Header Ads

  • Breaking News

    Thái Lan đồng ý mua điện của Lào, phớt lờ lo ngại của NGOs

    Các nhóm môi trường nói họ lo sợ cho hệ sinh thái của Mekong và sinh kế của người dân địa phương

    Thái Lan đồng ý mua điện của Lào, phớt lờ lo ngại của NGOs

    Giới chức điện Thái đã đồng ý, sau khi hoãn rất lâu, việc mua điện từ 3 dự án thủy điện ở Lào, gạt qua một bên những chống đối của các NGOs Thái cho rằng việc điều hành đập sẽ gây nguy hại cho hệ sinh thái dọc theo sông Mekong.

    Quyết định ngày 5 tháng 11 của Ủy ban Chánh sách năng lượng Quốc gia Thái mở đường cho quốc gia nầy mua điện từ đập Nam Gneum 3 và đập Pak Beng và Pak Lay được Trung Hoa hỗ trợ, cả hai nằm cách biên giới Thái 60-80 km (35-50 miles).

    Nói với RFA hôm Thứ Ba, một viên chức của Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào gọi quyết định “là một bước tiến cho Lào” vì quốc gia nầy đã cố gắng nhiều năm để thuyết phục Thái Lan mua điện từ các đập được xây bởi quốc gia cộng sản độc đảng trên Mekong hay trên các phụ lưu.

    “Lào sẽ xây tất cả các đập được dự trù, gồm có 2 đập trên Mekong,” viên chức nói, với điều kiện ẩn danh. “Hiện nay, các bộ trưởng của chúng tôi đang họp và thảo luận các kế hoạch để bán điện cho Thái Lan.”

    “Đập Pak Beng và Pak Lay đã sẵn sàng để xây vào bất cứ lúc nào,” ông nói.

    Ban đầu, Lào dự định bán điện cho Việt Nam, “nhưng thị trường ở đó quá nhỏ,” viên chức nói, thêm rằng “đó là lý do việc xây cất 2 đập trên sông Mekong nầy, Pak Beng và Pak Lay, đã bị trì hoãn, nhưng nay chúng tôi sẵn sàng để bắt đầu xây cất.”

    Các nhà môi trường Thái và các nhóm có quan tâm khác nhanh chóng đáp ứng với loan báo của chánh phủ, với một NGO bảo tồn nói rằng quyết định mua điện từ Lào là vội vàng.

    “Chánh phủ Thái quyết định mua điện từ 2 đập nầy quá nhanh chóng,” Hệ thống người Dân sông Mekong Thái trong 8 Tỉnh nói trong một thông báo báo chí ngày 8 tháng 11, thêm rằng quyết định của Ủy ban không giúp cho Thái Lan, đã có 50% điện dư thừa.

    Các đập Pak Beng và Pak Lay cũng nằm gần với Thái Lan, và sẽ gây nguy hại cho hệ sinh thái của Mekong và sinh kế của người dân sống ven sông, theo nhóm. “Khu vực và sông Mekong đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đập hiện hữu, chi tiết hơn bởi dòng chảy bất thường và dao động và hạn hán và lũ lụt,” Hệ thống nói.

    “Quyết định mua điện từ 3 đập nầy cho thấy chánh phủ Thái bất chấp cho người dân hay môi trường trong khu vực sông Mekong,” Niwat Roykaew, thành viên của nhóm bảo tồn Yêu Chiang Khong của Thái – một huyện trong tỉnh Chiang Rai giáp với tỉnh Bokeo của Lào, đồng ý.

    “Họ, các nhà phát triển đập và chánh phủ Thái, đã bỏ qua ảnh hưởng của đập. [Khu vực] đã ở trong khủng hoảng. Người dân chúng tôi đã chống chọi nhiều năm,” ông nói.

    ‘Ảnh hưởng nghiêm trọng’

    Tất cả các đập kể cả đập được xây dọc theo Mekong có “ảnh hưởng nghiêm trọng” đối với môi trường và người dân sống gần đó, một chuyên viên môi trường và xã hội từ Đại học Quốc gia Lào nói, cũng yêu cầu được dấu tên để được nói tự do.

    “Chánh phủ Lào chỉ xem lợi ích tài chánh, chứ không phải ảnh hưởng môi trường và xã hội,” ông nói, thêm rằng, “đập không mang nhiều lợi ích cho người địa phương.”


    Bản đồ do AFP công bố cho thấy vị trí của các dự án thủy điện trong các giai đoạn hoàn tất khác nhau dọc theo sông Mekong.

    “Không thể ngưng việc xây đập của chánh phủ Lào, nhưng chánh phủ phải quản lý và kiểm soát tốt hơn ảnh hưởng của chúng và bồi thường công bằng” cho những người dời cư vì việc xây cất, ông nói.

    Đập Pak Beng sẽ dời cư khoảng 6.700 người sống trong 25 làng trong huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay ở thượng Lào, trong khi đập Pak Lay – nằm trong huyện Pak Lay ở phía bắc tỉnh Xayaburi ở tây bắc Lào – sẽ buộc dời cư trên 1.000 cư dân của 20 làng, các nguồn tin nói với RFA trong các phúc trình trước đây.

    Lào đã xây hàng chục đập thủy điện trên Mekong và các phụ lưu qua kế hoạch để bán khoảng 20.000 MW điện sang các nước láng giềng vào năm 2030.

    Mặc dù chánh phủ Lào xem việc sản xuất điện như một cách để nâng cao kinh tế của quốc gia như “bình điện của Đông Nam Á,” các dự án đầy tranh cãi vì ảnh hưởng môi trường của chúng, dời cư của dân làng mà không bồi thường thích đáng, và những dàn xếp đầy nghi vấn về tài chánh và nhu cầu điện.

    Không có nhận xét nào