Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm, trong đó cấm đảng viên đòi “tam quyền phân lập”.
Với điều cấm này đã gián tiếp cho thấy cả 3 nhánh lập pháp – hành pháp – tư pháp ở Việt Nam lâu nay không hề có tính độc lập, dù là tương đối.
Góc nhìn học thuật cho biết học thuyết phân quyền là sự phủ định biện chứng đối với các nhà nước chuyên chế tập quyền, đánh dấu sự cáo chung của chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài, đặt nền móng cho sự hình thành các nhà nước dân chủ.
Đây cũng là học thuyết có ý nghĩa về phương diện kỹ thuật pháp lý sâu sắc trong tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc giao quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho các nhánh quyền lực nhà nước khác nhau (lập pháp, hành pháp, tư pháp) làm cho quá trình phân công lao động quyền lực minh bạch, chuyên môn hóa, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của các quyền ngày càng cao; hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền của quyền lực nhà nước; nhân dân có điều kiện kiểm soát quyền lực nhà nước của mình và giữa các quyền có sự kiểm soát lẫn nhau.
Trở ngược thời gian.
Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của chính quyền miền Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo, xét về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước có thể nói đã thể hiện sự vận dụng tinh thần và nội dung học thuyết phân quyền một cách sáng tạo phù hợp với đặc thù và tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền nhà nước non trẻ lúc bấy giờ với bốn yếu tố cơ bản:
Một, quyền lực nhà nước được cấu thành từ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Hai, ba quyền này có sự phân chia nhiệm vụ và quyền hạn; Ba, nhiệm vụ, quyền hạn của ba quyền này có tính độc lập tương đối với nhau; Bốn, giữa ba quyền này có sự kiểm soát và chế ước lẫn nhau.
Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 đã viết “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
– Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
– Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
– Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Theo đó, quyền lực nhà nước được tổ chức thành ba quyền, gồm: “Nghị viện nhân dân (lập pháp) là cơ quan có quyền cao nhất, do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm một lần” (Điều 22, 24), có nhiệm vụ “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” (Điều 23);
“Chính phủ (hành pháp) là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc” (Điều 43); “có nhiệm vụ trực tiếp quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội trong cả nước” (Điều 52);
“Tòa án là cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều 63); có nhiệm vụ xét xử.
Đặc biệt chế định Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia), vừa là người đứng đầu Chính phủ (hành pháp) được Hiến pháp giao nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn “có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại Luật của Nghị viện trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông tri” (Điều 31); và “không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” (Điều 50).
Ngược lại, “Nghị viện có quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ” (Khoản c, Điều 36); “truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện lập một Tòa án đặc biệt để xét xử” (Điều 51). Đây chính là chế định pháp lý Hiến định về kiềm chế và chế ước lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước non trẻ trong điều kiện đấu tranh giai cấp gay gắt và phức tạp lúc bấy giờ.
Theo ý kiến của giáo sư Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp, thì, “Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, những năm qua bộ máy nhà nước ta đã được xây dựng và hoàn thiện một bước. Các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,… được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa Hiến pháp.
Các đạo luật này đã phân công, phân nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn cho các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách rõ ràng, minh bạch hơn, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từng bước được hình thành”.
Với những dẫn chứng pháp lý tóm tắt ở trên cho thấy dường như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú đã ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, về việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, trong đó các nội dung liên quan “xã hội dân sự” – “tam quyền phân lập” có phần khiên cưỡng, thiếu tính tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành.
Việt Nam Thời Báo
Với điều cấm này đã gián tiếp cho thấy cả 3 nhánh lập pháp – hành pháp – tư pháp ở Việt Nam lâu nay không hề có tính độc lập, dù là tương đối.
Góc nhìn học thuật cho biết học thuyết phân quyền là sự phủ định biện chứng đối với các nhà nước chuyên chế tập quyền, đánh dấu sự cáo chung của chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài, đặt nền móng cho sự hình thành các nhà nước dân chủ.
Đây cũng là học thuyết có ý nghĩa về phương diện kỹ thuật pháp lý sâu sắc trong tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc giao quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho các nhánh quyền lực nhà nước khác nhau (lập pháp, hành pháp, tư pháp) làm cho quá trình phân công lao động quyền lực minh bạch, chuyên môn hóa, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của các quyền ngày càng cao; hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền của quyền lực nhà nước; nhân dân có điều kiện kiểm soát quyền lực nhà nước của mình và giữa các quyền có sự kiểm soát lẫn nhau.
Trở ngược thời gian.
Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của chính quyền miền Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo, xét về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước có thể nói đã thể hiện sự vận dụng tinh thần và nội dung học thuyết phân quyền một cách sáng tạo phù hợp với đặc thù và tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền nhà nước non trẻ lúc bấy giờ với bốn yếu tố cơ bản:
Một, quyền lực nhà nước được cấu thành từ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Hai, ba quyền này có sự phân chia nhiệm vụ và quyền hạn; Ba, nhiệm vụ, quyền hạn của ba quyền này có tính độc lập tương đối với nhau; Bốn, giữa ba quyền này có sự kiểm soát và chế ước lẫn nhau.
Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 đã viết “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
– Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
– Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
– Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Theo đó, quyền lực nhà nước được tổ chức thành ba quyền, gồm: “Nghị viện nhân dân (lập pháp) là cơ quan có quyền cao nhất, do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm một lần” (Điều 22, 24), có nhiệm vụ “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” (Điều 23);
“Chính phủ (hành pháp) là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc” (Điều 43); “có nhiệm vụ trực tiếp quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội trong cả nước” (Điều 52);
“Tòa án là cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều 63); có nhiệm vụ xét xử.
Đặc biệt chế định Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia), vừa là người đứng đầu Chính phủ (hành pháp) được Hiến pháp giao nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn “có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại Luật của Nghị viện trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông tri” (Điều 31); và “không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” (Điều 50).
Ngược lại, “Nghị viện có quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ” (Khoản c, Điều 36); “truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện lập một Tòa án đặc biệt để xét xử” (Điều 51). Đây chính là chế định pháp lý Hiến định về kiềm chế và chế ước lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước non trẻ trong điều kiện đấu tranh giai cấp gay gắt và phức tạp lúc bấy giờ.
Theo ý kiến của giáo sư Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp, thì, “Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, những năm qua bộ máy nhà nước ta đã được xây dựng và hoàn thiện một bước. Các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,… được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa Hiến pháp.
Các đạo luật này đã phân công, phân nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn cho các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách rõ ràng, minh bạch hơn, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từng bước được hình thành”.
Với những dẫn chứng pháp lý tóm tắt ở trên cho thấy dường như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú đã ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, về việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, trong đó các nội dung liên quan “xã hội dân sự” – “tam quyền phân lập” có phần khiên cưỡng, thiếu tính tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành.
Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào