Một công ty công nghệ sinh học của Mỹ đang nghiên cứu một phiên bản vaccine ngừa COVID-19 dành riêng cho việc đối phó với biến thể Omicron mới được xác định.
Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 11 năm 2021 |
Hãng dược Novavax có trụ sở tại Maryland đã bắt tay vào phát triển phiên bản này và dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm trong tháng tới.
Công thức được cải tiến này xoay quanh một loại protein gai mới, kích hoạt phản ứng từ hệ miễn dịch của con người, Novavax nói với The Epoch Times trong một tuyên bố gửi qua email.
COVID-19 là bệnh do virus Trung Cộng gây ra, đôi khi còn được gọi là bệnh SARS-CoV-2.
Hôm thứ Sáu (26/11), Novavax cho biết, loại vaccine được điều chỉnh lại này sẽ sẵn sàng “để bắt đầu thử nghiệm và sản xuất trong một vài tuần tới.”
Hãng này cho biết dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine của họ có khả năng cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các biến thể mới và đang phát triển. Vaccine sử dụng công nghệ hạt nano tái tổ hợp này “cho phép chúng ta thích ứng nhanh chóng với các biến chủng và tạo ra các kháng thể trung hòa chéo trên diện rộng dựa trên việc sử dụng một protein gai có chiều dài hoàn chỉnh, vốn lưu giữ lại các epitope (yếu tố quyết định kháng nguyên) mà hệ miễn dịch nhận biết được,” Novavax nói.
Kháng thể được cho là một trong những biện pháp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Epitope là một phần của kháng nguyên gắn kết với các kháng thể.
Vaccine của Novavax mới chỉ được cấp phép ở một số quốc gia, bao gồm cả Philippines. Vaccine này chưa khả dụng ở Hoa Kỳ, tuy vậy các quan chức cho biết họ có thể nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vào cuối năm nay.
Người Mỹ hiện có thể nhận được mũi chích từ Johnson & Johnson, Moderna, và Pfizer.
Miến Điện : Aung San Suu Kyi trước phán quyết về tội « kích động bạo lực
Từ đầu cuộc đảo chính quân sự, người dân Miến Điện liên tục đòi tự do cho bà Aung San Suu Kyi, trong khi chính quyền quân sự liên tiếp đưa ra các cáo buộc mới nhằm vào cựu lãnh đạo Miến Điện bị đảo chính lật đổ. AP
Tư pháp Miến Điện chuẩn bị đưa ra phán quyết nhắm vào cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi về tội « kích động bạo lực ». Bản án trên nguyên tắc sẽ được công bố vào ngày 30/11/2021. Đây sẽ là phán quyết đầu tiên trong số rất nhiều những tội danh nhắm vào giải Nobel Hòa Bình năm 1991 kể từ khi tập đoàn quân sự Miến Điện lật đổ chính quyền dân sự hồi tháng 2/2021.
Hãng tin Pháp AFP giải thích, với tất cả những tội danh bị ghán ghép, cựu cố vấn Nhà nước Miến Điện, chủ tịch Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, bà Aung San Suu Kyi có thể bị lãnh « hàng chục năm tù ». Từ tháng 2/2021, bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia từ sau cuộc đảo chính do quân đội tiến hành. Trong 10 tháng qua, quân đội Miến Điện thẳng tay đàn áp, làm hơn 1.200 thường dân thiệt mạng, hơn 10.000 người bị tống giam theo cáo nguồn tin từ tổ chức phi chính phủ AAPP.
Theo giới phân tích, Tư pháp Miến Điện chuẩn bị đưa ra phán quyết vào tuần tới nhằm loại trừ « vĩnh viễn » bà Aung San Suu Kyi khỏi chính trường. Trên nguyên tắc với tội danh « kích động bạo lực » cựu ngoại trưởng kiêm cố vấn Nhà nước Miến Điện có thể lãnh án ba năm tù giam.
Tuy nhiên tập đoàn quân sự đang tính toán những gì về hồ sơ Aung San Suu Kyi, đó còn là một ẩn số. Nhà chính trị học chuyên về Miến Điện David Mathieson, được AFP trích dẫn, khẳng định gần như chắc chắn bà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh một bản án « nặng nề » vấn đề còn lại là câu hỏi bà sẽ bị tống giam như « bất kỳ một tù nhân bình thường nào tại Miến Điện hay sẽ tiếp tục bị quản thúc tại gia ». Từ sau cuộc đảo chính bà Aung San Suu Kyi bị giữ tại một ngôi biệt thự « bí mật » tại thủ đô Naypyidaw.
Truyền thông quốc tế và các nhà quan sát không được dự phiên tòa đặc biệt xử bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw vào Thứ Ba tuần sau. Tập đoàn quân sự Miến Điện cấm các nhân viên tòa án giao tiếp với báo chí và các tổ chức quốc tế.
