Header Ads

  • Breaking News

    Lê Thành Nhân - Trung Cộng có đánh Đài Loan không?

    Suy cho cùng, gần 150 chiến đấu cơ đủ loại của không quân Trung Cộng, trong đó có cả phi cơ mang bom nguyên tử xâm nhập Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan, cách bờ biển Đài Loan không xa. Nếu một phi công nào đó sơ ý thì phi cơ sẽ bay trên bầu trời Đài Loan.

    Lê Thành Nhân - Trung Cộng có đánh Đài Loan không?
    /
    Một năm Trung Cộng có hơn 500 lần xâm nhập vùng ADIZ của Đài Loan chứ không phải một vài lần như trong tháng 10/2021 vừa qua.

    Những giả thuyết có thể Trung Cộng tấn công Đài Loan:

    Giả thuyết 1: Trung Cộng đã có 150 máy bay vào vùng ADIZ của Đài Loan thì họ sẵn sàng tấn công Đài Loan bất cứ lúc nào. Vào lúc đó, Mỹ, Nhật và các cường quốc tây phương không kịp trở tay vì chưa có quân đội và vũ khí bố trí tại chiến trường Đài Loan để đáp ứng với tình trạng bất ngờ xẩy ra. Muốn giúp thì cũng đã trễ! Phản ứng đầu tiên của Washington, Tokyo, Canbera, Paris, Berlin, London, và nhiều nước nữa trên thế giới đều lên tiếng kết án và đòi Trung Cộng ngưng ngay cuộc tấn công. Vâng, Trung Cộng ngưng ném bom rồi ngồi vào đàm phán. Tại bàn đàm phán, Tập Cận Bình lại dùng chiến binh sói lang cho rằng: “Đài Loan là một phần lãnh thổ của China, nay muốn ly khai, nên chúng tôi có nhiệm vụ dạy cho Đài Loan một bài học, xin các nước khác đừng xía vào nội bộ của China”. Tuy Bắc Kinh dùng lời sói lang, nhưng có cơ sở, vì năm 1979 khi Mỹ ủng hộ chiếc ghế Liên Hiệp Quốc của Trung Cộng để thay thế Đài Loan thì chính sách “One China” bắt đầu.

    Mỹ đã bị nằm trong tình trạng “bút sa gà chết” của năm 1979, thời đó vì lợi ích trước mắt mà mất tầm nhìn xa, sau khi loại Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, Quốc Hội của Mỹ bàn hơn tính thiệt thông qua đạo luật “Taiwan Relation Act-TRA”, và TT Jimmy Carter ký ban hành. Theo nội dung của TRA:
    – Khi Mỹ chính thức công nhận bang giao với Trung Cộng, TRA xác định liên hệ giữa Mỹ-Đài Loan không có giá trị ngoại giao mà chỉ liên hệ về kinh tế, văn hoá…
    – Đạo luật TRA còn yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho Đài Loan những vũ khí phòng thủ, và chống lại bất kỳ biện pháp nào dùng vũ lực gây nguy hiểm cho an ninh, kinh tế, xã hội người dân Đài Loan.

    Vì vậy, chiến lang Trung Công lợi dụng chính sách “Một Trung Hoa” để đóng dấu trước quốc tế, chứ không hồ đồ như tuyên bố bản đồ “hình lưỡi bò 9 đoạn” tự biên, tự diễn để xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Giả sử 2: Một năm Không quân Trung Cộng xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan trên 500 lần. Có khi thì vài ba chiếc chiến đấu cơ bay lượn trên vùng ADIZ, có khi lên đến 50 chiếc cả ban ngày và ban đêm…Nói chung là hành tung của chiến đấu cơ Trung Cộng xâm nhập vùng ADIZ của Đài Loan bất định. Về mặt chiến thuật, đó là ưu điểm để đánh đòn phủ đầu bất ngờ. Biết đâu một ngày nào đó, bất ngờ không quân Trung Cộng tấn công thật, thì Đài Loan bị thiệt hại lớn.

    Giả sử 3: Đánh không phải để dành dân chiếm đất mà để phá nát, cào bằng. Chúng ta đều biết hiện nay cuộc chiến chất bán dẫn (semiconductor) tức chíp điện tử đang nắm vai trò quyết định siêu cường quốc tế. Đài Loan là quốc đảo có nhà máy sản xuất chíp điện tử nhiều nhất và tối tân nhất. Đài Loan trở thành chuỗi cung ứng chíp điện tử của toàn thế giới. Tất cả các bộ phận từ thương mại, đến quốc phòng, trong xe hơi, dưới tàu ngầm, phi thuyền phóng lên không gian, điện thoại 5G, 6G… vai trò quan trọng của chíp điện tử không thể thiếu. Dĩ nhiên, Đài Loan cung cấp phần lớn.
    Đài Loan thủ đắc loại hàng hiếm này cung cấp cho các nước Âu-Mỹ, nhưng lại theo lệnh cấm vận của Mỹ không được bán cho Trung Cộng!
    Biết đâu Trung Cộng nổi giận “không ăn được cũng khuấy cho hôi”. Từ đó dùng chiến thuật cào bằng các cơ sở sản xuất chíp điện tử tại Đài Loan bằng những trận không kích tối đa. Thế là cả thế giới bị khủng hoảng chíp điện tử, ít nhất cũng mất từ 6-10 năm các nước Âu-Mỹ mới lấy lại được quân bình chuỗi cung ứng này.

