Header Ads

  • Breaking News

    Bộ trưởng Việt Nam khất trả lời chất vấn về 162.000 ha đất do người Trung Quốc sở hữu / VOA

    Hôm 11/11, khi bị chất vấn về việc người Trung Quốc nắm giữ 162.000 ha đất trên phạm vi cả nước, trong đó có 63.000 ha là đất ở vị trí “nhạy cảm”, sát biên giới và đất ven biển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng nói ông “chưa có điều kiện nắm sát tình hình” và “sẽ nghiên cứu”.

    Bộ trưởng Việt Nam khất trả lời chất vấn về 162.000 ha đất do người Trung Quốc sở hữu / VOA

    Trang Thanh Niên loan tin rằng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “xin khất” trả lời về 162.000 ha đất người Trung Quốc sở hữu, sau khi vấn đề này được Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim của tỉnh Quảng Nam nêu ra trong phiên chất vấn ở Quốc hội chiều ngày 11/11.

    Trang Thanh Niên dẫn lời Bộ trưởng Dũng nói tại kỳ họp thứ 2 Khóa XV đang diễn ra: “Đầu tư núp bóng, sở hữu đất là vấn đề lớn và thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ sát tình hình thực tế ở các địa phương này ra sao. Với trách nhiệm của Bộ chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ”.

    Một số người dân trong nước bất bình về cách trả lời này của Bộ trưởng Dũng.

    Ông Võ Ngọc Lục, một cử tri ở Đak Lak, nêu nhận định với VOA:

    “Qua việc né tránh này cho thấy nhận thức và trách nhiệm của họ rất là thấp. Chuyện đã sờ sờ như vậy mà khi ĐBQH chất vấn thì họ lại thoái thác.

    “Họ không những vô trách nhiệm mà còn xem thường người dân. Họ luôn tìm cách trả lời qua loa, lấy lệ, chữa cháy cho vấn đề, rồi sau đó họ cho chìm xuồng.”

    “Có một thế lực ngầm mà làm mưa làm gió như vậy thì rất nguy hiểm,” ông Lục nói, đồng thời đưa ra kiến nghị:

    “Tôi mong muốn rằng nhà cầm quyền có chính sách, đường lối rõ ràng minh bạch về đất đai, tạo điều kiện cho người dân dân chủ hóa đất nước, cho người dân tham gia vào việc quản lý đất đai, giám sát việc thực thi pháp luật. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề đất đai và an ninh chủ quyền quốc gia.”

    Công an Cần Thơ dọa mở chiến dịch trấn áp người chỉ trích trên mạng xã hội

    Hôm 15 tháng 11, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận - Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ tuyên bố sẽ mở chiến dịch trấn áp tội phạm trong thời gian tới, đặc biệt là những người chỉ trích nhà nước trên mạng xã hội được cho là một “loại tội phạm”.


    Trong cuộc phỏng vấn được báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đăng tải cùng ngày, người đứng đầu lực lượng công an Cần Thơ cho rằng khi thành phố mở cửa sau đại dịch và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thì tình hình tội phạm cũng thay đổi và cần phải đối phó.

    Điều đáng chú ý là trong một loạt các loại tội phạm được ông Thuận nêu ra và nhấn mạnh cần phải xử lý thì các chỉ trích nhắm đến Nhà nước trên mạng xã hội được ông nhắc đến đầu tiên.

    Cụ thể, ông này nói rằng “các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động” sẽ có những “diễn biến phức tạp”. Giải thích rõ hơn, ông cho rằng sẽ có những người “lợi dụng các vấn đề nhạy cảm, đăng tải trên mạng xã hội những thông tin sai sự thật nhằm chống phá.”

    Đây là cách nói thường thấy của quan chức Nhà nước dùng để chỉ những tiếng nói bất đồng, hoặc phản biện trên mạng xã hội.

    Trước đó, hồi tháng 10 năm 2021, công an Cần Thơ bắt ông Võ Hoàng Thơ vì cáo buộc ông này sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải các bài viết bị cho là “xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước”.

    Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông Chung Hoàng Chương, một người dân Cần Thơ từng bị kết án 18 tháng tù vì bày tỏ quan điểm về vụ việc Đồng Tâm trên Facebook, cho biết quan điểm của ông về nguy cơ bị bỏ tù vì lên tiếng trên mạng xã hội, ông nói:

    “Nói chung là như trước đây mình tham gia trên Facebook thì mình đăng bài, mình chỉ nghĩ là mình cất lên tiếng nói thứ nhất là phản biện, thứ hai nữa là cái đó là suy nghĩ riêng cá nhân của mình, cho nên là nó không đến nỗi là phải đi tù đi tội.

    Nhưng mà khi mà mình bị bắt và mình bị kết tội thì mình cảm thấy là cái luật pháp của Việt Nam rất là dễ diễn giải.

    Thí dụ như là mình nói là rác nhiều quá, rác đầy đường, rác ngoài xã hội cũng nhiều. Thì nếu người bình thường nghe vậy thì sẽ nghĩ là người này đang nói về các vấn đề bức xúc, không hay trong xã hội. Nhưng mà nhà cầm quyền thì lại cho rằng đó là mình chê bai hay là mình phỉ báng chính quyền.

    Thành ra cái chuyện mà mình đăng, mình suy nghĩ đó là lẽ phải nhưng mà khi bị kết tội thì mình cũng không ngờ đâu.”


    Cựu tù nhân lương tâm vừa ra tù hồi tháng 6 năm nay cũng cho rằng, chính quyền vẫn thường trấn áp các tiếng nói phản biện, nên tuyên bố của ông Giám đốc Công an Nguyễn Văn Thuận là không có gì mới và trong bối cảnh mà luật pháp có thể bị diễn giải theo nhiều cách như hiện tại thì người sử dụng mạng xã hội nên cẩn trọng.

    Hôm 28 tháng 10, một tòa án ở Tây Đô cũng đã xét xử và tuyên án 14 năm sáu tháng tù đối với các thành viên của nhóm Báo Sạch, những hành vi phạm tội được nêu trong cáo trạng của các nhà báo này là tạo Fanpage và đăng tải thông tin trên mạng xã hội Facebook.

    Bình luận về việc liệu trấn áp người bảy tỏ quan điểm trên mạng xã hội sẽ khuất phục được người dân, ông Chung Hoàng Chương cho biết những vụ bắt bớ có thể khiến người dân im lặng, nhưng im lặng không có nghĩa là người dân không biết gì, ông nói:

    “Thời buổi bây giờ là thế giới nó phẳng rồi, lên mạng xã hội hoặc là coi tin tức này kia phân tích tình hình trong nước ngoài nước. Rồi là ở những cái nước tiên tiến người ta như thế nào, ở nước mình như thế nào, thành ra đa số người dân mình đã có sự hiểu biết nhiều rồi. Cho nên dù mình thấy cho dù họ không đăng lên Facebook thì họ chắc cũng hiểu, biết. Nhưng mà tại vì người ta biết nhưng mà người ta không dám nói.”

    Theo một thống kê không đầy đủ của Đài Á Châu Tự Do, từ đầu năm 2021 đến nay cơ quan An ninh điều tra của Việt Nam bắt tạm giam khoảng 40 người bất đồng chính kiến, phần đông bị cáo buộc tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước”.

    Quốc gia Đông Nam Á này được tổ chức nhân quyền Freedom House có trụ sở tại Mỹ xếp vào nhóm các nước “không có tự do”.

    Không có nhận xét nào