Dịch Covid: Mỹ ca ngợi Nam Phi, ‘đá xéo’ Trung Quốc?
France24 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao việc Nam Phi phát hiện nhanh biến chủng Omicron và chia sẻ thông tin minh bạch với thế giới.
Cụ thể, Ngoại trưởng Antony Blinken hôm 27/11 đã có cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor. Hai bên đã thảo luận về việc hợp tác trong tiêm chủng ở châu Phi để chống dịch Covid-19, trong đó ông Blinken đã đánh giá cao Nam Phi vì minh bạch thông tin về loại biến thể mới nguy hiểm.
“Ngoại trưởng Blinken đặc biệt ca ngợi các nhà khoa học của Nam Phi vì xác định nhanh chóng biến chủng Omicron, và chính phủ Nam Phi đã minh bạch trong việc chia sẻ thông tin này, hành động nên là hình mẫu cho thế giới”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Lời khen tặng của Ngoại trưởng Mỹ dành cho Nam Phi khiến người ta liên tưởng tới việc chính phủ Trung Quốc che giấu các thông tin quan trọng khi đại dịch Covid bắt đầu hình thành và bùng phát ở Vũ Hán.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Washington đã chỉ trích mạnh mẽ việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch Covid, để loại virus chết người lây lan ra toàn cầu. Tới nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 5,2 triệu người.
Vào tháng 8/2021, cộng đồng tình báo Mỹ đã công bố một báo cáo, trong đó khẳng định rằng họ không thể đạt được kết luận vững chắc về nguồn gốc của đại dịch Covid, do chính quyền Trung Quốc không đồng ý hỗ trợ chuyên gia Mỹ thực hiện cuộc điều tra.
Úc phát hiện 2 người nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron
Úc vừa phát hiện 2 người nhập cảnh mang biến thể Omicron. Điều này đang dấy lo ngại về sự xâm nhập của biến thể Omicron vào Úc.
Sáng nay, Bộ trưởng Y tế NSW Brad Hazzard xác nhận có 2 hành khách mang biến thể Omicron trong số 14 người trên chuyến bay của hãng hàng không Qatar từ Doha đến Sydney hôm thứ Bảy 27/11/2021. Ngay sau khi hai hành khách này vừa hạ cánh đến phi trường quốc tế Sydney vào ngày tối qua, họ được đưa đi cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly tập trung.
Ngay sau khi phát hiện 2 trường hợp mang biến thể Omicron, Bộ y tế NSW yêu cầu tất cả những người đi cùng trên chuyến bay này phải đi cách ly 14 ngày đồng thời tiến hành xét nghiệm Covid-19 ngay lập tức. Trong khi đó, chính phủ Liên bang cũng yêu cầu những hành khách từ nước ngoài đến hai tiểu bang NSW và Victoria, hai nơi này từng miễn cách ly với người đến từ nước ngoài, phải cách ly ít nhất 72 tiếng cho dù đã tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Trước đó, trong bối cảnh biến thể Omicron đang bắt đầu lan rộng ra một số quốc gia trên thế giới, hôm qua Úc đã quyết định đóng cửa biên giới với 9 quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Ethiopia, Mozambique và Malawi và quần đảo Seychelles. Những người đã nhập cảnh Úc từ 9 quốc gia nên trên được yêu cầu phải đi xét nghiệm Covid-19 và cách ly 14 ngày ngay lập tức.
Ngoài 2 trường hợp vừa nhập cảnh bị xác định mang biến thể Omicron, hiện nay Úc chưa phát hiện trường hợp nào khác mang biến thể này.
Việc xuất hiện 2 ca nhập cảnh mang biến thể Omicron đang làm dấy lên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch mở cửa biên giới quốc tế và đón du học sinh và di dân tay nghề từ nước ngoài.
Tuy nhiên, hôm nay, Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Úc Dan Tehan cho biết, Úc sẽ dựa trên lời khuyên của chuyên gia y tế và hiện nay chính phủ liên bang và các tiểu bang đang chuẩn phương án để đối phó trong trường hợp có thêm nhiều ca nhiễm vi khuẩn biến chứng Omicron khác.
Những gì chúng ta biết cho đến nay về biến thể COVID-19 mới
Các nhà khoa học Nam Phi đã phát hiện ra một biến thể COVID-19 mới mà họ cho rằng có thể là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca nhiễm gần đây ở quốc gia này, dẫn đến hoảng loạn trên toàn thế giới khi các quốc gia lo sợ sự lây lan ra quốc tế của biến thể có tính đột biến cao này.
