Ngày 19.10, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Trừng phạt về Biển Đông và Biển Hoa Đông 2021.
Dự luật trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông |
Dự luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Trung Quốc tham gia vào các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông.
Sau khi được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua, dự luật sẽ được trình ra Thượng viện. Nó còn cần phải được thông qua ở Hạ viện và được Tổng thống Mỹ ký mới trở thành luật. Tuy nhiên, với sự đồng thuận lưỡng đảng về Trung Quốc hiện nay, có khả năng cao dự luật này sẽ được thông qua.
Dự luật còn cấm viện trợ (ngoại trừ viện trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa hoặc viện trợ lương thực khẩn cấp) cho các quốc gia bị xác định là công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với những khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Dự luật Biển Đông
Ngày 19.10, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Trừng phạt về Biển Đông và Biển Hoa Đông 2021.
Dự luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với:
(Cá nhân dưới đây được hiểu là người hoặc tổ chức).
" 1) bất kỳ cá nhân Trung Quốc nào đóng góp vào các dự án xây dựng hoặc phát triển, bao gồm bồi đắp, xây đảo, xây dựng hải đăng, xây dựng các trạm cơ sở cho các dịch vụ thông tin di động, xây dựng các cơ sở cung cấp điện và nhiên liệu, hoặc các dự án cơ sở hạ tầng dân dụng, hoặc đóng góp vào việc cung cấp các khu định cư mới phát sinh từ các dự án phát triển như vậy, trong các khu vực của Biển Đông có một hoặc nhiều thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tranh chấp;
(2) bất kỳ cá nhân Trung Quốc nào chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa, hoặc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hành động hoặc chính sách đe dọa hòa bình, an ninh hoặc ổn định của các khu vực ở Biển Đông có một hoặc nhiều thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tranh chấp hoặc các khu vực ở Biển Hoa Đông do Nhật Bản hoặc Hàn Quốc quản lý, bao gồm cả việc sử dụng tàu thuyền và máy bay để áp đặt chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong các khu vực đó;
(3) bất kỳ cá nhân Trung Quốc nào tham gia hoặc cố gắng tham gia vào một hoạt động hoặc giao dịch có đóng góp vật chất hoặc có nguy cơ đóng góp vật chất vào một hoạt động được mô tả trong đoạn (1) hoặc (2); và
(4) bất kỳ cá nhân nào
(A) thuộc sở hữu hoặc thuộc kiểm soát bởi một cá nhân được mô tả trong đoạn (1), (2), hoặc (3);
(B) đang hành động cho hoặc thay mặt cho một cá nhân như vậy; hoặc
(C) cung cấp hoặc cố gắng cung cấp—
(i) hỗ trợ tài chính, vật chất, công nghệ hoặc các hỗ trợ khác cho một cá nhân được mô tả trong đoạn (1), (2), hoặc (3); hoặc
(ii) hàng hóa hoặc dịch vụ hỗ trợ một hoạt động được mô tả trong đoạn (1), (2) hoặc (3)."
Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng bao gồm:
Phong tỏa tài sản ở Mỹ.
Từ chối cấp thị thực và trục xuất khỏi Mỹ.
Hủy bỏ thị thực đã cấp.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ được áp dụng đối với các tổ chức tài chính nước ngoài tiếp tay cho các cá nhân bị trừng phạt trong trường hợp Giám đốc Tình báo quốc gia kết luận Trung Quốc đã:
(A) tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên bất kỳ phần nào của Biển Đông;
(B) bắt đầu công việc cải tạo tại một địa điểm tranh chấp khác trên Biển Đông, chẳng hạn như tại Bãi cạn Scarborough;
(C) giành quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây;
(D) triển khai tên lửa đất đối không tới bất kỳ đảo nhân tạo nào mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xây dựng trong chuỗi đảo Trường Sa, bao gồm cả Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hoặc Đá Subi;
(E) thiết lập đường cơ sở lãnh thổ xung quanh chuỗi đảo Trường Sa;
(F) tái diễn việc quấy rối các tàu của Philippines; hoặc
(G) tái diễn các hành động khiêu khích chống lại Tuần duyên Nhật Bản hoặc Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản hoặc các lực lượng Mỹ ở Biển Hoa Đông.
Dự luật cũng liệt kê danh sách những cá nhân, tổ chức cần được lưu ý đặc biệt, gồm:
" (1) CCCC Tianjin Dredging Co., Ltd.
(2) CCCC Dredging (Group) Company, Ltd.
(3) China Communications Construction Company (CCCC), Ltd.
(4) China Petroleum Corporation (Sinopec Group).
(5) China Mobile.
(6) China Telecom.
(7) China Southern Power Grid.
(8) CNFC Guangzhou Harbor Engineering Company.
(9) Zhanjiang South Project Construction Bureau.
(10) Hubei Jiangtian Construction Group.
(11) China Harbour Engineering Company (CHEC).
(12) Guangdong Navigation Group (GNG) Ocean Shipping.
(13) Shanghai Leading Energy Shipping.
(14) China National Offshore Oil Corporation (CNOOC).
(15) China Oilfield Services Limited (COSL).
(16) China Precision Machinery Import/Export Corporation (CPMIEC).
(17) China Aerospace Science and Industry Corporation (CASIC).
(18) Aviation Industry Corporation of China (AVIC).
(19) Shenyang Aircraft Corporation.
(20) Shaanxi Aircraft Corporation.
(21) China Ocean Shipping (Group) Company (COSCO).
(22) China Southern Airlines.
(23) Zhan Chaoying.
(24) Sany Group.
(25) Các các nhân Trung Quốc có liên hệ vơi bất kỳ thực thể nào được liệt kê ở trên."
Dự luật cũng cấm cá nhân Mỹ tham gia vào các hoạt động phê duyệt, tạo điều kiện, tài trợ, hoặc bảo đảm đầu tư, bảo hiểm hoặc thẩm định bảo hiểm ở Biển Đông hoặc Hoa Đông liên quan đến bất kỳ cá nhân nào bị trừng phạt.
Ngoài ra, dự luật còn cấm viện trợ (ngoại trừ viện trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa hoặc viện trợ lương thực khẩn cấp) cho các quốc gia bị xác định là công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với những khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Không có nhận xét nào