Hôm qua dượng công bố sẽ có một cái " nhà " mới cho bà con. Dạo này ổng "chìm" quá. Ổng nói gì thì nói, ổng làm gì thì làm, hỏng báo đài nào đưa tin hết. Vì sao mà bọn truyền thông ghét ổng dữ vậy ta? Tui thật sự không hiểu.
Jimmy Nguyen Nguyen - Mạng mới |
Suốt 4 năm cầm quyền, ổng có ăn thịt ăn cá ai đâu, có tham nhũng hay bậy bạ gì đâu, chỉ lâu lâu chơi bọn khủng bố vài cú với "đì" Trung Quốc sói trán... Vậy mà họ từ ghét đến sợ mới ngộ hén! Chưa kể ổng nghỉ làm gần một năm rồi , có chuyện gì không hay là đổ tại ổng. Nghĩ ứa gan!
Tui có hỏi một vài cháu sống bên Úc, lý do vì sao các cháu ghét ổng? Đa số trả lời ổng có quá khứ không đẹp như chuyện vợ con, chuyện làm ăn, chuyện thuế má, chuyện phá sản, kết hợp ăn nói...lỗ mãng v.v...Ít có cháu nào phân tích chính sách ổng làm đúng sai thế nào. Qua đó tui thấy vấn đề tuyên truyền quả thật quan trọng.
Big Tech họ nắm được cái yêu cái ghét của con người ta, từ đó xoáy mạnh vào. Cũng như tui đang nghĩ hết lockdown sẽ đi đâu chơi, mấy bữa nay mở máy toàn nhìn thấy... máy bay.
Từ xưa đến nay DÂN VẬN là một ngành không thể thiếu cho một đảng phái hay một chính quyền. Và quả thực, bên phía dượng đã bị thua trên mặt trận này. Phe bác Bi nắm được Big Tech, họ rất giỏi phân tích tâm lý con người. Họ biết giới trẻ, giới già thích gì qua các công cụ của họ. Nó giúp cho nhà buôn bán một món hàng và nó cũng giúp "dìm hàng" một đối thủ nào đó. Khó có thể đòi hỏi một sự công tâm của truyền thông vì bây giờ tất cả là tiền. Ai có tiền là chi phối được truyền thông.
Tui nhớ hồi trước 75. Những năm dưới thời tổng thống Diệm, báo chí đánh phá ổng tơi bời. Ngay từ nhỏ mà tui đã đọc những câu chuyện "thâm cung bí sử" khiến cái đầu tui chỉ nghĩ ổng là người độc tài, gia đình trị và bao xấu xa khác. Khi ổng mất tui còn vui mừng. Mấy chục năm sau có trí khôn mới thấy chuyện không phải vậy. Và mới thấy mấy người làm báo cả Việt Nam lẫn nước ngoài lúc ấy xạo sự hết chỗ nói. Nhưng trễ rồi.
Đến thời tổng thống Thiệu, ông đặt dân vận lên hàng đầu nên có kết quả hơn. Hình như bộ trưởng thông tin là ông Hoàng Đức Nhã rất có trình độ. Lúc ấy các nhạc phẩm tuyên truyền trên radio và tivi hay đến độ tụi tui... chịu hát. Bạn nào nghe lại bài "Trên đầu súng..." xem sao, nhạc hay đó chứ. Rồi mỗi xã đều được cấp một chiếc xe Daihatsu rất đẹp, có hai chiếc loa bự. Nơi nào có dân tập trung là xe đến đậu và phát thanh. Câu "Đừng nghe những gì mấy ổng nói..." trở thành một chân lý cũng nhờ sự lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Tuyên vận của cộng sản cũng rất mạnh vì họ có cái chủ nghĩa rất "bắt", ai nghe cũng mê. Cho tới tận bây giờ. Nhưng giữa ảo và thực bao giờ cũng khác nhau. Khi chưa nắm quyền họ đề cao tự do. Khi nắm được quyền thì họ hạn chế tự do. Bạn có thể phản đối dưới họng súng không? Giống như khi bạn mời tên cướp với vẻ bề ngoài gentlemen vô nhà rồi, nó rút súng ra bạn biết làm gì?
Nên tui thấy ông dượng đã rút được cái kinh nghiệm cay đắng vừa rồi, ổng chuẩn bị gần cả năm để chuẩn bị "đồ chơi" cho phe ta. Nó không chỉ dùng cho một vài kỳ bầu cử mà tui nghĩ nó phải dùng cho vài thế hệ. Dĩ nhiên cuộc cạnh tranh này cũng máu lửa chứ không dễ dàng, nhưng tui tin phe ta vẫn còn có người tài. Càn khôn âm dương là vậy, khi một cái nghiêng hẳn về một bên thì tự dưng sẽ nẩy sinh cái khác làm cho cân bằng.
Không có nhận xét nào