Nam Phi từng có mức ca nhiễm mới được xác nhận hàng ngày ở vào khoảng 200 cho đến gần đây, nhưng con số này đột ngột tăng vọt lên 2,465 vào thứ Năm vừa qua (25/11). Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu virus từ đợt bùng phát này — được tìm thấy chủ yếu tập trung ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất cả nước và là tỉnh nhà của Johannesburg, [thành phố lớn nhất Nam Phi] — và phát hiện ra biến thể mới mà WHO đặt tên là Omicron hôm thứ Sáu (26/11).
Bộ trưởng Bộ Y tế Joe Phaahla cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng, “Đây là một biến thể đột biến vô cùng đáng lo ngại.” Ông Phaahla cho rằng biến thể mới nhất đứng sau “sự gia tăng theo cấp số nhân” của các ca nhiễm, nhưng các chuyên gia vẫn đang cố gắng xác nhận điều này, vì thực sự cần có thời gian để thiết lập một mối liên hệ.
Hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể này đã đến Hoa Kỳ. Hầu hết các ca nhiễm vẫn tập trung ở Nam Phi với các ca khác được ghi nhận ở Botswana, Israel, và Hồng Kông, nơi sự lây nhiễm được xác định ở những du khách đến từ Nam Phi. Bỉ đã báo cáo ca đầu tiên nhiễm biến thể này hôm thứ Sáu.
Nhiều đột biến
Nhà khoa học Nam Phi Tulio de Oliveira cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng [các nhà khoa học] đã phát hiện biến thể Omicron có một “tổ hợp đặc tính độc nhất” gồm hơn 30 đột biến ở protein gai, cao hơn đáng kể so với biến thể Delta. Khi các protein gai này liên kết với các tế bào bị nhiễm trùng, việc có nhiều đột biến có thể ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng lây lan của biến thể này trong dân cư.
Biến thể Omicron chính thức được gọi là B.1.1.529, và có tổng cộng 50 đột biến. Nó có 10 đột biến trên thụ thể ACE2, cho phép virus lây nhiễm sang tế bào người, so với chỉ ba đột biến ở biến thể Beta và hai ở biến thể Delta, theo ông de Oliveira.
Người đứng đầu Hiệp hội Nghiên cứu Cấu trúc Gene COVID-19 của Anh Quốc, Giáo sư Sharon Peacock nói với Reuters rằng “đây là một biến thể dễ lây truyền hơn,” nhưng “nhiều đột biến được phát hiện thực sự chưa được biết đến.” Bà cho biết thêm rằng các nghiên cứu đang được nhanh chóng tiến hành ở Nam Phi, nhưng sẽ mất vài tuần để hoàn thành.
Ông Lawrence Young, một nhà virus học tại Đại học Warwick, nói với hãng thông tấn AP rằng “biến thể này có vẻ như đang lây lan nhanh chóng,” mặc dù nó hiện chỉ được phát hiện ở một số vùng của Nam Phi.
Theo Giáo sư Richard Lessells từ Đại học KwaZulu-Natal ở Nam Phi, biến thể mới nhất tương đồng với các biến thể Beta và Lambda ở chỗ nó có khả năng dễ dàng né tránh phản ứng miễn dịch.
Ông Lessells nói, “Tất cả những điều này khiến chúng tôi lo ngại rằng biến thể này có thể không chỉ sở hữu khả năng lây truyền tăng cường — để lây lan hiệu quả hơn — mà còn có thể né tránh các cơ quan của hệ miễn dịch và sự bảo vệ mà chúng ta có trong hệ miễn dịch của mình.”
Các ca nhiễm phần lớn được phát hiện ở những người trẻ tuổi. Theo ông Phaahla, cả nước hiện chỉ có khoảng 25% người trong độ tuổi từ 18 đến 34 đã chích ngừa.
Tương tự như biến thể Alpha, phiên bản cuối cùng [của biến thể này] có thể bắt nguồn chỉ từ một cá nhân bị suy giảm miễn dịch. Người này có thể đã biến đổi gene của virus khi cơ thể của họ không thể loại bỏ nó kịp thời.
Hạn chế đi lại
Dưới sự chỉ huy của Tiến sĩ Anthony Fauci, các quan chức Hoa Kỳ đang thảo luận với những người đồng cấp Nam Phi của họ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình và tìm hiểu thêm chi tiết về biến thể này. Hôm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc cho biết Hoa Kỳ sẽ hạn chế đi lại từ tám quốc gia Phi Châu là Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique, và Malawi kể từ hôm thứ Hai, ngày 29/11.
Tiến sĩ Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho biết, ngay cả khi các biện pháp hạn chế được áp đặt, virus vẫn có cách lây lan và chỉ là vấn đề thời gian trước khi biến thể này đến đất Mỹ.
“Chúng ta đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng nếu biến thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên thế giới, quý vị có thể khá chắc chắn rằng nó sẽ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới,” theo ông Osterholm.
