Theo báo chí Anh, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 8. Mặc dù ĐCSTQ thường thông báo về các vụ phóng tên lửa, nhưng cuộc thử nghiệm này đã được giữ kín.
Financial Times: ĐCSTQ bí mật thử nghiệm tên lửa siêu thanh |
Khi tham dự cuộc họp thường niên của Hiệp hội Không quân ở ngoại ô Washington vào tháng trước, Bộ trưởng Không quân Kendall nói với giới truyền thông rằng có “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy ĐCSTQ đang phát triển khả năng tấn công đầu tiên của vũ khí hạt nhân. Trong đó, bao gồm cả khả năng “có thể phát động một cuộc tấn công thế giới từ không gian.”
Ông ám chỉ rằng ĐCSTQ đang phát triển một “Hệ thống Bắn phá Quỹ đạo Phân đoạn” (Fractional Orbital Bombardment System) từng được Liên Xô triển khai trong Chiến tranh Lạnh. “Nếu sử dụng phương pháp này, sẽ không phải sử dụng quỹ đạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa truyền thống. Đây là cách để tránh hệ thống phòng thủ và cảnh báo sớm tên lửa”, ông Kendall nói.
Tờ Financial Times của Anh trích dẫn độc quyền năm nguồn tin hôm Thứ Bảy (ngày 16/10), cho biết vào tháng Tám năm nay, ĐCSTQ đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh để đưa một phương tiện siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân lướt vào quỹ đạo không gian Trái Đất ở quỹ đạo thấp. Sau khi bay theo đường vòng, nó hạ xuống và bay về phía mục tiêu.
Theo ba nguồn tin, tên lửa siêu thanh đã đi chệch hướng 32 km vào thời điểm đó. Mặc dù không trúng mục tiêu, cuộc thử nghiệm này vẫn xác minh “tiến bộ đáng kinh ngạc” của ĐCSTQ về vũ khí siêu thanh, vượt quá dự liệu của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Theo báo cáo, tên lửa siêu thanh có thể đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có thể thay đổi thông số kỹ thuật. Tên lửa truyền thống cần bay cao vào không gian theo hướng vòng cung để tìm kiếm mục tiêu. Trong khi đó, tên lửa siêu thanh bay theo quỹ đạo khí quyển tầng thấp hơn, không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu nhanh hơn mà đối phương cũng khó theo dõi và đánh chặn.
Hiện tại, ngoài Trung Quốc, 5 quốc gia khác bao gồm Mỹ và Nga cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác có vũ khí có thể đánh chặn hoặc chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng việc đánh chặn vũ khí siêu thanh có thể gặp nhiều thách thức.
Khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự thông thường và tiến hành các hoạt động quân sự thường xuyên gần Đài Loan, ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ. Trong những tháng gần đây, các quan chức quân sự Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo về khả năng hạt nhân ngày càng tăng của ĐCSTQ, đặc biệt là sau khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng hơn 200 hầm chứa tên lửa xuyên lục địa. ĐCSTQ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào, cũng như không sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về các chính sách và kho vũ khí hạt nhân của mình.
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu) nói rằng ĐCSTQ luôn theo đuổi chính sách quân sự “phòng thủ” đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đang tăng cường chạy đua vũ trang. Bắc Kinh cũng cáo buộc Washington quá thù địch.
Ông Glen D. VanHerck, chỉ huy Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), nói với báo chí hồi tháng Tám rằng ĐCSTQ “gần đây đã chứng minh khả năng của một loại tên lửa siêu thanh rất tiên tiến.” Ông cảnh báo rằng sức mạnh của Trung Quốc đặt ra một thách thức to lớn đối với khả năng của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ trong việc đưa ra cảnh báo mối đe dọa và đánh giá các cuộc tấn công.
Những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng vũ khí của ĐCSTQ về mặt lý thuyết có thể bay đến cực hạn. Điều này sẽ đặt ra một thách thức rất lớn đối với quân đội Hoa Kỳ bởi vì trọng tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là tuyến đường Bắc Cực.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết: “Chúng tôi lo ngại về khả năng quân sự mà ĐCSTQ tiếp tục theo đuổi sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và các khu vực khác. Đây là một trong những lý do tại sao chúng tôi coi ĐCSTQ là thách thức số một của Hoa Kỳ.”
Chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân Taylor Fravel cũng cảnh báo rằng ĐCSTQ sẽ “gây mất ổn định” nếu hoàn thành việc phát triển và triển khai các loại vũ khí như vậy. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng việc thử nghiệm không có nghĩa là Bắc Kinh chắc chắn sẽ triển khai.
Ông ám chỉ rằng ĐCSTQ đang phát triển một “Hệ thống Bắn phá Quỹ đạo Phân đoạn” (Fractional Orbital Bombardment System) từng được Liên Xô triển khai trong Chiến tranh Lạnh. “Nếu sử dụng phương pháp này, sẽ không phải sử dụng quỹ đạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa truyền thống. Đây là cách để tránh hệ thống phòng thủ và cảnh báo sớm tên lửa”, ông Kendall nói.
Tờ Financial Times của Anh trích dẫn độc quyền năm nguồn tin hôm Thứ Bảy (ngày 16/10), cho biết vào tháng Tám năm nay, ĐCSTQ đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh để đưa một phương tiện siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân lướt vào quỹ đạo không gian Trái Đất ở quỹ đạo thấp. Sau khi bay theo đường vòng, nó hạ xuống và bay về phía mục tiêu.
Theo ba nguồn tin, tên lửa siêu thanh đã đi chệch hướng 32 km vào thời điểm đó. Mặc dù không trúng mục tiêu, cuộc thử nghiệm này vẫn xác minh “tiến bộ đáng kinh ngạc” của ĐCSTQ về vũ khí siêu thanh, vượt quá dự liệu của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Theo báo cáo, tên lửa siêu thanh có thể đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có thể thay đổi thông số kỹ thuật. Tên lửa truyền thống cần bay cao vào không gian theo hướng vòng cung để tìm kiếm mục tiêu. Trong khi đó, tên lửa siêu thanh bay theo quỹ đạo khí quyển tầng thấp hơn, không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu nhanh hơn mà đối phương cũng khó theo dõi và đánh chặn.
Hiện tại, ngoài Trung Quốc, 5 quốc gia khác bao gồm Mỹ và Nga cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác có vũ khí có thể đánh chặn hoặc chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng việc đánh chặn vũ khí siêu thanh có thể gặp nhiều thách thức.
Khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự thông thường và tiến hành các hoạt động quân sự thường xuyên gần Đài Loan, ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ. Trong những tháng gần đây, các quan chức quân sự Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo về khả năng hạt nhân ngày càng tăng của ĐCSTQ, đặc biệt là sau khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng hơn 200 hầm chứa tên lửa xuyên lục địa. ĐCSTQ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào, cũng như không sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về các chính sách và kho vũ khí hạt nhân của mình.
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu) nói rằng ĐCSTQ luôn theo đuổi chính sách quân sự “phòng thủ” đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đang tăng cường chạy đua vũ trang. Bắc Kinh cũng cáo buộc Washington quá thù địch.
Ông Glen D. VanHerck, chỉ huy Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), nói với báo chí hồi tháng Tám rằng ĐCSTQ “gần đây đã chứng minh khả năng của một loại tên lửa siêu thanh rất tiên tiến.” Ông cảnh báo rằng sức mạnh của Trung Quốc đặt ra một thách thức to lớn đối với khả năng của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ trong việc đưa ra cảnh báo mối đe dọa và đánh giá các cuộc tấn công.
Những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng vũ khí của ĐCSTQ về mặt lý thuyết có thể bay đến cực hạn. Điều này sẽ đặt ra một thách thức rất lớn đối với quân đội Hoa Kỳ bởi vì trọng tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là tuyến đường Bắc Cực.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết: “Chúng tôi lo ngại về khả năng quân sự mà ĐCSTQ tiếp tục theo đuổi sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và các khu vực khác. Đây là một trong những lý do tại sao chúng tôi coi ĐCSTQ là thách thức số một của Hoa Kỳ.”
Chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân Taylor Fravel cũng cảnh báo rằng ĐCSTQ sẽ “gây mất ổn định” nếu hoàn thành việc phát triển và triển khai các loại vũ khí như vậy. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng việc thử nghiệm không có nghĩa là Bắc Kinh chắc chắn sẽ triển khai.
Không có nhận xét nào