Header Ads

  • Breaking News

    30.9: Biển Đông, tường trình về căng thẳng Mỹ - Trung

    Dữ liệu tàu biển đã xác nhận nghi ngờ trước đó rằng tàu Hải cảnh 6307 đang hộ tống tàu Đại Dương. Ngoài ra, ít nhất 5 tàu dân quân biển cũng tham gia hộ tống trong khi tàu Hải cảnh 5202 đã quay trở về Đá Chữ Thập.

    30.9: Biển Đông, tường trình về căng thẳng Mỹ - Trung

    Nếu cuộc tập trận giữa các tàu kể trên diễn ra, đó sẽ là màn biểu dương lực lượng lớn của liên minh AUKUS mới hình thành. Vị trí tập trận cũng rất đáng chú ý vì nó nằm ở cửa ngõ ra vào giữa Biển Đông và Biển Philippines, ngay bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và gần Đài Loan.

    I. Biển Đông, chuyển động quân sự

    1. Tàu khảo sát Trung Quốc

    Hải Dương Địa Chất 10

    Ngày 29.9, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 đã rời vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và hướng đến Đá Chữ Thập, sau khoảng một tháng hoạt động tại khu vực này.

    Chưa rõ lý do tàu khảo sát Trung Quốc rời khu vực, nhưng việc nó di chuyển đến Đá Chữ Thập cho thấy nhiều khả năng nó chỉ đến thực thể này để tiếp tế và nghỉ ngơi. Vì nếu đã kết thúc hoạt động con tàu sẽ về thẳng đất liền thay vì ghé lại Trường Sa.

    Ngoài ra, dự báo thời tiết cho biết khu vực mà Indonesia gọi là biển Natuna sẽ có lốc xoáy và sóng lớn trong ngày 1.10. Vì vậy, cũng không loại trừ khả năng nó di chuyển để tránh thời tiết xấu.

    Khi xâm nhập vùng biển Việt Nam vào năm 2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cũng vài lần đến Đá Chữ Thập để tránh biển động và tiếp tế.

    Một dấu chỉ khác cho thấy chiến dịch xâm nhập của Trung Quốc có thể vẫn chưa kết thúc là tàu Hải cảnh 6305 vẫn ở lại khu vực sau khi tàu Hải Dương 10 rời đi. Tại Đá Chữ Thập hiện cũng có tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 14.

    Tàu Đại Dương

    Trong những ngày qua, tàu Đại Dương đã di chuyển xuyên qua vùng đặc quyền kinh tế của ba nước Malaysia, Brunei và Philippines. Tuy nhiên, ba nước này vẫn chưa có phản ứng gì.

    2. Hàng Không Mẫu Hạm

    Ngày 29.9, HKMH/ Sơn Đông của Trung Quốc đã quay trở lại Tam Á sau khoảng 12 ngày huấn luyện ở Biển Đông.

    Trong khi đó, các chuyến bay của máy bay C-2A và CMV-22B cho thấy HKMH/ USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan cùng có mặt tại vùng biển phía đông eo Ba Sỹ vào ngày 29.9.

    Nhiều khả năng hai tàu này sẽ tiến hành tập trận chung tại khu vực này. HKMH Anh / HMS Queen Elizabeth dự kiến cũng đang trên đường hướng tới eo Ba Sỹ để vào Biển Đông, nên cũng có khả năng nó sẽ góp mặt cùng với hai HKMH/ Mỹ.

    Theo lịch trình, chuyến thăm Manila của nhóm tàu Úc do tàu đổ bộ tấn công HMAS Canberra dẫn đầu cũng đã kết thúc trong hôm nay.

    Nếu cuộc tập trận giữa các tàu kể trên diễn ra, đó sẽ là màn biểu dương lực lượng lớn của liên minh AUKUS mới hình thành. Vị trí tập trận cũng rất đáng chú ý vì nó nằm ở cửa ngõ ra vào giữa Biển Đông và Biển Philippines, ngay bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và gần Đài Loan.

    Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Hải quân Mỹ đăng tải một số hình ảnh chụp các hoạt động trên tàu sân bay USS Ronald Reagan khi nó ở Biển Philippines ngày 28.9. Một hình ảnh trong số đó chụp trang giấy có ghi các tọa độ của tàu này trong cùng ngày.


    Đây có thể là một sơ sót làm lộ thông tin mật, nhưng lại thiên về khả năng nó là hành động cố ý nhằm thu hút sự chú ý. Vào nửa đầu tháng 9, tàu USS Carl Vinson cũng từng bật tín hiệu AIS khi hoạt động ở tây nam Biển Đông. Những hành động này có lẽ không phải tình cờ mà là chủ trương của Hải quân Mỹ nhằm khuếch trương sự hiện diện của họ ở Tây Thái Bình Dương.