Cũng như Hoa Kỳ, Anh Quốc đã cấm các du khách đến từ sáu quốc gia Phi Châu nơi biến thể Omicron đang lây lan, bao gồm Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia, và Zimbabwe. Còn Liên minh Âu Châu đang xem xét cấm tất cả các chuyến bay đến từ miền nam châu lục này.
Ấn Độ đã yêu cầu xét nghiệm và sàng lọc chi tiết những người đến từ Nam Phi, Botswana, và Hồng Kông. Nhật Bản cũng đã hạn chế đi lại từ các nước miền nam Phi Châu.
Tổ chức Y tế Thế giới đã triệu tập các chuyên gia trong một cuộc họp để đánh giá mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này.
ABC News đưa tin dẫn lời bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO trong một cuộc trò chuyện trên mạng xã hội hôm thứ Năm rằng, “Chúng tôi chưa biết nhiều về biến thể này, hiện giờ thì chưa. Điều chúng tôi biết là biến thể này có một lượng lớn đột biến. Và mối lo ngại là khi quý vị có quá nhiều đột biến, nó có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của virus.”
Vì hiện mới có chưa tới 100 trình tự gene đầy đủ của biến thể này, nên không thể xác định được hiệu quả của các loại vaccine hiện có. Bà Van Kerkhove cho biết, “Sẽ mất vài tuần để chúng tôi hiểu được tác động của biến thể này đối với bất kỳ loại vaccine tiềm năng nào.”
Minh Ngọc lược dịch
Thủ tướng Nhật tuyên bố củng cố quốc phòng để đối phó Trung Quốc, Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố sẽ hỗ trợ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đối phó với các mối đe dọa an ninh do Trung Quốc và Triều Tiên gây ra, tái cam kết xem xét “tất cả các lựa chọn”, bao gồm cả việc đạt được khả năng tấn công căn cứ của đối phương, theo Epoch Times.
Phát biểu trong cuộc duyệt binh hôm 27/11, ông Kishida nói rằng tình hình an ninh của Nhật đang thay đổi nhanh chóng, trên thực tế, an ninh của đất nước đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết trước mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên và hoạt động hàng hải ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
“Tôi sẽ xem xét tất cả các lựa chọn, bao gồm cả khả năng tấn công căn cứ của đối phương”, ông Kishida nói.
Tuyên bố của ông Kishida gây ra tranh cãi vì trong hiến pháp của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2 có quy định không cho phép thực hiện việc này.
Kishida cho biết ông sẵn sàng tăng gấp đôi chi tiêu quân sự và khả năng của Nhật Bản, nhưng nói thêm rằng chính phủ của ông sẽ dẫn dắt các cuộc thảo luận “bình tĩnh và thực tế” để xác định các hành động cần thiết để bảo vệ cuộc sống của người dân.
Vào ngày 26/11, nội các Nhật Bản đã thông qua yêu cầu chi 770 tỷ yên (6,8 tỷ USD) bổ sung vào ngân sách quốc phòng. Đây là khoản phân bổ lớn nhất từ trước đến nay cho chi tiêu quốc phòng của Nhật khi nước này tìm cách xúc tiến các dự án phòng thủ tên lửa để đối phó với các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, Nga, và Bắc Triều Tiên.
Hơn bốn triệu liều vắc-xin Pfizer Mỹ tặng về đến Hà Nội và TPHCM
Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết trên fanpage chính thức, lô vắc-xin gồm 2.075.580 liều của hãng Pfizer vừa được chuyển giao thành công đến TPHCM.
Lô thuốc chủng ngừa COVID-19 về đến phi trường Tân Sơn Nhất hôm 27/11 nâng tổng số vắc xin Hoa Kỳ trao tặng Việt Nam cho đến nay lên hơn 20,5 triệu liều.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy để đánh bại COVID-19" - Tòa Đại sứ Mỹ khẳng định.
Một ngày trước đó, 2.074.410 liều vắc-xin Pfizer khác do cường quốc hàng đầu thế giới hiến tặng cũng đến Hà Nội vào sáng sớm thông qua cơ chế COVAX mà không kèm điều kiện nào.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phá triển nhanh ở châu Á vào năm ngoái do kiểm soát tốt mức độ lây lan của đại dịch và có môi trường để các doanh nghiệp lớn hoạt động.
Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc đặt mua vắc-xin và dự báo tình hình đã khiến nước này chìm trong đợt bùng phát dịch thứ 4 nặng nề khi chủng Delta phát tán mạnh mẽ.
Việc đóng cửa thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước trong nhiều tháng, "gây ra tác động nghiêm trọng" cho nền kinh tế.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái, mà báo chí nhà nước cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm hàng quý kể từ năm 2000.
Không có nhận xét nào