Header Ads

  • Breaking News

    Dưới bóng của các siêu đập Trung Hoa, hàng triệu người ở Đông Nam Á tranh đấu để sống còn




    Nông dân Nipon Wutthikorn trồng giá dọc theo bờ sông Mekong. Sinh kế của ông bị đe dọa bởi các hành động ở xa về phía thượng lưu.


    Trung Hoa dự định xây đập lớn nhất thế giới trong cố gắng để trở thành trung tính carbon vào năm 2060. Nhưng tham vọng thủy điện của họ đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với sông và sinh kế của các cộng đồng ở hạ lưu, chương trình Insight (Cái nhìn) khám phá ra.


    CHIANG RAI, Thái Lan – Anusom Nantharak không biết nghề nghiệp khác.


    Sinh trưởng và lớn lên trong một làng đánh cá dọc theo sông Mekong, người đàn ông 37 tuổi gia nhập vào nghề đánh cá của gia đình vào lúc 17 tuổi. Vào lúc đó, họ có trên 10 thuyền đánh cá và có thể đánh cá cả ngày.


    Nhưng 15 năm trước, mọi thứ bắt đầu thay đổi.


    “Chúng tôi thường thấy rất nhiều cá lớn… Số cá đã giảm, và kích thước của chúng nhỏ hơn,” anh nói. Gia đình anh nay chỉ còn làm chủ 2 hay 3 thuyền đánh cá.


    Ở xa về phía thượng lưu nơi anh sống, các đập thủy điện của Trung Hoa xây dọc theo Mekong đã đảo ngược đời sống của anh bằng cách hủy hoại hệ thống nước, anh nói, và vì thế ít cá hơn.



    Anusom Nantharak gia nhập nghề đánh cá của gia đình lúc 17 tuổi. Nay 37 tuổi, anh nói số cá đã giảm, và kích thước của chúng nhỏ hơn.


    “Mùa lũ không còn theo cùng cách thức nữa,” anh nói. “KHi nó phải cao, sông trở nên khô. Và khi sông phải khô, mực nước dâng lên.”


    “Với thiệt hại của hệ sinh thái, một số cá sẽ sớm bị tuyệt chủng.”


    Mekong, chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, là một trong những hệ thống sông phức tạp nhất trên thế giới, đứng thứ nhì sau sông Amazon về đa dạng sinh học cá.


    Nhưng tất cả bị đe dọa bởi các nỗ lực của Trung Hoa để trung tính carbon vào năm 2060. Như chương trình Insight (Cái nhìn) khám phá, các siêu đập của Trung Hoa xây cất với cái giá môi trường và sinh kế của những người, như Anusom, sống ở hạ lưu và cách một thế giới.


    Tại sao Trung Hoa cần đập


    Trung Hoa hoàn tất đập thủy điện đầu tiên trên Mekong, đập Manwan (Mạn Loan) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), năm 1995. Kể từ đó, họ đã xây thêm 10 đập nữa trên dòng chánh, cùng với hàng trăm đập trên các phụ lưu Mekong.



    Một trong các đập khổng lồ của Trung Hoa trong vùng thượng lưu Mekong.


    Thu hoạch nước trong các đập và tạo nên thủy điện nằm “cao trong nghị trình của chánh phủ Trung Hoa”, Elizabeth Lai của Đại học Hong Kong ghi nhận.


    “Nó rất quan trọng về mặt chánh trị để Trung Hoa cung cấp an ninh trong việc cung cấp nước,” Lai nói, một giảng viên danh dự ở Trung tâm Xã hội Dân sự và Cai quản của đại học. “Tầm quan trọng khác là cung cấp năng lượng sạch.”


    Dựa vào lời hứa của Trung Hoa để thực hiện 0 phóng thích carbon vào năm 2060, bà nói xây đập là “một trong những cách hữu hiệu nhất” để cung cấp năng lượng sạch cho quốc gia.