    II. Tường trình về căng thẳng Mỹ - Trung

    Ngày 29.9, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố bản tường trình của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mike Milley về các cuộc điện đàm của ông với Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Lý Tác Thành trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

    Đây là một bản tường trình thú vị lược thuật không khí căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống. Nó cũng hé lộ cách nhìn nhận của Mỹ về những tín hiệu mà Trung Quốc phát đi trong cuộc khủng hoảng, đồng thời cho thấy nguy cơ chiến tranh xảy ra từ những đánh giá sai lầm là có thật của các bên.

    Dưới đây là phần trích dịch giai đoạn căng thẳng nhất từ tháng 5 đến tháng 10.2020.

    Tháng 5.2020

    Giữa tháng 5: Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tăng quân và đụng độ trong cuộc hỗn chiến xuyên biên giới lớn nhất kể từ năm 2017.

    Tháng 7.2020

    14.7: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai lên án sự thay đổi "vô trách nhiệm" trong chính sách của Mỹ đối với các yêu sách ở Biển Đông.

    21.7: Bộ Ngoại giao đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston do "các hoạt động gây ảnh hưởng".

    24.7: Trung Quốc yêu cầu Mỹ đóng cửa lãnh sự quán ở Thành Đô.

    Tháng 8.2020

    6.8: Bộ trưởng Quốc phòng Esper điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy (Phượng Hòa).

    9-12.8: Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Azar thăm Đài Loan và gặp gỡ các quan chức cấp cao của Đài Loan.

     Tháng 8: Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng cảnh báo chính quyền Trump sẽ kích động xung đột với Trung Quốc để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11.

    Tháng 8: PLA đưa ra nhiều tuyên bố lên án các hoạt động của Mỹ ở gần Trung Quốc mà Bắc Kinh xem là hành động khiêu khích.

     Tháng 9.2020

    Giữa tháng 9: Các quan chức PLA khẳng định ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn lo ngại về một âm mưu kích động xung đột với Trung Quốc.

    Cuối tháng 9: Truyền thông nhà nước Trung Quốc suy đoán chính quyền Trump có thể tìm cách tạo ra một cuộc khủng hoảng quân sự với Trung Quốc như là một "Bất ngờ tháng Mười" để vượt qua các trở ngại tái tranh cử.

     Tháng 10.2020

    Đầu tháng 10: PLA đưa ra một tuyên bố lên án các hoạt động của Mỹ gần các khu vực yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Giữa tháng 10: PLA cáo buộc Mỹ "đe dọa vũ lực" và chuẩn bị tấn công các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông.

    19.10: Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ghi nhận bầu không khí chiến lược căng thẳng với PLA.

    20.10: Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Trung Quốc và người đồng cấp PLA điện đàm.

    21.10: Truyền thông nước ngoài khẳng định tất cả năm chiến khu của PLA đều ở trạng thái 'báo động cao' nhằm ứng phó với căng thẳng khu vực.

    22.10: Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, và Đô đốc Davidson (Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) họp trực tuyến; Bộ trưởng chỉ thị cho tướng Milley liên lạc với người đồng cấp của mình.

    26.10: Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phối hợp với Văn phòng Tùy viên quân sự xúc tiến điện đàm giữa tướng Milley và tướng Lý (Tác Thành).

    Cuối tháng 10: Các học giả Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc vẫn lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc.

    28-29.10: Các quan chức của Bộ Quốc phòng và PLA đã tiến hành một cuộc họp của Nhóm công tác về Truyền thông khủng hoảng để cải thiện sự phối hợp giữa hai quân đội.

    29.10: Một người phát ngôn của PLA đã công khai thừa nhận tin đồn về một "Bất ngờ tháng Mười", tuyên bố Bộ trưởng Esper đảm bảo với Trung Quốc rằng Mỹ không có kế hoạch khai mào một cuộc khủng hoảng quân sự chống lại Trung Quốc.

    29.10: Tướng Milley tham gia cuộc họp chuẩn bị cho cuộc điện đàm với tướng Lý.

    30.10: Tướng Milley điện đàm với tướng Lý; tướng Milley cung cấp nội dung điện đàm qua email cho Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng.

    Liên quan đến quan hệ quân sự giữa hai nước, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Trung Quốc vừa có cuộc họp Điều phối chính sách quốc phòng với người đồng cấp Trung Quốc trong hai ngày 28 và 29.9.

    Đây là lần thứ hai Mỹ và Trung Quốc tổ chức cuộc họp như thế này sau cuộc họp đầu tiên vào cuối tháng 8.

    Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận thẳng thắn, sâu sắc và cởi mở về một loạt vấn đề ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Trung Quốc. Cả hai bên tái khẳng định sự đồng thuận nhằm giữ cho các kênh liên lạc luôn mở. Phía Mỹ cũng nêu rõ cam kết của chúng tôi trong việc duy trì các nguyên tắc chung với các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

    Không có nhận xét nào