Khi khu vực Mekong đối mặt với lũ lụt và hạn hán mạnh hơn mỗi năm, chia sẻ dữ kiện và ngoại giao nước đang phát xuất như các cốt chuyện mới cho cai quản nước xuyên biên giới
Đập và hạn hán, dữ kiện và ngoại giao trong Mekong |
“Năm nay, mỗi quốc gia trong khu vực Lancang-Mekong đang đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng. Nhưng thách thức của chúng ta nay được ghép với Covid-19. Rất khó để giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng của lũ lụt khi chúng ta phải giữ giãn cách xã hội,” Tiến sĩ (TS) Seree Supratid, Giám đốc Trung tâm Thay đổi Khí hậu và Tai họa, Đại học Rangsit, Thái Lan nói trong diễn đàn nghiên cứu và chánh sách trong khu vực Mekong được tổ chức gần đây.
Một nghiên cứu được công bố trong tháng 10 năm 2021 của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) xác nhận rằng lũ lụt đã trở nên thường xuyên hơn dọc theo sông [Mekong]. “Trong 3 năm qua, khoảng 62% số làng mạc được khảo sát bị mất mát và thiệt hại vì ngập lụt. Thái Lan chiếm phần cao nhất (80%) trong khi Việt Nam thấp nhất (42%). 25% số làng mạc thấy rằng ảnh hưởng của lũ lụt trở nên tồi tệ hơn, và 25% số làng báo cáo những thiệt hại trong 12 tháng qua đã tồi tệ hơn những năm trước.
Hạn hán 2019-2020 đã ảnh hưởng một số lớn ngư dân và nông dân ở ven sông trong lưu vực Mekong. Ngư dân ở đông bắc Thái Lan và Cambodia báo cáo sự sụt giảm lớn lao trong số cá đánh được trong các phụ lưu Mekong trong khi nhiều nông dân ở Cambodia và Viêt Nam bỏ hoang đồng ruộng để tìm việc trong các vùng đô thị.
Một đặc điểm sinh thái quan trọng của sông Mekong là nhịp hàng năm/theo mùa với lũ lụt định kỳ và mực nước thấp góp phần vào tính đa dạng và phong phú của cá. Trong những năm gần đây, nhịp sông có thể tiên đoán trước đây đã bị xáo trộn bởi sự kết hợp của các yếu tố thay đổi khí hậu và việc xây cất nhiều đập lớn trên sông – 11 ở Trung Hoa và 2 (Xayaburi và Don Sahong) trên dòng chánh Mekong ở Lào PDR, cùng với nhiều đập khác trên phụ lưu.
Xây dựng cốt chuyện
Trong đợt hạn hán 2019-2020, căng thẳng gia tăng giữa các chánh phủ trong khu vực Lancang-Mekong. Đặc biệt, các hồ chứa ở phía sau đập của Trung Hoa trên sông Lancang (Mekong) bị chỉ trích là giữ lại nước và làm tồi tệ ảnh hưởng của hạn hán ở hạ lưu.
“Cần phải tìm ra cái gì là ‘hiện tượng tự nhiên’ và cái gì là hậu quả của hành động của con người chẳng hạn như thay đổi khí hậu hay hạ tầng cơ sở sông ảnh hưởng đến sông Mekong. Chúng ta nên chú ý đến cách mà những cốt chuyện nầy được xây dựng và sử dụng. Người ta có thể dễ dàng chỉ tay và cáo buộc lẫn nhau về lũ lụt và hạn hán, nhưng nó không giải quyết vấn đề,” ông cảnh cáo.
Nghiên cứu khoa học được duyệt nhóm có thể giúp mở các cốt chuyện và bảo đảm minh bạch trong việc hợp tác xuyên biên giới. Theo quan điểm của TS Carl Middleton của Đại học Chulalongkorn, “Nghiên cứu và kiến thức khoa học có thể nối liền sự hiểu biết của chúng ta về hiện tượng tự nhiên và các cốt chuyện được xã hội xây dựng.”
Những căng thẳng trong việc thiếu chia sẻ dữ kiện cuối cùng mang lại hợp tác tổ chức giữa MRC và Hợp tác Lancang-Mekong của Trung Hoa, được thành lập bởi Trung Hoa trong năm 2015. Một số phiên họp đã được tổ chức.
Vào tháng 10 năm 2020, MRC loan báo một thỏa thuận với Trung Hoa để chia sẻ dữ kiện 2 lần mỗi ngày, quanh năm, về lượng mưa và mực nước ở 2 trạm thủy học ở Manwan (Mạn Loan) và Jinghong (Cảnh Hồng). Đây là một bước đi tới lớn vì thỏa thuận trước đây giữa MRC và Trung Hoa chỉ cung cấp dữ kiện trong mùa mưa.
MRC đã loan báo mục tiêu của mình là thiết lập một “khuôn khổ ngoại giao nước” để giúp thông báo việc thương lượng, quản lý căng thẳng và giải quyết tranh chấp, để giữ cho Mekong tránh xung đột liên quan đến nước.
Ngoại giao nước: giá trị cho ai, lợi ích cho ai?
Tháng 7 năm 2018, đập Xe Pian-Xe Namnoy ở hạ Lào đổ vỡ và tuôn 481 triệu m3 nước xuống hạ lưu, phá hủy đồng ruộng, bất động sản và gia súc. Đập vỡ khiến cho hàng ngàn người mất nhà ở Lào và Cambodia, 49 người chết và nhiều người mất tích và được xem là chết đuối.
Cốt chuyện ngoại giao nước hiện nay có vẻ có những hạn chế cần được công nhận rõ ràng. Hiện nay, ngoại giao nước vẫn chú trọng đến việc đối thoại liên chánh phủ, quy hoạch lưu vực, trao đổi kỹ thuật, chia sẻ dữ kiện nước, nâng cao khiến thức kỹ thuật và kiến tạo về đập và đo đạc thủy học lên trên các dạng kiến thức khác.
Nó không tìm cách để giải quyết những căng thẳng liên tục về cách quy hoạch và quyết định việc xây đập lớn trong sông Mekong và các phụ lưu, nhất là không cứu xét lo ngại của hàng ngàn cộng đồng địa phương dựa vào sông Mekong để sinh sống.
Sông Mekong và hệ sinh thái của nó có nhiều giá trị từ khu vực đến kinh tế địa phương cũng như văn hóa và tinh thần. Nhưng, các chánh phủ trong khu vực đặt ưu tiên giá trị kinh tế của sông và việc kết hợp kinh tế khu vực lên trên kinh tế, sinh kế và giá trị văn hóa địa phương.
Trong thời đại bấp bênh thay đổi khí hậu kết hợp với đại dịch Covid-19, các cộng đồng dễ bị tổn thương và vừa đủ sống tiếp tục chịu gánh nặng của ảnh hưởng từ lũ lụt và hạn hán.
Không có nhận xét nào