    Xây đập là một trong những cách hữu hiệu nhất để Trung Hoa cung cấp năng lượng sạch.


    Thủy điện là nguồn năng lượng lớn thứ nhì của Trung Hoa, sau than đá; nó chiếm gần 1/5 sản lượng năng lượng tổng cộng.


    Và việc phát triển nguồn thủy điện trong “các sông quốc tế và xuyên biên giới” đặc biệt “rất quan trọng” cho việc thực hiện mục tiêu carbon của Trung Hoa, theo Tian Fuqiang của Khoa Kỹ thuật Thủy lực của Đại học Tsinghua (Thanh Hoa).


    Điều nầy cho các sông xuyên biên giới một “tầm quan trọng chiến lược tổng quát” đối với Trung Hoa, ông nói, lưu ý rằng hầu hết vùng biên giới các sông chảy qua là núi non, nơi “xã hội và kinh tế địa phương tương đối thụt lùi.”


    “Vì thế phát triển các sông xuyên biên giới để mang lợi ích cho các cộng đồng dọc theo bờ sông rất quan trọng đối với Trung Hoa.”



    Các sông xuyên biên giới có một “tầm quan trong chiến lược tổng quát” đối với Trung Hoa.


    Ảnh hưởng trên Mekong


    Nhưng các đập đã thay đổi dòng chảy truyền thống của sông Mekong, chia cắt các nơi cư trú tự nhiên và làm cho mực nước hạ xuống đến mức nguy hiểm ở hạ lưu.


    “Trong 20 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng sông Mekong đã bị ảnh hưởng trong nhiều cách,” nhà hoạt động Niwat Royaew của Thái Lan nói. “Nhiều sinh vật đã tuyệt chủng, môi trường bị hủy hoại – tất cả những vấn đề nầy là kết quả của những dự án lớn đó, như xây đập.”

    “Xây đập không thân thiện môi trường.”


    Theo một phúc trình năm 2017 của UNESCO và Viện Môi trường Stockholm (Stockholm Environment Institute (SEI)), các đập thủy điện, cùng với việc phát triển hạ tầng cơ sở đại qui mô khác trên sông, chịu trách nhiệm cho việc ngăn chận phù sa giàu dinh dưỡng và không cho dòng chảy tự nhiên của sông chảy xuống hạ lưu.



    Các đập ảnh hưởng đến dòng phù sa.


    Phúc trình nói lượng phù sa trung bình của Mekong ở nhiều nơi ở Thái Lan giảm đến 83% từ năm 2003 đến 2009.


    Ảnh hưởng tai hại tồi tệ thêm bời thay đổi khí hậu và thiếu liên lạc xuyên biên giới.


    Piamporn Deetes nhớ lại rằng khi 2 đập đầu tiên được xây, các cộng đồng ở hạ lưu “không được thông báo nào”. “Chúng tôi không biết điều gì xảy ra ở thượng lưu,” giám đốc chiến dịch và liên lạc khu vực Đông Nam Á (ĐNA) của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) nói.


    “(Nhưng) người dân địa phương ở đây… chứng kiến mực nước thay đổi. Chúng tôi thấy mực nước dao động bất thường làm thay đổi lớn lao hệ sinh thái của sông Mekong.”


    “Chúng tôi không chống Trung Hoa… nhưng chúng tôi nói về các vấn đề hiện tại trên sông Mekong. Các đập ở đó đang sản xuất điện, nhưng với cái giá cho các cộng đồng ở hạ lưu.”


    Ngoài ngư dân Anusom, có nhiều người khác mà sinh kế cũng bị ảnh hưởng, như nông dân Nipon Wutthikorn, người trồng giá trên bờ sông Mekong.

    “Số đất (mầu mỡ) đã giảm… và cồn cát cao hơn trước,” ông nói. “Mực nước không còn tiên đoán trước (được nữa).”


    Một công cụ chánh trị


    Các nhà hoạt độn như Niwat lo ngại rằng Mekong là một nơi thử nghiệm cho bá quyền Trung Hoa ở Đông Á và xa hơn, với các đập của Trung Hoa đang giữ lại những số nước khổng lồ trong 2 năm qua.


    “Giử lại tất cà nước trong mùa mưa và đề nó chảy ra trong mùa khô là sai,” ông nói. “Nó đi ngược với thiên nhiên.”



    Niwat Roykaew là lãnh đạo của phong trào bảo tồn Mekong ở Thái Lan.


    Nó cũng đe dọa sinh kế của 60 triệu người sống ở hạ lưu bằng cách làm thất mùa và làm giảm số cá đánh được.


    Điều nầy, Niwat lưu ý, là một chủ đề để thương thảo với Trung Hoa. “Họ luôn luôn nói ‘Hey, chúng tôi không giữ quá nhiều nước. Chỉ có 13,5% của sông Mekong được giữ trong các đập của chúng tôi,’” ông nói.


    Đây là cái mà giảng sư đại học Tian mô tả như “phóng đại tình hình”.


    “Nhiều người nghĩ rằng Trung Hoa ở thượng lưu, và nước đến từ thượng lưu, vì thế xây đập nầy giống như khóa vòi nước, và rồi anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn,” ông nói.


    “Tuyên bố nầy không cứu xét vùng mà nguồn nước được phân phối.”


    Ông nói thêm rằng trữ nước trong hồ chứa “chỉ điều tiết theo mùa.”



    Giảng sư Tian Fuqiang nói cộng đồng quốc tế không cần lo ngại Trung Hoa dùng đập để “khóa” nước.


    “Nó gia tăng dòng chảy trên khắp mùa bằng cách giảm lũ lụt và trữ nước cho mùa khô,” ông nói. “Đến một mức độ nào đó, điều nầy cũng có lợi cho việc kiểm soát lũ lụt và cứu hạn ở hạ lưu.”


    Ông xem nó như một vấn đề “rất phức tạp” đòi hỏi nhiều dữ kiện, mô phỏng và “nghiên cứu chi tiết để có những kết luận khoa học”.


    “Thông thường, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thủy nông. Hồ chứa trên các phụ lưu và khai thác cát tất cả có thể có vai trò trong việc thay đổi địa hình cảu sông,” ông nói.


    “Chúng ta ần xây dựng sự hiểu biết dựa trên khoa học để cải thiện sự tin cậy hỗ tương giữa các vùng thượng và hạ lưu.”



    Lưu vực Mekong.


    Sau rốt, Lai, cũng là một kỹ sư môi trường, nói, kỹ thuật ở phía sau các dự án đập là “tất cho nhân loại nhưng cần được quản lý thích đáng thay vì vận dụng để trở thành một công cụ chánh trị”.


    “Tất cả tùy thuộc vào tâm tính của… các quốc gia xuyên biên giới để có một viễn cảnh rộng lớn hơn,” bà nói.


    Pianporn đồng ý về tầm quan trọng của các chánh phủ liên hệ để có một “ý chí chánh trị mạnh mẽ” để thừa nhận những vấn đề nầy như “các vấn đề xuyên biên giới quan trọng ở lục địa ĐNA”.


    Bà cũng ủng hộ rằng các cộng đồng nông thôn nên tham gia công bằng vào việc lấy quyết định trong việc quy hoạch tài nguyên của Mekong.


    “Chúng tôi không yêu cầu bồi thường tiền hay bất cứ như thế,” bà nói. “Chúng tôi chỉ muốn thấy Mekong hùng vĩ một lần nữa được chảy tự do, lành mạnh, và rằng sông có thể nuôi dưỡng sinh kế của chúng ta, di ngư và đất canh tác của chúng ta.”


    Điều gì sẽ tới cho Trung Hoa?