    Biết rằng Trung Cộng tấn công Đài Loan phải trả giá đắt. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết khả năng quân sự của Trung Cộng năm 2021 chứ không phải là của năm 1970. Hiện nay Đài Loan chưa có khả năng tự bảo vệ cho đảo quốc của mình nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật, và các cường quốc châu Âu… Điều quan trọng – tối quan trọng là sự giúp đỡ không phải bằng những lời tuyên bố mà bằng thực tế là phải có lực lượng ứng chiến tại chiến trường để đáp ứng kịp thời. Có vậy, mới ngăn cản ý đồ tấn công của Trung Cộng.

    Hoa Kỳ cần thực tế và quyết tâm:

    1) Mỹ cần một lực lượng như “Tripwire Force” (1) ở châu Âu để chận đứng sự tấn công của Cộng Sản Liên Xô vào châu Âu trong thời Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Việc này đã ngăn chặn được Cộng Sản Nga. Nay cần lập lại ở Đài Loan để ngăn Trung Cộng. Mỹ cần điều động nhiều Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Binh, Không Quân để huấn luyện và tập trận chung với quân đội Đài Loan. Lực lượng quân sự Mỹ luân phiên đến Đài Loan để tập trận là cách răn đe Trung Cộng hữu hiệu nhất. Các đồng minh của Đài Loan chuẩn bị có mặt tại hiện trường để phản ứng kịp thời. Các hành động răn đe của Hoa Kỳ phải rõ ràng, cụ thể và không thể để Trung Cộng nhầm lẫn.

    2) Chính thức thừa nhận Đài Loan: Ngày 6/10, bốn Dân Biểu Hoa Kỳ đã kêu gọi công nhận hoàn toàn Đài Loan. Đây là một ý kiến tích cực, vì Đài Loan có 23 triệu dân, một quốc đảo có thể chế chính trị tự do dân chủ lành mạnh, có nền kinh tế thị trường tự do lớn mạnh đứng thứ 21 trên thế giới, nhưng Đài Loan đã bị Liên Hiệp Quốc loại ra khỏi quốc tế để ủng hộ một Trung Cộng độc tài, vi phạm nhân quyền và phi dân chủ từ năm 1970. Từ đó, không một cường quốc nào dám công khai công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền!

    3) Mỹ nhanh chóng trang bị vũ khí tối tân cho Đài Loan: Đài Loan đang đặt mua chiến đấu cơ F-16V tối tân, chiến xa Abrams, máy bay quan sát và tấn công MQ-9 Reaper, và hỏa tiễn phòng không Patriot. Đài Loan cũng muốn mua chiến đấu cơ F-35 tối tân. TT Trump đã chấp thuận và TT Biden đang tiếp tục chấp nhận. Nhưng muốn có những vũ khí trên phải chờ đến cuối năm 2026. Liệu rằng Mỹ có viện trợ khẩn cấp cho Đài Loan trong lúc này không?

    4) Mỹ từ bỏ chủ trương chính sách xoa dịu, chẳng khác gì còng tay lực lượng trực tiếp bảo vệ Đài Loan của Mỹ ở Thái Bình Dương. Như vào ngày 6/10/2021, Cố Vấn An ninh Quốc Gia Jake Sullivan nói với người đồng cấp Dương Khiết Trì của Trung Cộng rằng Mỹ muốn “cạnh tranh có trách nhiệm” và “các đường dây liên lạc cởi mở”. Những ngôn từ đặc biệt này biểu hiện cho “Bộ Tham Mưu của TT Biden” quá yếu. Thêm nữa, đằng sau hậu trường, các giới chức của chính quyền Biden, các cấp chỉ huy quân sự cũng có ý định không nên thực hiện các hành động quân sự với Trung Cộng… Đây không phải là cách để răn đe Trung Cộng đúng mức. Do đó, “Bộ Tham Mưu của TT Biden” cần một lập trường mạnh mẽ và dứt khoát.

    5) Cần phải quyết tâm: Từ ngày 1 đến 10/10/2021, thấy Trung Cộng “khiêu khích” quá độ, Hoa Kỳ hé lộ tin tức là Mỹ đã cho một toán Thủy Quân Lục Chiến đến Đài Loan gần một năm nay để huấn luyện quân sự cho quân đội Đài Loan. Đây chỉ là “rung cây nhác khỉ” không cản được Trung Cộng hiếu chiến.
    Hơn thế nữa, trong những ngày qua lời tuyên bố của Joe Biden một cách, nhưng Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lại tuyên bố né tránh, điều này cho Trung Cộng thấy sự quyết tâm không đồng nhất của Washington DC.

    Chuyện Trung Cộng tấn công Đài Loan hay không hiện còn nằm trong toan tính của Bắc Kinh. Bà Thái Anh Văn từng tuyên bố nếu để Trung Cộng chiếm Đài Loan sẽ là một thảm hoạ cho châu Á. Thật ra, nó không những là thảm hoạ cho châu Á mà thảm hoạ cho thế giới, đặc biệt chuỗi cung ứng chíp điện tử semiconductor bị ngưng trệ, nền phát triển kinh tế sẽ bị ngưng đọng, nhất là sau đại dịch virus Vũ Hán cần phục hồi kinh tế thế giới.

    Không có nhận xét nào