Trung Hiếu tổng hợp
Trung Quốc tập trận, Philippines, Indonesia
Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc
Đầu tháng 12, hãng Reuters dẫn nguồn tin độc quyền tiết lộ Trung Quốc đã yêu cầu Indonesia ngừng khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Đây chính là khu vực mỏ Tuna, vốn là trung tâm trong cuộc đối đầu giữa hai nước trong nhiều tháng qua.
Trên thực tế, những thông tin này đã được tôi tiết lộ trong một bản tin ngày 22.11.
1. Chuyển động quân sự
Tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin oanh tạc cơ H-6J của Trung Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông.
Các oanh tạc cơ thuộc lực lượng Không quân hải quân của Chiến khu Nam bộ đóng ở Hải Nam đã tiến hành tập luyện oanh tạc đảo và rải thủy lôi.
Hiện chưa rõ vị trí tập trận nhưng máy bay quân sự Trung Quốc không chỉ hoạt động ở khu vực gần Đài Loan mà còn thường xuyên hoạt động ở các khu vực khác của Biển Đông.
Điều khác biệt là Đài Loan luôn cung cấp thông tin về các chuyến bay của máy bay quân sự Trung Quốc, trong khi hoạt động ở những nơi khác không được công bố. Thế nên, hoạt động của máy bay quân sự của Trung Quốc ở gần Đài Loan luôn nhận nhiều sự chú ý hơn.
Đặc biệt, mỗi lần oanh tạc cơ B-1B hoặc B-52 của Mỹ bay vào Biển Đông, Trung Quốc thường điều tiêm kích từ đảo Phú Lâm hoặc Hải Nam lên để giám sát.
Đài CNN mới đây có bài viết về vụ tàu ngầm Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan cuối tháng 11. Trong bài báo này, Đại tá Carl Schuster, cựu giám đốc tác chiến của Trung tâm Tình báo liên quân thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, cũng bày tỏ nghi ngờ về việc tàu ngầm Trung Quốc gặp phải sự cố nào đó.
Trang USNI News cho rằng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đã di chuyển xuống phía nam Biển Philippines sau khi kết thúc cuộc tập trận ANNUALEX với các đồng minh vào hạ tuần tháng 11. Tuy nhiên, tôi chưa thể xác nhận được vị trí của nhóm tàu sân bay Mỹ này.
Tàu chiến FGS Bayern của Đức đã kết thúc chuyến thăm cảng Busan của Hàn Quốc và đang trên đường đến Biển Đông. Theo lịch trình, chặng dừng kế tiếp của tàu này sẽ là Việt Nam.
2. Philippines
Ngày 6.12, Hạ viện Philippines thông qua Dự luật về các vùng biển của Philippines, theo Inquirer.
" Với 189 phiếu thuận, Hạ viện Philippines đã thông qua Dự luật Hạ viện số 9981 hoặc Dự luật về các khu vực biển của Philippines nhằm mục đích tuyên bố các vùng biển của đất nước để thiết lập cơ sở pháp lý cho các hoạt động xã hội, kinh tế, thương mại và các hoạt động khác.
Dự luật này nhằm tạo sự linh hoạt trong việc ban hành các luật liên quan đến các quyền và nghĩa vụ mà Philippines có thể thực hiện đối với các vùng biển của mình.
Theo Dự luật Hạ viện số 9981, các vùng biển bao gồm nội thủy, vùng nước quần đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa."
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban tình báo chiến lược Hạ viện Johnny Pimentel kêu gọi đẩy nhanh việc phát triển mỏ khí Sampaguita như một biện pháp thực thi chủ quyền.
Đây là mỏ khí nằm gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Vì thế, có khả năng Trung Quốc sẽ quấy phá nếu Philippines xúc tiến khai thác. Khu vực này cũng là một điểm nóng tiềm tàng ở Biển Đông trong thời gian tới.
3. Indonesia - Trung Quốc
Đầu tháng 12, hãng Reuters dẫn nguồn tin độc quyền tiết lộ Trung Quốc đã yêu cầu Indonesia ngừng khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông.
Đây chính là khu vực mỏ Tuna, vốn là trung tâm trong cuộc đối đầu giữa hai nước trong nhiều tháng qua.
Trên thực tế, những thông tin này đã được tôi tiết lộ trong một bản tin ngày 22.11.
" Dưới đây là những thông tin mà tôi tiếp cận liên quan đến cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Indonesia vài tháng qua.
Một trong những vấn đề đáng chú ý trong cuộc đối đầu này là sự im lặng khó hiểu của Jakarta trước hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 10.
Theo tôi được biết, Trung Quốc đã gây áp lực và yêu cầu Indonesia dừng hoạt động khoan ở lô Tuna. Tuy nhiên, Jakarta đã kiên quyết không dừng. Sở dĩ, chính phủ Indonesia không lên tiếng công khai, vì không muốn sự rùm beng khiến nhà điều hành lo lắng. Điều này có nguy khiến họ quyết định dừng chiến dịch khoan.
Về hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 10, phía Indonesia ĐÃ nhiều lần phản đối chính thức hoạt động của tàu này thông qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao căng thẳng, nhưng một lần nữa cũng không công khai."
Ngoài ra, Ngoài ra, Trung Quốc còn yêu cầu Indonesia chấm dứt cuộc tập trận chung Garuda Shield với Mỹ vào tháng 8, theo Reuters.
Không rõ hai sự kiện này có liên quan hay không, nhưng Trung Quốc đã triển khai tàu Hải Dương Địa Chất 10 vào vùng biển Indonesia sau khi Mỹ và Indonesia kết thúc cuộc tập trận Garuda Shield.
Có khả năng Bắc Kinh còn sử dụng tàu Hải Dương Địa Chất 10 với mục đích gây sức ép để Indonesia không xích lại gần với Mỹ.
Theo tôi mới được biết, trong vụ này, Indonesia đã cảnh báo Trung Quốc rằng nhiều tàu hải quân của các nước thứ ba sẽ được mời đến khu vực nếu tàu Hải Dương Địa Chất 10 tiếp tục xâm phạm vùng biển Indonesia.
Cảnh báo này có thể được hiểu là Indonesia sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với Mỹ, hoặc tăng cường hợp tác về quân sự với Mỹ, nếu tàu Trung Quốc không rút đi.
Rốt cuộc, tàu Hải Dương Địa Chất 10 đã rút đi sau khi Indonesia đưa ra cảnh báo.
Không có nhận xét nào