    Trong khi đó, Trung Hoa đã chuyển trọng tâm đến sông khác cho dự án lớn nhất của họ: một siêu đập ở Medog của Tibet (Tây Tạng), trên sông Yarlung Tsangpo. Con sông xuyên biên giới nầy, được bọi là Bramaputra ở Ấn Độ, dài khoảng 3.000 km từ nguồn ở Himalayas qua Tibet, Ấn Độ và Bangladesh.


    Dự án thủy điện nầy được sự trù là đập lớn nhất trên thế giới, sản xuất 300 tỉ kWh điện mỗi năm. Đập được ước tính có thể sản xuất khoảng 3 lần số điện của đập Three Gorges (Tam Hiệp) trên sông Yangtze (Dương Tử).


    Vị trí của siêu đập cung cấp “các điều kiện rất tốt cho việc phát triển thủy điện”, Tian nói. Và sông “tương đối chưa được phát triển” ở Trung Hoa.


    Nhưng ảnh hưởng đối với Ấn Độ và Bangladesh có thể lớn lao.


    Năm 1957, Ấn Độ xây đập Farakka ngang qua sông xuyên biên giới Ganges. Điều nầy tạo nên áp lực nước ở Bangladesh và nhiều hậu quả xã hội và môi trường.


    “Trước đây, anh đã nghe nó gầm thét từ xa 2, 3 km,” nhà hoạt động nước Mizanur Rahman của Bangladesh nói. “Làm thế nào sông đó trở thành một nghĩa địa trong 30, 40 năm qua? Lý do là đập Farakka.”


    Chắc chắn sẽ tồi tệ với đập mới. “Vì Trung Hoa sẽ trữ nước cho siêu đập, các quốc gia ở hạ lưu, Ấn Độ và Bangladesh, sẽ được ít nước hơn,” Partha Pratim Biswas, một giảng sư ở Đại học Jadavpur của Ấn Độ, nói.



    Dự án ở Medog, Tibet được dự trù làm lu mờ đập phá kỷ lục Three Gorges trên sông Yangtze ở miền trung Trung Hoa. [Ảnh: AFP]


    “Nếu Ấn Độ bị buộc phải sản xuất điện với số nước ít hơn, Ấn Độ cũng phải xây đập trữ nước… Càng có thêm đập được xây trên dòng sông, dòng chảy càng bị xáo trộn – vì thế quốc gia ở dưới cùng sẽ (hứng chịu) tệ hại nhất.”



    Áp lực nước xảy ra khi không đủ nước để đáp ứng nhu cầu của người dân và môi trường.


    Ngư dân Zahangir Alom đã thấy tại sao sông khô cạn và trở nên hẹp hơn. Người đàn ông 26 tuổi nay lo ngại rằng cộng đồng của anh sẽ gặp khó khăn hơn để đánh cá.


    Người lái đò Masud Rana Shomat cũng thế. “Neu71 đập được xây, toàn thể vùng sẽ trở thành sa mạc,” anh nói. “Phần phía bắc của Bangldesh chạy dọc theo sông; nếu nó biến thành sa mạc, việc cung cấp nhiều hàng hóa sẽ chấm dứt.”


    Vào tháng 3, quốc hội Trung Hoa phê chuẩn kế hoạch 5 năm thứ 14th của quốc gia, gồm có kế hoạch xây đập như một phần cùa chiến lược của Trung Hoa để thực hiện trung tính carbon vào năm 2060.


    Những người sống ở hạ lưu, như Zahangir và Masud, sẽ phải trả một cái giá cao.


    “Cuộc sống của tôi sẽ chấm dứt, vì tôi là một người chéo đó,” Masud nói. “Toàn thể gia đình tội dựa vào sông để sống còn.”


    “Không có cách khác để sống còn – chúng tôi chết.”



    Với Trung Hoa có kế hoạch để xây đập lớn nhất trên thế giới, ngư dân Zahangir Alom lo ngại cho tương lai của cộng đồng của anh. [Nguồn: CAN]

    Không có nhận xét nào