành xử Tứ-Ân.”
Triết lý Đức Thầy không chỉ giới hạn ở chỗ mỗi tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là một đảng viên Dân Xã, Thầy còn nêu rõ chủ trương toàn dân chính trị:
‘Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thực thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân”.
‘Đã chủ trương “Toàn dân chánh trị” thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào.’
Toàn dân chính trị là nâng tầm hiểu biết của người dân về quyền chính trị để mọi người tham gia chính trị một cách bình đẳng.
Đức Huỳnh Giáo Chủ lấy lời Phật dạy “Phật đồng thể tánh với chúng sanh, chúng sanh là Phật sẽ thành (mọi người đều có thể thành Phật)”, để nhắc nhở tín đồ tinh thần bình đẳng của Phật Giáo.
Thực hiện công bằng xã hội
Trong Tuyên Ngôn sáng lập đảng Dân Xã, Đức Thầy nêu ra cách thức tạo công bằng xã hội:
“Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.”
Xã hội Tây Phương luôn tồn tại hai khuynh hướng chính trị trái ngược nhau là tự do và xã hội.
Những người có vốn, có tiền, tin vào động lực của kinh tế tự do thường liên kết bảo vệ quyền lợi của họ.
Còn những người nhận ra sai sót của kinh tế thị trường, những người gắn liền với đời sống thực tế của người lao động và chính những người lao động thường liên kết để đấu tranh thực hiện công bằng xã hội.
Ở Tây phương các đảng dân chủ xã hội ngoài việc bảo đảm công ăn việc làm, bảo đảm một đời sống cơ bản cho người dân, còn không ngừng đấu tranh cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cho giáo dục, y tế được miễn phí, cho người già, người tàn tật, người thiểu số, người thất nghiệp có an sinh và cho xã hội được bình đẳng bình quyền.
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng cũng thế là tổ chức chính trị của những người dân chủ xã hội sẵn sàng dấn thân đấu tranh cho tầng lớp lao động.
Chủ tịch đảng ông Nguyễn Văn Sâm và Tổng bí thư giáo sư Nguyễn Hoàn Bích (bí danh Nguyễn Bảo Tòan) đều không phải là tín đồ Hòa Hảo.
Bài học tranh cử tại Mỹ
Triết lý đạo, đời và đảng chính trị là một và chính trị toàn dân của Thầy, hoàn toàn đối nghịch với lý thuyết cộng sản muốn tách riêng đạo với đời, người cộng sản xem chính trị là công việc độc quyền của đảng, nhưng triết lý của Thầy lại rất giống với triết lý chính trị ở Mỹ.
Nước Mỹ được thành lập bởi những tín đồ Thiên Chúa Giáo với niềm tin con người bình đẳng về chính trị:
“…rằng tạo hóa đã ban cho con người những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ gồm hằng ngàn tổ chức chính trị, kinh doanh, tín ngưỡng, nghiệp đoàn, dân sự và phong trào xã hội lớn nhỏ cùng hằng chục triệu đảng viên cá nhân không tham gia tổ chức.
Ở Mỹ, ngay đến những tu sỹ Thiên Chúa Giáo, cứ đến mùa bầu cử, dân chúng đều tham gia chính trị bằng cách gia nhập một đảng chính trị để chọn lựa những người trong đảng xứng đáng nhất để đưa ra tranh cử quốc gia.
Phương cách công khai tranh cử nội bộ đảng trước, rồi sau đó ra tranh cử quốc gia đã hết sức thành công tại Mỹ, nước Mỹ luôn có những người lãnh đạo thích hợp nhất với thời cuộc, giúp nước Mỹ luôn giữ vai trò cường quốc số 1 trên thế giới.
Đức Thầy thọ nạn
Chỉ sáu tháng sau khi đảng Dân Xã thành lập, Việt Minh cộng sản đã ám hại Đức Thầy tại Đốc Vàng Hạ thuộc tỉnh Long Xuyên, ngày 16/4/1947.
Tín đồ Hòa Hảo tiếp tục con đường tu thân nhập thế thực hành Tứ Ân, nhưng triết lý mang đạo vào chính trị, hòa nhập đạo, đời và đảng chính trị của Đức Thầy ít được biết đến.
Dẫu vậy Phật Giáo Hòa Hảo và đảng Dân Xã đã đóng góp rất lớn cho cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập nước nhà và đấu tranh bảo vệ, xây dựng dân chủ tại miền Nam.
Trước 30/4/1975, những khu vực Phật Giáo Hòa Hảo là những khu vực được tín đồ Hòa Hảo giữ gìn an ninh không để cộng sản xâm nhập, người dân sống thanh bình như không hề có chiến tranh.
Việt Nam tự do
Đảng Cộng sản vẫn mệnh danh là đại diện cho giai cấp công nhân, nhưng thực chất là những kẻ cai trị vừa bóc lột tầng lớp lao động, vừa đục khoét tài nguyên quốc gia.
Công nhân không đủ sống, nông dân không đủ ăn, sông Cửu Long cạn nước, nước biển tràn vào đồng bằng, miền Nam ngập nước, tệ nạn buôn người là những đề tài thường xuyên được báo chí chính thống đề cập tới.
Không ai thực sự đại diện đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp lao động, đấu tranh cho công nhân, cho nông dân, cho dân lao động, cho dân thất nghiệp và cho sắc tộc thiểu số tại Việt Nam.
Triết lý đạo, đời, đảng chính trị là một và toàn dân chính trị của Đức Thầy quả đi trước thời đại, nhưng vẫn còn nguyên giá trị và khi Việt Nam có tự do đảng Dân Xã cần phục hồi triết lý của Đức Thầy để xây dựng lại đất nước.
Với 7 triệu tín đồ Hòa Hảo, nếu đảng Dân Xã áp dụng thể thức tranh cử kiểu Mỹ là công khai tranh cử nội bộ trước, sau đó đưa ứng viên ra tranh cử quốc gia, đảng Dân Xã sẽ trở thành lực lượng chính trị thiết yếu đại diện cho tầng lớp lao động thực thi công bằng xã hội.
Nguyễn Quang Duy
Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào