Header Ads

  • Breaking News

    Chuyến đi “đêm” sang Trung Cộng của Kissinger năm 1971 được lập lại bởi ông Trùm Phố Wall đến gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Cộng.

    Ông John Thornton, đồng chủ tịch Hội Nghị Bàn Tròn Tài Chính Trung-Mỹ và cựu Chủ Tịch ngân hàng Goldman Sachs, được nhập cảnh vào Trung Cộng trong một trường hợp rất đặc biệt do nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép, trong khi đang cấm tất cả người ngoại quốc đến nước Tàu bởi đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19). Thế mà John Thornton là người hiếm hoi đã viếng thăm Trung Cộng sáu tuần lễ tháng 8 vừa rồi.

    Chuyến đi “đêm” sang Trung Cộng của Kissinger năm 1971 được lập lại bởi ông Trùm Phố Wall đến gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Cộng.

    Một người am tường về cuộc viếng thăm này cho biết các cuộc thảo luận của John Thornton với Phó thủ tướng Trung Cộng Hàn Chính tại Bắc Kinh gồm các vấn đề triển vọng cho các cuộc đàm phán chính thức Mỹ-Trung, biến đổi khí hậu và Tân Cương.

    Một người trong đoàn dấu tên cho biết thêm: Khi các trao đổi chính thức giữa Mỹ-Trung đình trệ trong tình hình căng thẳng gia tăng, cựu Trùm Phố Wall đến thăm Bắc Kinh để nói chuyện với nhà lãnh đạo hàng đầu – đóng vai đi đêm mở lối giữa hai nước. Ông Johnson Thornton, Giám Đốc công ty Barrick Gold và là cựu chủ tịch Goldman Sacks gặp phó thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng) tại Bắc Kinh cuối tháng 8/2021 với mục đích như Kissinger gặp bí mật gặp Chu Ân Lai cách đây nửa thế kỷ.

    Các vấn đề chính được thảo luận bao gồm các điều kiện để nối lại các cuộc đàm phán song phương Mỹ-Trung, biến đổi khí hậu và Tân Cương.

    Thornton, đồng chủ tịch của Hội Nghị Bàn Tròn Tài Chính Trung-Mỹ, đi đêm để mở sinh lộ nhằm trao đổi ý kiến Mỹ-Trung trong chuyến đi kéo dài 6 tuần, gồm 3 tuần ở Thượng Hải trước khi gặp lãnh đạo của Trung Cộng tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tám. Sau đó là chuyến đi kéo dài một tuần tới Tân Cương, vùng phía tây nước Tàu, nơi mà Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng đã có hành vi diệt chủng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

    Thornton đặc biệt được cấp visa nhập cảnh Trung Cộng vào thời điểm mà Trung Cộng đóng cửa với hầu hết người ngoại quốc từ khi đại dịch virus Vũ Hán bắt đầu bùng phát. Thornton là một trong những người ngoại quốc hiếm có đi vào nước Tàu để gặp gỡ trao đổi với giới lãnh đạo Trung Cộng ở Bắc Kinh. Đó là chuyến “đi bí mật” với nhiệm vụ đặc biệt là chuyển quan điểm và chính sách giữa các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ, khi quan hệ hai bên trở nên tồi tệ kéo dài sau 8 tháng nhậm chức của TT Joe Biden.


    Trong những tháng gần đây, Tòa Bạch Ốc tìm cách sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp giữa Biden và Tập Cận Bình với hy vọng giải quyết một số vấn đề hóc búa nhất. Các lãnh đạo Bắc Kinh cho biết điều này khó xảy ra trước cuối năm nay, nhưng không tuyên bố chặt cầu, mà nói sẽ sẵn sàng mở lại đối thoại Mỹ-Trung.

    Trung Cộng cũng nhấn mạnh rằng trước tiên Washington nên điều chỉnh cách tiếp cận cứng rắn của mình và giải quyết một số quan tâm hàng đầu của Trung Cộng, đã được nêu ra trong cuộc họp của Bà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman với các nhà ngoại giao cao cấp của Trung Cộng ở Thiên Tân vào cuối tháng 7/2021.

    Một trong những mối quan tâm là hủy bỏ sự yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính công ty Hoa Vi (Huawei) bị bắt tại Canada vào tháng 12/2018 đưa sang Mỹ để xét xử. Trong một diễn biến bất ngờ, bà Mạnh Vãn Châu được thả tự do và trở lại Thẩm Quyến vào thứ Bảy (26/09) sau khi đạt được thỏa thuận với các công tố viên Hoa Kỳ. Bà Mạnh bị Mỹ kết tối gian lận tài chánh, khiến bà ấy bị giam giữ về mặt pháp lý ở Vancouver, Canada trong gần ba năm.

    Một người trong cuộc dấu tên cho biết: “Hàn Chính nói với Thornton rằng Trung Cộng không tìm cách hay thay thế vị trí siêu cường của Mỹ. Hai nước Mỹ-Trung nên nối lại hợp tác, nhưng với điều kiện tiên quyết là tôn trọng lẫn nhau, nghĩa là Mỹ đối xử với Trung Cộng một cách bình đẳng”

    Trung Cộng không tin vào thuyết “Bẫy Thucydides” [lý thuyết Thucydides cho rằng khi một nước yếu cạnh tranh với nước mạnh thì chiến tranh xẩy ra như Trung Cộng và Mỹ hiện nay]. Trung Cộng sẽ mở ra một con đường phục hưng và phát triển hòa bình đối với các nước trên thế giới. Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ duy trì nền hòa bình, từ bỏ suy nghĩ sai lầm, hợp tác với Trung Cộng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hai bên đều có lợi.


    Hàn Chính, là Ủy Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, kiên Phó Thủ Tướng, BCT Trung Cộng gồm bảy thành viên cao nhất nước, đều bác bỏ cách tiếp cận hai mặt của chính quyền Joe Biden đối với Trung Cộng hiện nay – Một mặt, thừa kế đường lối của TT Donald Trump để cạnh tranh với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Mặt khác, tìm cách mở ra các hợp tác hạn chế như biến đổi khí hậu… Hàn Chính nói với John Thornton, cách tiếp cận cứng rắn của cựu tổng thống Trump sẽ không có hiệu quả!

    Một người có mặt trong đoàn cho biết: Trước khi đến Trung Cộng, John Thornton có thảo luận về chuyến đi Bắc Kinh với một giới chức cao cấp Tòa Bạch Ốc, có liên hệ sâu sắc đến bang giao Mỹ-Trung. Quan chức này ít nhất, có hai lần, yêu cầu Thornton không nên đến thăm Tân Cương, vì sợ rằng điều đó được coi là chứng thực cho những gì Washington nói các chính sách đàn áp của Trung Cộng ở khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng chuyến thăm Tân Cương của Thornton hình như Hàn Chính hoan nghênh. “Hàn Chính nói với Thornton rằng, ông nên nói với Quốc Hội Hoa Kỳ về những quan sát của ông ở Tân Cương, và Mỹ nên nghĩ lại về hai mặt của vấn đề – Một mặt coi các cuộc chiến sau 9/11 là nỗ lực chống khủng bố, nhưng mặt khác lại chỉ trích các nỗ lực chống khủng bố của Trung Cộng ở Tân Cương là vi phạm nhân quyền”.

    Tại Bắc Kinh, Thornton cũng đã gặp trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Trung Cộng, Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua) trước khi đặc phái viên về khí hậu Hoa Kỳ John Kerry chính thức thăm viếng Trung Cộng tại Thiên Tân từ ngày 31/08 đến ngày 03/09.

    Thornton cho Hàn Chính biết rằng, John Kerry là người đàn ông không những quan trọng đối với việc đàm phán về khí hậu mà còn đối với mối quan hệ tổng thể giữa Mỹ-Trung của chính quyền Biden.

    Trong khi đó, John Kerry hôm thứ Tư (22/09) cho biết ông có kế hoạch thăm Trung Cộng trong những tuần tới, một ngày sau khi Tập Cận Bình nói rằng Trung Cộng sẽ ngừng xây dựng các nhà máy điện than ở nước ngoài.

    Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba (21/09), Tập Cân Bình tuyên bố Trung Cộng sẽ không xây dựng các dự án điện than mới ở nước ngoài, điều này bổ sung đáng kể vào cam kết cứu trợ khí hậu của Trung Cộng.

    Trong cuộc gặp với Hàn Chính, Thornton đã cung cấp một bản xem trước về những gì chính quyền Joe Biden mong muốn từ Trung Cộng về biến đổi khí hậu, bao gồm việc cắt giảm lượng khí thải methane (mê-tan). Hàn Chính lần lượt đặt câu hỏi về các cam kết khí hậu của Hoa Kỳ, viện dẫn chính quyền Trump rút khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris trong khi Trung Cộng sẽ tiếp tục thực hiện vai trò của mình cho dù sự thay đổi chính sách sách của Hoa Kỳ như thế nào chăng nữa.

    Hàn Chính cũng nói với Thornton rằng Trung Cộng sẽ sớm công bố kế hoạch ngừng hỗ trợ cho các nhà máy điện than ở nước ngoài và sẽ từng bước đóng cửa các nhà máy điện than hiện có ở Trung Cộng, đó là hai trong số những nhu cầu chính của chính quyền Washington trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu.

    Thornton cho biết rằng: ông hiểu Trung Cộng sẽ không cúi đầu trước yêu cầu của Mỹ về việc đưa ra thời hạn cuối cùng về lượng khí thải carbon cao nhất vào năm 2030, và đề nghị Trung Cộng thay đổi cách diễn đạt trong tiếng Anh từ “vào năm 2030” thành “trước năm 2030” để xoa dịu Mỹ mà điều này tránh cam kết một ngày cụ thể.

    Không có nhận xét nào